Ứng dụng công nghệ gen trong chăn nuôi

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học [CNSH] mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho phát triển KT – XH. Nắm bắt kịp thời xu thế đó, tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt việc ứng dụng CNSH trong nhiều lĩnh vực và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi giúp bà con phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym trong sản xuất chế biến, bảo quản nông sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thay thế dần việc sử dụng các hóa chất, thuốc bảo quản hóa học, tạo ra các sản phẩm sạch, có chất lượng, tính cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

An toàn sinh học trong lĩnh vực y - dược được ngành y tế của tỉnh áp dụng nghiêm ngặt bằng các quy định về an toàn sinh học; đồng thời đẩy mạnh thực hiện công nghệ gen, công nghệ tế bào gốc trong chẩn đoán, giám định và điều trị các loại bệnh, nhất là các bệnh hiểm nghèo, triển khai thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng

Những năm qua, Trung tâm Giống cây trồng và vật nuôi Phó Bảng đã đầu tư kinh phí, trang thiết bị hiện đại để ứng dụng CNSH trong chọn tạo và phục tráng các loại giống vật nuôi.

Bò Vàng là vật nuôi nổi tiếng và quý hiếm trên Cao nguyên đá Đồng Văn với chất lượng thịt thơm, ngon. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giống bò Vàng Cao nguyên đá dần bị mai một. Trung tâm Giống cây trồng và vật nuôi Phó Bảng đã bảo tồn, phát triển nguồn gen giống bò Cao nguyên đá Đồng Văn bằng cách chăm sóc tốt đàn bò đực giống và bò cái sinh sản; ứng dụng CNSH trong ủ chua, dự trữ thức ăn; sản xuất hàng chục nghìn liều tinh đông lạnh, đáp ứng yêu cầu thực hiện kế hoạch thụ tinh nhân tạo của các địa phương. 

Bên cạnh đó, nhiều địa phương trong tỉnh cũng triển khai dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng việc sử dụng đệm lót sinh học, xây dựng hầm khí Bioga, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý thức ăn chăn nuôi, chế biến phân hữu cơ…

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, việc ứng dụng CNSH trong sản xuất là xu thế tất yếu, mang lại “lợi nhuận kép”; vừa giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; vừa phục tráng và tái tạo nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu; giúp hình thành và phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc sản chủ lực của tỉnh; góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.

Thành quả trên đã minh chứng, dù còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, CNSH được ứng dụng mạnh mẽ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.

Kim Chi

Chăn nuôi trâu là một trong những thế mạnh của tỉnh ta. Để từng bước cải thiện đàn trâu giống, tăng quy mô đàn trâu lai, từ năm 2016 đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai và tăng cường áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đến nay, toàn tỉnh có 3.500 lượt trâu cái được phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và đã cho ra đời gần 2.000 con nghé lai. Đàn nghé sinh ra đều khỏe mạnh, sức đề kháng cao, trọng lượng sơ sinh từ 35-42 kg, cao hơn nghé được sinh sản bằng phương pháp truyền thống từ 12-20%, thậm chí 30%.


Mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học của gia đình ông Trần Văn Phúc,
thôn Tân Thắng, xã Tú Thịnh [Sơn Dương].

Cùng với phương pháp thụ tinh nhân tạo đàn trâu, những năm qua, phương pháp thụ tinh nhân tạo bò cũng được áp dụng rộng rãi ở các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang. Hàng năm, có trên 4.000 con bê được sinh ra từ phương pháp này, đặc biệt nhiều hộ đã mạnh dạn sử dụng tinh bò các giống có năng suất chất lượng cao như bò giống BBB, Brahman, góp phần nâng tỷ lệ đàn bò lai lên 60%.

Xã Tú Thịnh hiện có 5 trang trại ứng dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi  lợn, gà  đã mang lại hiệu quả rõ rệt so với chăn nuôi truyền thống. Các mô hình tập trung chủ yếu ở thôn Tân Thắng và Đông Thịnh. Ông Lương Văn Thuyết, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm [OCOP], hiện UBND xã đang đăng ký và xây dựng thương hiệu gà sạch Minh Tâm là sản phẩm đặc trưng, do đó, xã khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi quy mô lớn và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi gà. Sử dụng nền đệm lót sinh học đã giúp nhiều hộ chăn nuôi gà trong xã chăn nuôi theo đúng quy trình, phòng bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả.

Ông Trần Văn Phúc - chủ trang trại gà sạch Minh Tâm, thôn Tân Thắng, xã Tú Thịnh chia sẻ, những năm trước gia đình chỉ chăn nuôi gà theo mô hình nhỏ lẻ, chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật nên có năm đàn gà 500 con của gia đình chết gần hết. Từ năm 2018, gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại theo mô hình chuồng khép kín có máng ăn uống tự động, quạt thông khí, hệ thống đệm lót nền chuồng nên gia đình giảm được nhiều chi phí chăm sóc, những năm trước phải thuê 2 - 3 lao động nay chỉ cần 1 người đã có thể chăm sóc được đàn gà. Gia đình áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh chặt chẽ nên đàn gà 4.000 con của gia đình phát triển rất tốt, ít bệnh, sản lượng thịt đạt từ 2,7 -3kg. Đến nay, ông luôn duy trì hơn 4.000 gà sinh sản và gà thịt. Từ chăn nuôi gà gia đình thu lãi hơn 600 triệu đồng/năm.

Đồng chí Đào Duy Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, ứng dụng KHCN trong chăn nuôi hiện nay phải kể đến thụ tinh nhân tạo đối với đàn trâu, bò; chăn nuôi lợn sinh sản, lợn hướng nạc; trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm hầu hết các trang trại chăn nuôi đều áp dụng mô hình đệm lót sinh học. Cùng với đó tỉnh ta đã triển khai các giải pháp bảo tồn, lưu giữ nguồn gen một số loài vật nuôi đặc sản như vịt Minh Hương [Hàm Yên], qua đó lưu giữ nguồn gen quý hiếm này để từng bước xây dựng vùng hàng hóa đặc sản cho người dân địa phương. Đối với ngành thủy sản, các ngành chức năng đã nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống cá dầm xanh, anh vũ bằng phương pháp sinh sản nhân tạo tại các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung vào một số loài vật nuôi có thế mạnh; xây dựng các chuỗi giá trị chăn nuôi liên kết giữa doanh nghiệp, HTX với người dân để đảm bảo việc tiêu thụ ổn định; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi… Trong thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ chẩn đoán phòng trừ dịch bệnh; áp dụng các phương pháp ủ chua thức ăn cho chăn nuôi nhằm giảm chi phí thức ăn, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

23 Tháng 11, 2018

Ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi là những câu hỏi thường kiểm tra kiến thức thực tiễn trong đời sống. Để làm tốt các câu hỏi dạng này, các em cần nắm vững kiến thức lý thuyết. Hãy cùng CCBook tổng hợp những ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi.

➡️4 Ứng dụng  của di truyền học – Nắm trọn lý thuyết & bài tập hay thi THPT QG

Những  lý thuyết chung về ứng dụng di truyền học

Ứng dụng của di truyền học được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó bao gồm các nguyên tắc ứng dụng và các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực Di truyền học ứng dụng. Các ứng dụng của di truyền học bao gồm:

  • Tạo giống bằng nguồn biến dị tổ hợp.
  • Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
  • Tạo giống bằng công nghệ tế bào.
  • Tạo giống bằng công nghệ gen.

Những lý thuyết chung về ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi và các ví dụ cụ thể

Ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi để tạo giống lai có ưu thế lai cao

1. Khái niệm ưu thế lai

Là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.

2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
  • Giả thuyết siêu trội: kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với  AABBCC, aabbcc, AabbCC, AABBcc.
  • Sự tác động bổ trợ giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut mở rộng phạm vi biểu hiện của tính trạng
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
  • Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5 – 7 thế hệ.
  • Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất.
  • Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế.
  • Nhược điểm: tốn nhiều thời gian.
  • Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ tiếp theo.

Đối với vật nuôi, người ta sử dụng biên phép lai kinh tế. Là phép lai giữa vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 thu sản phẩm, không dùng làm giống.

Ví dụ Ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi để tạo giống lai có ưu thế lai cao

Người ta tiến hành phép lai giữa con lợn cái là giống ỉ Móng Cái với con lợn đực là giống Đại bạch được lợn lai F1 dùng làm sản phẩm [cân nặng 1 tạ sau 10 tháng tuổi, tỉ lệ nạc trên 40%].

Ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi để tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Phương pháp gây đột biến hạn chế, chỉ là nguồn nguyên liệu để chọn lọc. Muốn chọn giống động vật phải dùng phương pháp lai là chủ yếu, sau đó chọn lọc.

Khó gây đột biến ở động vật bậc cao do:

– Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể.

– Hệ thần kinh phát triển, phản ứng rất mạnh.

– Dễ bị chết khi xử lí bằng các tác nhân lí hóa.

Ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi để tạo giống bằng công nghệ tế bào động vật

Nhân bản vô tính động vật

Quy trình nhân bản cừu Đôly:

Bước 1: Tách lấy nhân tế bào tuyến vú của cừu cho nhân. Tách tế bào trứng của cừu cho trứng, loại bỏ nhân.

Bước 2: Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân.

Bước 3: Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi.

Bước 4: Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai.

Sau thời gian mang thai giống như trong tự nhiên, cừu mẹ này đẻ ra cừu con [cừu Đôly] giống hệt cừu cho nhân tế bào. Trong tự nhiên cũng xảy ra nhân bản vô tính. Ví dụ: đồng sinh cùng trứng.

Quy trình nhân bản cừu Đôly Cấy truyền phôi

Quy trình tiến hành sẽ bao gồm:

Bước 1: Chia cắt phôi thành 2 hay nhiều phần nhỏ.

Bước 2: Kích thước các phần nhỏ trên phát triển thành phôi.

Bước 3: Cấy phôi vào cơ thể cái để mang thai và sinh con.

Ý nghĩa: Tạo nhiều vật nuôi có kiểu gen giống nhau, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống.

Ví dụ: Ứng dụng công nghệ phôi để cải tạo đàn bò sữa. Giúp nhân nhanh đàn giống gia súc từ những con cái năng suất cao. Một bò mẹ năng suất cao bình thường có thể cho 8 – 10 bê trong suốt cuộc đời. Nếu sử dụng công nghệ phôi, gây rụng trứng nhiều, bò mẹ này có thể cho 20, 50, 100, 200 bê hoặc hơn nữa tuỳ theo trình độ kỹ thuật.

Số lượng bò được chọn lọc lấy phôi và cấy phôi trên thế giới ngày càng tăng. Chỉ tính riêng cho năm 2000, đã có 530.000 phôi bò; 4886 phôi cừu; 10.519 phôi dê; 2830 phôi ngựa và 1264 phôi hươu được cấy chuyển.

Ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi để tạo giống bằng công nghệ gen

Tạo động vật chuyển gen

Các bước tiến hành:

– Bước 1: Lấy trứng của con cái, thụ tinh trong ống nghiệm.

– Bước 2: Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và kích thích phát triển thành phôi.

– Bước 3: Cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung của con cái, để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.

Quy trình tạo giống bằng công nghệ gen

Ví dụ ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi để tạo giống bằng công nghệ gen:

– Chuột bạch chuyển gen sinh trưởng của chuột cống có khối lượng gần gấp đôi so với con chuột bình thường cùng lứa.

– Chuyển gen protein người vào cừu

Phương pháp tạo động vật chuyển gen

– Bò được chuyển gen sản xuất r – protein của người và gen này được biểu hiện ở tuyến sữa. Từ sữa có sản phẩm này, qua chế biến sản xuất ra protein C chữa bệnh máu vón cục gây tắc nghẽn mạch ở người.

Trên đây là ví dụ cụ thể về ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi. Các em hãy lưu lại để áp dụng làm những câu hỏi liên quan đến thực tiễn trong đề thi nhé.

➡️ 11 Lý thuyết ứng dụng di truyền học 2k1 nhất định phải nắm chắc

Nắm vững kiến thức 3 lớp 10, 11, 12 Sinh học nhờ sách luyện thi chuẩn

Cuốn sách luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học được coi là tài liệu ôn thi chuẩn nhất năm 2019 cho sĩ tử 2k1.

☑ Cuốn sách đầu tiên có đủ kiến thức cả 3 lớp 10, 11 và 12 trong một cuốn sách.

 Ghim vào đầu kiến thức 3 năm siêu tốc bởi lý thuyết được trình bày khoa học. Dễ nhớ gấp 5 lần so với cách học thông thường.

 “”Làu làu” các các câu hỏi chắc chắn có trong đề thi. Cứ ôn là khoanh đúng.

 Có mẹo tránh bẫy thi trắc nghiệm, bộ bí quyết làm bài. Những lỗi sai cần tránh để em làm thành thạo tất cả câu hỏi khó.

 Hướng dẫn cách bấm máy tính casio chỉ từ 15s – 60s/câu, tiết kiệm tối đa thời gian.

 Luyện đề thi thử như thi thật thả ga. 100% câu hỏi có lời giải chi tiết.

➡️ 494 câu hỏi trắc nghiệm di truyền học đại cương có đáp án

Thông tin liên hệ với CCBook – Chuyên sách luyện thi

Ngay bây giờ teen 2k1 hãy CMT SĐT dưới bài viết này hoặc nhắn tin cho fanpage CCBook – Đọc là đỗ bằng cách:

Nhắn tin nhanh nhất: //m.me/ccbook.vn

Hotline: 024.3399.2266.

Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm – Cầu Giấy – Hà Nội.

Email: [email protected].

Video liên quan

Chủ Đề