Tuyển tiếp viên xe buýt tphcm 2023

Để nâng cao chất lượng dịch vụ của xe buýt, quý III-2022, TP HCM dự kiến tổ chức đấu thầu thêm 30 tuyến xe buýt có trợ giá.

Thông tin trên vừa được đại diện Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP HCM chia sẻ với phóng viên báo Người Lao Động.

Theo vị đại diện, có 22 tuyến được chuyển tiếp từ năm 2021 là tuyến số 06, 10, 16, 29, 41, 46, 47, 50, 52, 57, 61, 68, 73, 78, 79, 84, 86, 91, 99, 102, 141 và 151.

7 tuyến đề xuất bổ sung trong năm 2022 [đã trình Sở Giao thông vận tải] là các tuyến số 146, 30, 18, 145, 44, 88, 09, và 1 tuyến dự kiến khôi phục là tuyến Bến xe buýt Chợ Lớn – Bến xe An Sương.

Thời gian dự kiến tổ chức đấu thầu từ quý III-2022, dự kiến giao tuyến chính thức cho đơn vị trúng thầu khai thác từ quý I-2023.

Tuyến xe buýt số 1 do Liên danh Bảo Yến trúng thầu từ 1-5-2021

Trước đó, từ ngày 1-5-2021, Sở Giao thông vận tải và Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố đã bàn giao gói thầu 4 tuyến xe buýt gồm tuyến số 1, 15, 65 và 152 cho đơn vị trúng thầu là Liên danh Bảo Yến - HTX số 28. Liên danh Bảo Yến - HTX số 28 sẽ đảm nhận khai thác 4 tuyến trong thời hạn 5 năm [kể từ ngày 1-5], giá gói thầu là 130 tỉ đồng, sử dụng phương tiện mới hoàn toàn.

Đây là 4 tuyến xe buýt đầu tiên được đưa ra đấu thầu và có đơn vị trúng thầu sau thời gian ngành xe buýt tổ chức đấu thầu.

Tuyến xe buýt số 63-1 có lộ trình từ TP.HCM đi Long An và Tiền Giang với giá vé từ 12.000 đến 70.000 đồng/lượt.

Ngày 10/8, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM phối hợp Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang đã khai trương tuyến xe buýt 63-1 kết nối từ TP.HCM đến Long An và Tiền Giang.

Tuyến xe buýt 63-1 do Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang khai thác - Ảnh: Xuân Anh 

Tuyến xe buýt này do Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang [Futa Buslines] đầu tư với 14 xe đời mới loại 20 chỗ ngồi, xe được thiết kế cửa lên xuống tự động, trên xe được trang bị hệ thống camera giám sát, có ghế ngồi dành cho người già, người khuyết tật...

Sau khi đưa vào khai thác mỗi ngày, toàn tuyến có 54 chuyến, hoạt động từ 5 giờ sáng đến 18 giờ tối, giá vé từ 12.000 đồng đến 70.000 đồng/lượt. Đối với học sinh, sinh viên nếu đi chặng nội tỉnh thì giá vé là 7.000 đồng/lượt.

Tại buổi lễ khai trương, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, hiện nay rất nhiều người dân thường đi lại giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận bằng xe máy nên rất nguy hiểm và gây kẹt xe. Vì vậy, Sở Giao thông Vận tải và Công ty Futabuslines khảo sát, nghiên cứu mở tuyến xe buýt để người dân có thể đi xe buýt đến TP.HCM và ngược lại.

Ông Lâm cho biết, tuyến 63-1 có lộ trình đi qua nhiều tuyến đường quanh sân bay Tân Sơn Nhất sẽ giúp người dân có thêm lựa chọn khi đi về tỉnh Long An và Tiền Giang.

Sau khi mở tuyến xe buýt 63-1, dự kiến năm 2023, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và doanh nghiệp đưa vào khai thác thêm một số tuyến xe buýt kết nối tỉnh Bình Dương, Đồng Nai với TP.HCM.

Lộ trình tuyến xe buýt 63-1

Lượt đi: Bến xe buýt Tân Phú - đường Trường Chinh - Cộng Hòa - Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Giót - Trường Sơn - Hồng Hà - Bạch Đằng - Trường Sơn - Trần Quốc Hoàn - Hoàng Văn Thụ - Lý Thường Kiệt - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - Quốc lộ 1 - Bến Lức - Trung tâm Dịch vụ hành chính công - Quốc lộ 1 - Quốc lộ 50 - đường Hùng Vương - đường Rạch Gầm - đường Lý Thường Kiệt - Ấp Bắc - Bến xe Tiền Giang.

Lượt về: Bến xe Tiền Giang - Ấp Bắc - đường Lý Thường Kiệt - đường Rạch Gầm - đường Hùng Vương - Quốc lộ 50 - Quốc lộ 1 - Trung tâm Dịch vụ hành chính công - Bến Lức - Quốc lộ 1 - Kinh Dương Vương - Hồng Bàng - Lý Thường Kiệt - Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Giót - Trường Sơn - Hồng Hà - đường Bạch Đằng - Trường Sơn - Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa - Trường Chinh - Bến xe buýt Tân Phú.

Theo ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, hiện nay thành phố đã chính thức phục hồi 86/90 tuyến xe buýt trên địa bàn. Do tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nên tâm lý hành khách vẫn e dè khi tham gia xe buýt dẫn đến sản lượng hành khách so với cùng kỳ các năm trước giảm mạnh. Tuy nhiên, các tháng gần đây [tháng 12/2021, tháng 1 và 2/2022] hành khách có chiều hướng tăng trở lại.

Cụ thể, tháng 12/2021 có 46.291 hành khách đi trên 7.052 chuyến xe [6,6 khách/chuyến]; Tháng 1/2022 có 72.659 hành khách với 7.696 chuyến [9,4 khách/chuyến] và tháng 2/2022 có 63/060 hành khách đi trên 5.386 chuyến [11,7 khách/chuyến].

Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT
trả lời nhiều vấn đề giao thông của TP Hồ Chí Minh.

Dự kiến các tuyến xe buýt có trợ giá: Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Tân Phú [số 16], tuyến Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia [số 50], tuyến Bến Thành - Đại học Quốc tế [số 52], tuyến Bến Thành - Đại học Tôn Đức Thắng - Cầu Long Kiểng [số 86] sẽ hoạt động lại vào đầu tháng 3/2022. Như vậy, kể từ tháng 3/2022, hệ thống tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động lại là 90/90 tuyến.

Cũng theo ông An, đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, hiện các đơn vị vận tải hoạt động trở lại đều tự đánh giá đạt theo các tiêu chí của quyết định số 3586/QĐ-BCĐ ngày 15/10/2021 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GTVT an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đảm bảo tiêm đủ 2 mũi vaccine; Tài xế và nhân viên phục vụ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, tuân thủ quy tắc 5K trước - trong - sau khi thực hiện nhiệm vụ trên xe buýt; Hành khách khai báo y tế của hành khách thông qua phần mềm hoặc khai báo bằng giấy.

Về phương hướng, theo ông Bùi Hòa An, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch phục vụ học sinh, sinh viên đi lại trong thời gian đến trường học trực tiếp; Trước dịch thời gian hoạt động từ 5 giờ sáng - 19 giờ tối, tới đây sẽ có nhiều tuyến tăng thời gian hoạt động lên tới giờ tối để người dân đi lại.

Số chuyến của mỗi tuyến hoạt động tối đa là 260 chuyến/ngày, đối với các tuyến trục chính và các tuyến phục vụ học sinh, sinh viên là chủ yếu sẽ được điều chỉnh.

Chủ Đề