Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Góp phần vào nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ. Với sự sáng tạo tuyệt vời từ đầu óc con người, CNTT mở ra triển vọng lớn. Nhằm đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. CNTT góp phần to lớn vào việc tạo hứng thú cho học sinh. Sở hữu kho tư liệu phong phú bằng nhiều kênh. Gồm kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh…mang đến sự sống động không ngờ. Học sinh dễ nhìn, dễ thấy, dễ tiếp thu hơn so với phương pháp dạy học truyền thống.

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học ngoại ngữ giúp giáo viên tổng hợp, cung cấp thông tin đa dạng. Thông qua nhiều kênh giao tiếp để giúp người học phát triển các kỹ năng giao tiếp đồng đều hơn. Hơn nữa còn giúp tiết kiệm thời gian quý báu trong những giờ lên lớp. Học viên có thêm nhiều thời gian để luyện tập, thảo luận, tương tác với giáo viên. Góp phần tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên trong lớp học. Xóa bỏ sự nhàm chán giữa những con chữ khô khan. Gỡ bỏ áp lực với những quy tắc ngữ pháp khó nhai…

CNTT hỗ trợ giáo viên thiết kế những bài giảng độc đáo, mới lạ. Mang đến nội dung bài giảng có tính sáng tạo cao. Giáo viên có thể tích hợp đa phương tiện gồm hình ảnh, video, các đoạn hội thoại…Từ đó làm tăng chất lượng nội dung bài giảng. Cũng nhờ đó mà học sinh có thể phát triển toàn diện cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Từ đó kích thích tư duy ngôn ngữ của các em. Hơn nữa, ứng dụng CNTT vào dạy học ngoại ngữ còn giúp cả thầy và trò tiếp cận nguồn tài nguyên phong phú. Nguồn ài nguyên này là vô tận trên thế giới internet. Giáo viên có cơ hội bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn. Nâng cao năng lực giảng dạy của bản thân.

Ngày nay, có nhiều cách để ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ. Giúp giáo viên, giảng viên có cơ hội tiếp cận với nhiều phương pháp hiệu quả. Xu hướng phổ biến phải kể đến:

Trong thời đại 4.0, tiếng Anh có thể nói là hành trang để bước vào nền kinh tế hội nhập. Tiếng Anh chính là nền tảng hòa nhập nhanh chóng nhất vào xu thế mở rộng kinh tế thị trường. Phục vụ tốt nhất cho cả mục đích học tập và làm việc trong môi trường hiện đại. Ứng dụng CNTT trong dạy học tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Một số giải pháp tốt đã được đề xuất bao gồm:

Giáo viên tiếng Anh là những người trực tiếp truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho học viên. Vì thế, giáo viên đóng vai trò là người nòng cốt cho sự tiến bộ của học sinh. Ứng dụng CNTT trong dạy và học tiếng Anh có nhiều cách. Giáo viên có thể sử dụng linh động các phần mềm học tiếng anh trực tuyến hoặc thiết kế web giáo dục để tận dụng những tính năng mà nó tích hợp áp dụng vào giảng dạy. Từ đó thiết kế ra những bài giảng thú vị. Những phần mềm đắc lực và hữu ích nhất phải kể đến:

  • Window Media Maker: Phần mềm hỗ trợ cắt âm thanh. Hỗ trợ tạo video, clip để phục vụ cho việc dạy ngữ âm.
  • Mcmix: Phần mềm ứng dụng vào công tác làm đề thi tiếng Anh. Hỗ trợ xây dựng ngân hàng đề thi, trộn đề thi
  • Audacity: Hỗ trợ cắt, ghép âm thanh, ghi âm
  • Hotpotato: Hỗ trợ soạn bài tập để trình chiếu
  • Google Drive: Hỗ trợ soạn thảo văn bản, soạn trình chiếu. Cho phép lưu trữ và chia sẻ dữ liệu

Dưới sự hỗ trợ của các côn cụ này, bài dạy của giáo viên sẽ sinh động và hấp dẫn hơn.

Các em nên tự thực hiện thao tác ứng dụng CNTT trong học tiếng Anh. Giáo viên cần tạo cơ hội để học sinh tương tác trực tiếp với bài giảng điện tử. Giúp cho các em thích thú hơn nhiều so với chỉ nhìn các slide. Với nhiều dạng câu hỏi được thiết kế vào bài giảng. Khuyến khích các em mạnh dạn lên bảng thực hành. Chắc chắn buổi học sẽ thêm phần thú vị hơn.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

ứng dụng cntt trong dạy và học ngoại ngữ

Các em cũng có thể tự tham gia vào công tác chuẩn bị bài giảng điện tử. Yêu cầu học sinh tự tìm kiếm thông tin, tài liệu trên mạng. Hoặc có thể một số nhóm tẹ thiết kế bài giảng và thi nhau thuyết trình. Giúp cho học viên tự chủ động hơn trong việc học tiếng Anh của mình. Ngoài ra, học sinh cũng có thể lựa chọn học tiếng Anh online qua các website học tiếng Anh. Phổ biến và hiệu quả nhất phải kể đến: 123.com, Duolingo, Engvid.com, Studyphim Online LEO, Voca, HelloChao.vn…

Những hệ thống học tiếng Anh này rất đa dạng và phong phú. Đây là một nguồn tài liệu mở hữu ích cho học sinh. Thông qua các trang web này, học sinh có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng trau dồi kiến thức. Hình thành nhiều kỹ năng tốt và quan trọng.

Tiếng Trung cũng là thứ tiếng được ứng dụng phổ biến. Dạy và học tiếng Trung cũng cần có phương pháp phù hợp. Nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học viên. Ứng dụng CNTT trong dạy và học tiếng Trung cần chú ý đến các giải pháp sau:

Giáo viên ngoài truyền thụ tốt nhất kiến thức cho học sinh. Cần nâng cao chất lượng dạy học bằng ứng dụng CNTT. Song song với việc sử dụng các phần mềm hiệu quả để đạt kết quả tốt nhất:

  • Chinese Writing Master 4.0: Phần mềm phiên bản 4.0 dành cho giáo viên. Giúp học sinh quan sát, nắm các nét viết cơ bản của chữ Hán phổ thông.
  • Ezipinyin: Hỗ trợ cách phát âm chuẩn tiếng Trung.
  • Từ điển tiếng Hán hiện đại: Tra cứu từ, cách phát âm, cách dùng của từ

Ngoài ra, giáo viên còn có thể sử dụng một số trò chơi được thiết kế trên powerPoint. Linh động để ôn tập, rèn kỹ năng và tạo không khí sôi động cho buổi học.

Học sinh cần nâng cao tinh thần học hỏi, cố gắng trau dồi kiến thức. Ngoài các bài giảng của giáo viên trên lớp. Các em còn có thể tự ứng dụng CNTT trong dạy và học tiếng Trung qua các phần mềm. Hỗ trợ tốt nhất là Hello Chinese – hỗ trợ cho người học mới bắt đầu. Và ChineseSkill – tạo hứng thú cho người học nhờ nội dung phong phú. Tăng cường kỹ năng nghe và phát âm chuẩn giọng Bắc Kinh.

Việc đặt ra các mục tiêu, biện pháp rõ ràng. Đồng thời có phương pháp hiệu quả khi ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ rất quan trọng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

vai trò của cntt trong dạy học ngoại ngữ

  • Cần phải đặt ra được mục tiêu bài dạy chi tiết trong mỗi bài học
  • Ứng dụng CNTT thiết kế bài giảng kết hợp đa phương tiện để tăng hiệu quả truyền đạt.
  • Tích cực nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy qua tự học và học hỏi.
  • Chú ý đặc biệt đến hai kỹ năng chính là: nghe – nói. Hạn chế sử dụng tiếng Việt khi giảng bài.
  • Thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT phù hợp với khả năng tư duy và nhận thức của học sinh
  • Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT bằng cách tự học, hoặc tham gia các khóa huấn luyện do trường tổ chức…
  • Các em cần nắm rõ kiến thức, làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị cho nội dung bài mới
  • Nâng cao tinh thần tự học, chủ động ứng dụng CNTT trong quá trình học. Tích cực tìm kiếm các tài liệu học tập qua các nguồn tư liệu phong phú trên internet
  • Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Tăng cường kỹ năng phát âm chuẩn qua các đoạn video, hội thoại trên các kênh truyền hình trực tuyến…

Có thể khẳng định, ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ thực sự rất cần thiết. Trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0. Nhờ có CNTT mà học sinh cũng như giáo viên được tiếp cận nguồn tri thức mở. Sự đa dạng, phong phú và tính hấp dẫn của CNTT là nền tảng tốt cho việc học ngoại ngữ. Mang đến bước đệm vững chắc cần thiết cho tương lai.

G1

Nắm được các yêu cầu chung cũng như cách thức ứng dụng phương tiện truyền thông vào trong việc học và giảng dạy trong tương lai

Biết cách tải, chọn lựa, biên tập lại hình ảnh phù hợp cho từng mục tiêu dạy và học

Biết cách tìm kiếm, chọn lọc, định dạng, biên tập và tạo ra video để sử dụng cho mục đích học và dạy ngoại ngữ.

Biết cách thiết kế và sử dụng Power point một cách có hiệu quả

Biết cách sử dụng phần mềm Hot Potatoes để thiết kế các dạng thi đố và bài kiểm tra phục vụ cho việc học và dạy ngoại ngữ

Biết cách tạo khung cho trang web và đưa nội dung lên trang web

Hiện nay, ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ đang có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy. Trong những năm qua, lãnh đạo Bộ GD&ĐT và ban quản lý Đề án Ngoại ngữ 2020 đã tập trung chú trọng tới các trung tâm vùng, đơn vị điển hình, các hạt nhân của phong trào, chú trọng bồi dưỡng giáo viên về CNTT. Lãnh đạo các Sở GD&ĐT các nhà trường đã ngày càng quan tâm hơn đến việc dạy ngoại ngữ, tìm cách thúc đẩy CNTT trong giảng dạy. Các giáo viên dạy ngoại ngữ trong các trường học đã trau dồi kĩ năng sử dụng các thiết bị trong dạy học ngoại ngữ.

 Theo kinh nghiệm giảng dạy, tôi thấy nếu trong khi dạy và học Tiếng Anh giáo viên và học sinh chỉ dùng Tiếng Việt hoặc dùng quá nhiều Tiếng Việt và không có các thiết bị hiện đại hỗ trợ giảng dạy, hoặc phương tiện dạy học cứ rập khuôn, không có tính sáng tạo, thì học sinh ít có cơ hội để luyện kĩ năng, giáo viên khó thực hiện được ý đồ của mình, cả thầy và trò đều lúng túng, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động dạy và học, không tạo ra được “môi trường học tiếng” ở trên lớp. Hơn nữa bài học trở nên buồn tẻ, học sinh không hào hứng tham gia. Điều này có nghĩa là mục tiêu của việc dạy và học nói chung,đối với môn Tiếng Anh nói riêng sẽ bị hạn chế không nhỏ. Đặc biệt các thiết bị phục vụ cho giảng dạy Ngoại Ngữ hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, phần nào ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách làm của nhiều giáo viên. Tôi nghĩ giáo viên chúng ta cần có những việc làm cụ thể  phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn để dần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường, đảm bảo mục  tiêu môn học đã đề ra .

Thêm vào đó, qua thực tế giảng dạy và dự giờ nhiều giáo viên trong trường và các trường trong cụm, tôi nhận thấy học sinh ở các lớp 8, 9 học rất trầm, ít phát biểu, (một phần do tâm lí lứa tuổi), trình độ các em khá chênh lệch, trong những tiết học, chỉ những em khá trở lên hay phát biểu xây dựng bài còn lại thì không hứng thú tham gia các hoạt động, hoặc các hoạt động dạy học không kích thích học sinh tham gia bài một cách chủ động,vì vậy giờ dạy khó đạt được mục tiêu như mong muốn.

           Trong các phương pháp tôi áp dụng, thì sử dụng đồ dùng dạy học, nhất là tranh màu, phim ảnh, thông qua phương tiện Công nghệ thông tin (google, powerpoint, violet, các trang web về giáo dục …) là phương pháp chiếm nhiều ưu thế nhằm thu hút học sinh trong tiết học tiếng Anh. Học sinh càng hứng thú trong tiết học, tự nhiên sẽ kích thích chúng tham gia bài học một cách tự nhiên, và không xem tiết học nặng nề như tiết học truyền thống nữa. Ngoài ra, bản thân tôi cũng không ngừng nghiên cứu, cải tiến phương pháp, tìm tòi, cập nhật thông tin để phục vụ mỗi tiết dạy.

Nói đến các phương tiện dạy học ngoại ngữ hiện đại không thể không kể đến: Máy chiếu hắt (OHP), Đầu Video, VCD, DVD, TV, Máy chiếu đa năng (Multimedia Projector), Máy chiếu vật thể (Video presenter), Máy vi tính, Mạng Internet, Bảng thông minh (Interactive board)Các thiết bị kỹ thuật số như: Máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, ổ đĩa lưu trữ USB.

Công nghệ thông tin hiện nay đã và đang mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.  Hiện nay, nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được giới thiệu và khuyến khích sử dụng trong các giờ học ngoại ngữ. Bộ GD&ĐT đã và đang dần dần trang bị đầy đủ cho các trường phổ thông, tối thiểu mỗi trường đều có máy chiếu, máy vi tính và mạng internet. Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên sử dụng CNTT trong bài giảng.

Do đặc thù của bộ môn đòi hỏi tôi phải luôn làm mới bài dạy của mình và như thế sẽ giúp học sinh rất nhiều trong việc nâng cao ý thức học bộ môn. Nếu tiết học nào cũng thầy đọc trò ghi, tranh ảnh nhìn trong sách, hay cũng những đồ dùng cũ thì học sinh không còn sự háo hức nữa. Sự hứng thú học tập, sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh của học sinh chính là thước đo hiệu quả của tiết dạy. Tăng cường sự hứng thú để học sinh  tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, từ đó học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức trong các tình huống giao tiếp cũng như huy động kiến thức để làm các bài kiểm tra, các bài thi đạt kết quả cao nhất. Từ đó, học sinh yêu thích môn tiếng Anh, hứng thú, háo hức chờ đợi đến tiết học tiếng Anh, để mỗi tiết học tiếng Anh là mỗi giờ dạy học sinh và cả giáo viên đều thoải mái và đạt hiệu quả cao.

Ứng dụng CNTT làm cho giờ học trở lên sống động hơn khi HS được thấy hình ảnh, phim ảnh, âm thanh chất lượng. Ngôn ngữ cuộc sống được đưa vào lớp học và học sinh có cơ hội nhìn và nghe các tình huống giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ đích thực của người bản ngữ hơn nữa kích thích khả năng nhận thức của HS, tiết kiệm thời gian ghi chép trên lớp, tăng thời gian luyện tập, hứng thú cùng nhau thảo luận xây dựng bài.

Về việc chuẩn bị phương tiện dạy học cho tiết dạy, tôi dựa vào nội dung để thiết kế các phương pháp, trò chơi dựa trên kiến thức về CNTT của mình. Về dạy qua tranh ảnh, nếu tiết học nào cũng đưa tranh giống trong sách giáo khoa thì tiết học có sự rập khuôn nhàm chán. Để tránh rập khuôn ấy, dựa vào kiến thức nội dung bài học tôi đưa vào tiết học một số tranh ảnh phù hợp bằng cách thay tranh trong sách giáo khoa bằng đoạn hoạt hình ngắn, phim ngắn, tranh ảnh…để tiết học thêm sinh động, kiến thức được cụ thể hóa, học sinh hứng thú và học tập tích cực hơn.

Trước đây, tôi giành khá nhiều thời gian làm đồ dụng dạy học mang đến lớp để sử dụng, tìm tòi nhiều cách để khai thác hết các đồ dùng dạy học mà tôi sáng tạo ra, nhằm thu hút học sinh say mê học tập trong tiết học tiếng Anh. Ban đầu chúng rất hào hứng, thích thú và cố gắng tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, học sinh  đã nhàm chán và không còn hứng thú với chúng nữa.

CNTT ra đời như một làn gió mới, mát mẻ, giúp tôi cùng các đồng nghiệp mở ra một giải pháp mới trong giảng dạy ngoại ngữ. Dưới tác động của CNTT môi trường dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng cũng được thay đổi và cải tổ. Nó đã tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình giảng dạy và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng công nghệ thông tin đi kèm. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là nâng cao mọi bước cơ bản của chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc”, “trò chép” theo kiểu truyền thống. Công nghệ thông tin đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy và học. Nhờ có CNTT, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần “click chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên có nhiều thời gian hơn dành cho việc đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.

      Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy khiến cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển, linh  hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. giúp học sinh hứng thú với tiết học. CNTT trong đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy. Sau đây là một số ví dụ điển hình trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy mà tôi đã thực hiện có hiệu quả.

Đối với trò chơi “Pelmanism”, trước đây tôi cũng sử dụng giấy để cắt, dán. Khi chuyển lớp khác, học sinh biết trước các cặp từ mà tôi đã cho. Giáo viên không có thời gian để thay đổi nội dung, không tạo được sự bất ngờ hứng thú cho học sinh. Nhờ vào CNTT, tôi sử dụng Powerpoint, soạn tiết bài giảng điện tử, tôi dễ dàng thay đổi để làm mới mẻ cho từng tiết dạy của mình.

Ngoài ra, tôi có thể dễ dàng chuyển trò chơi này sang trò chơi khác rất dễ dàng và nhanh chóng, đem lại sự mới lạ, hứng thú. Tuy lúc soạn giáo viên phải đầu tư nhiều về thời gian và công sức, nhưng dựa vào cơ bản một trò chơi, tôi có thể tạo ra những trò tương tự nhưng mới lạ, tạo sự ham thích, háo hức cho học sinh. Ví dụ: từ “Lucky number” tôi chuyển sang “ Number Memory game”, “Box Game”, “Lucky money”. Thay vì lucky number là số điểm. Tôi sẽ thay bằng số tiền thưởng, quà tặng, hay có thể là một tràn pháo tay, một viên kẹo hay một bông hoa....

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Text below

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Text below

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Text below

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Thay vì trả bài từng học sinh, phần “Warm up” tôi cho học sinh một trò chơi có liên quan đến nội dung cũ của tiết  học, như  “Binggo”, “Palmanism”  hay “Noughts and Crosses”, “Cross words”.  Qua đó tôi cũng có thể ghi điểm cho học sinh. Một số trò chơi này có thể giúp học sinh nhớ rõ thêm từ vựng và luyện tập thêm một số câu hỏi thường gặp. Chính nó sẽ góp phần giúp học sinh trong việc nắm rõ nội dung chính của tiết học.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Content

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Content

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Content

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Content

 Để học sinh hứng thú trong từng tiết học, tôi sử dụng CNTT để thu hút học sinh trong phần “Set a scene”.

“Set a scene” là một phần rất nhỏ trong tiết dạy. Nhiều giáo viên xem nhẹ nó và đôi khi quên đi phần này. Riêng tôi, để học sinh nắm bắt nội dung bài học một cách nhanh chóng, phần “set a scene” là phần quan trọng trong tiết học không thể thiếu vì nó định hình nội dung chính của bài học cho học sinh ngay từ đầu. Một trong những cách tốt để thu hút học sinh say mê tiết học và để đạt được tiết dạy có hiệu quả, không thể không kể đến việc thiết kế thế nào để học sinh hào hứng với nội dung sắp học. Tôi sử dụng CNTT để làm điều này.

Để học khắc sâu từ vựng, tôi sử dụng CNTT để thu hút học sinh trong phần dạy từ vựng.                                

Thay vì chỉ gợi từ bằng Situation hay Translation rất buồn tẻ, những từ vựng khó tôi sẽ sử dụng hình ảnh từ mạng Internet, hoặc tôi sử dụng những hiện tượng để miêu tả những từ vựng đó. Ví dụ các từ như: embroidered jeans (dùng hình ảnh), grow (dùng ảnh động), gather, spray, deforestation (dùng phim), chủ đề Christmas (tranh)….. Chỉ có sử dụng CNTT mới mô tả hết được nội dung những từ vựng khó mà không cần đến tiếng mẹ đẻ, lại gây hứng thú, thu hút học sinh hơn.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Content

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Content

Bên cạnh, tôi sử dụng chiếc điện thoại di động của mình để chụp những ảnh thật xung quanh lớp, trường, hình ảnh của học sinh  để đưa lên bài giảng, giúp học sinh hào hứng khi thấy hình ảnh chúng và bạn bè có trong bài học: collect/ pick up plastic bags, protect environment…..

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Content

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh

Content

Ngoài ra, tôi khuyến khích học sinh tham gia vào việc chuẩn bị đồ dùng dạy học. Thay vì chơi games phí thời gian, tôi yêu cầu học sinh lên mạng tìm hiểu về một chủ đề nào đó tải về, hoặc có thể chụp hình, quay phim, có thể dùng USB để lưu giữ. và mang đến lớp học chia sẽ với bạn bè trong tiết học ngoại ngữ. Điều đó gây sự ham thích trong tiết học ngoại ngữ. Ví dụ dạy Lớp 9 Bài 3- A trip to the countryside. Tôi yêu cầu học sinh thu thập hình ảnh (trên mạng internet hoặc tự chụp hình) về các hoạt động ở làng quê một cách dễ dàng, học sinh rất hứng thú chờ đợi đến tiết học. Bài 6 –The environmen, tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu về môi trường xung quanh chúng, thu thập hình ảnh và ghi nhận, để mang tới lớp học. Trong khi dạy tôi cũng liên hệ thực tế về môi trường xung quanh dựa trên những thu thập của học sinh, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể hơn để bảo vệ môi trường xung quanh mình. Bài 9- Natural disasters, tôi yêu cầu học sinh lên mạng tìm hiểu những cách phòng và cách đối phó với “Typhoon”, “earthquake”...giúp học sinh có kỷ năng sống tốt hơn, thực tế hơn khi học bài này.

Để ôn lại, khắc sâu và mở rộng thêm vốn từ vựng, tôi sử dụng “Powtoon” để tạo ra nhiều trò chơi mới cho học sinh. Tôi vào trang www.Powtoon.com àlog inàcreate à tạo nội dung mình muốn. Tôi cũng có thể sử dụng Quizlet.com để soạn từ vựng cho học sinh. Tôi vào Quizlet.comàtạo ra một “new study set à turns àdefinationàsearch quizàchọn hình thích hợp. Ngoài ra, tôi có thể cho cả lớp hoặc cả khối chia sẽ với nhau qua Quizlet này. Muốn tạo một lớp, tôi đặt tên lớp àCreate àshare the setàshort URL à Edmodo Quizletà đường linkà attack. Bất cứ học sinh nào có đường link cũng sẽ tham gia được.

Để học sinh hứng thú với nội dung bài học, tôi cho phép học sinh tự thực hiện thao tác trong ứng dụng CNTT.

Trong phần nội dung bài, một số học sinh thụ động sẽ không tham gia hoạt động cặp, nhóm. Chúng chỉ ngồi chờ các bạn làm sẵn để chúng chép theo kiểu đối phó. Về lâu dài chúng sẽ bị mất căn bản, không có thói quen suy nghĩ, động não, tìm tòi. Và nếu cứ sử dụng mãi các phương pháp cũ, học sinh khá giỏi dần dần cũng sẽ nhàm chán, thụ động theo.

Tôi thiết kế nhiều cách để làm mới phương pháp của mình, tạo hứng thú cho học sinh từng phút trong tiết học.  Thay vì chỉ cho học sinh nói để giáo viên điều khiển chuột trong khi kiểm tra đáp án, tôi yêu cầu học sinh lên và thực hiện ngay trong máy tính theo sự hướng dẫn của mình. Học sinh ngồi một chỗ tất nhiên sẽ không hào hứng bằng được tham gia và tự tay mình chọn đáp án. Ví dụ trong trò “Leave me out”, chọn ra một ký tự (letter) dư trong một từ (word), thay vì gọi học sinh đọc lên ký tự chúng chọn, giáo viên click chuột thì rất bình thường và nhàm chán. Tôi mời học sinh lên và tự tay click vào từ chúng chọn, chúng rất hào hứng và khắc sâu hơn những gì chúng được thực hiện.

Ở phần trả lời câu hỏi, học sinh sẽ phải đưa ra những minh họa cho câu trả lời. Thay vì học sinh đọc lên để chỉ ra, tôi yêu cầu học sinh lên máy tính, sử dụng Pointer options trong Power point, dùng highlighter, để học sinh gạch và xác định câu. Điều này rất kích thích học sinh trong việc tìm ra câu trả lời cho bài học.

Ngoài ra, các cấu trúc ngữ pháp, nhất là các Thì trong tiếng Anh, học sinh thấy rất khô khan, buồn tẻ, khó hiểu, khó nhớ nếu như cứ bảng đen, phấn trắng và thầy giảng trò ghi về nhà học vẹt và áp dụng một cách máy móc. Tôi sử dụng “Board game” hoặc vào trang busyteacher -http://busyteacher.org/search chọn bài tập ngữ pháp phù hợp để dạy cho học sinh. Hơn nữa, nhờ vào Internet, tôi có thể tạo ra các bài tập ngay tại lớp học theo khả năng và tình huống thật như dùng Bingo card maker, Noughts and Crosses…

Khi những phương pháp tôi sử dụng đã bị nhàm chán, tôi dựa vào những hình thức games phổ biến trên truyền hình để thiết kế tiếp những trò chơi. Học sinh rất hứng thú tham gia như: Ai là triệu phú, Chiếc nón kỳ diệu, Trúc xanh, Leave me out, ai thông minh hơn học sinh lớp 5, horse race, car race…. Trong những trò này, tôi đều thiết kế giành cho học sinh tham gia cùng.

Tôi phổ biến cho học sinh một số trang web hữu ích để học sinh vừa tự học vừa chơi, tự kiểm tra kiến thức, hát, vừa chơi games, vừa sáng tạo, như: www.Freerice.com; WFP (word fun program); Grammar gample.doc; chants for kids; 100 songs for kids; http://wwwenglish-games.com/; http://www.britishcouncil.org/learnenglish/kids-games-paint-clown.; http://synonyms.net; http://www.englishclub.com …Tôi yêu cầu học sinh tự tạo bài kiểm tra, hoặc những câu đố vui, games…mà chúng tự suy nghĩ, tìm tòi được để mang vào lớp trao đổi lẫn nhau để làm, gây sự thách thức đầy tính cạnh tranh nhưng  hứng thú cho học sinh trong tiết học.

 Việc ứng dụng CNTT trong dạy Tiếng Anh đem lại cho người dạy và người học nhiều hứng thú, và làm cho bài  học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn .Từ đó tăng hiệu quả của việc dạy và học. Vì thế chúng ta phải làm sao để việc sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng CNTT trở thành việc làm thường xuyên,liên tục của giáo viên và ọc sinh. Để làm được điều này, cần phải có phương tiện và sự đầu tư về thời  gian thỏa  đáng , nên dẫn đến tốn rất nhiều thời gian công sức.

                                                                                                                                                                                                                                 Nguyễn Thị Cảnh