Từ Lũng Cú đến đất Mũi dài bao nhiêu km

Với các “phượt thủ” Cột mốc số 0 trở thành điểm dừng chân thú vị phải đến khi khám phá Hà Giang. Từ Mốc số 0, một hành trình đến Cao nguyên đá được bắt đầu, hành trình đó bao giờ cũng có đích đến là Cột cờ Quốc gia Lũng Cú trên đất Đồng Văn. Một hành trình đầy ý nghĩa gắn với niềm tự hào về màu cờ Tổ quốc và địa phận ranh giới Quốc gia thiêng liêng.

Du khách đến Hà Giang luôn muốn được chiêm ngưỡng những thắng cảnh đã tạo thành điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước, khám phá đời sống bản sắc nguyên sơ trên miền đá. Nhưng có thể khẳng định rằng, cung đường Hạnh phúc còn là hành trình của niềm tự hào dân tộc và trải nghiệm những ý chí quật cường của nhân dân các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này, những người bám đá, bám đất bảo vệ biên cương Tổ quốc. Bất kỳ du khách nào khi được đứng dưới lá cờ rộng 54 m2 bay phấp phới trong sương gió biên thùy Lũng Cú đều cảm thấy trong mình một tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc, đồng bào. Tôi đã cùng nhiều đoàn khách từ mọi miền đất nước đến với Cột cờ Lũng Cú, với hy vọng một lần ngắm và chạm tay vào lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, được đứng nghiêm chào cờ và hát vang bài “Tiến quân ca” dưới bóng cờ.

Từ Lũng Cú đến đất Mũi dài bao nhiêu km
Dốc Thẩm Mã - điểm dừng chân hấp dẫn trên cung đường Hạnh phúc.

Từ km số 0, hành trình Cao nguyên đá bắt đầu lần theo những vòng cua, những điểm dừng chân ghi dấu trong lòng bất kỳ ai một lần được đến chiêm ngưỡng. Con đường mà hàng chục năm trước, những dân công, thanh niên xung phong đã khai phá bằng xương, máu và nước mắt. Năm 1959 con đường Hạnh phúc từ thành phố Hà Giang lên Cao nguyên đá Đồng Văn được khởi công, với hơn 2.246.321 ngày công của 1.200 dân công cùng 1.000 thanh niên xung phong các tỉnh lao động miệt mài, tới năm 1965 con đường hoàn thành. Con đường Hạnh phúc hình thành từ bao gian truân, hy sinh khiến bao tay lái trùng lòng, nhưng lại hấp dẫn vô cùng với những ai ưa thích trải nghiệm, ưa thích những cái đẹp mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy hùng vỹ của thiên nhiên. Con đường ấy mang lại ánh sáng, ấm no và nghĩa tình mọi miền đến với bà con vùng cao khắc khổ. Từ dốc Bắc Sum, với những câu chuyện mang đậm chất huyền thoại về một thời kỳ khó khăn ở vùng Cao nguyên đá được mở ra, vượt Cổng trời Quản Bạ, du khách chính thức bước vào câu chuyện ấy, trải nghiệm và sống trong nó. Vượt qua được con dốc là đến một vùng địa lý khác biệt của mảnh đất Hà Giang, nơi có độ cao lớn, khí hậu mát mẻ. Từ địa phận xã Quyết Tiến trở lên, một không gian thoáng đãng, kỳ vỹ của đá được phô bày và mời chào du khách. 

Từ Lũng Cú đến đất Mũi dài bao nhiêu km
Tự hào đứng dưới bóng cờ Tổ quốc nơi đỉnh đầu Lũng Cú.

Trên dải đất hình chữ S này, nơi nào cũng có núi đồi và những con đèo khiến bao người vừa đi vừa thích thú, vừa trầm trồ trước vẻ đẹp và pha lẫn chút lo sợ. Nhưng có lẽ Hà Giang là mảnh đất nhiều con đèo dốc và đẹp nhất, thử thách nhất và cũng gây thương nhớ nhất. Vượt dốc Bắc Sum như một dải lụa uốn lượn dưới mây là đến đèo Cổng đá nối hai huyện Quản Bạ, Yên Minh, con đường chiến lược một thời giờ được mở lại đẹp hơn, kỳ vỹ hơn không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển mà còn tạo thêm những cảnh quan đẹp cho du khách thưởng ngoạn. Con dốc đã đi vào lịch sử và trở thành địa danh được mong chờ nhất của các tay phượt thủ - dốc Thẩm Mã lại đưa du khách từ Yên Minh bước vào địa phận của đất Đồng văn. Từ con dốc với những vòng cua ấn tượng, những vẻ đẹp của miền đá thực sự phô bày trước mắt du khách. Dốc Thẩm Mã có cái tên nói lên độ khó, là địa điểm ngày xưa người Mông và cánh thồ hàng chọn những con ngựa thồ - loại phương tiện chính ở thời mà giao thông còn chưa thông thoáng như bây giờ. Con nào vượt qua được dốc này mới là ngựa tốt. Vượt dốc Thẩm Mã qua đất Phố Cáo là con đèo “khó nhằn” thứ hai trên Cao nguyên đá Đồng Văn - dốc Chín khoanh, vượt con dốc 9 vòng cua tay áo là bước vào Đồng Văn, mảnh đất nhiều điểm đến hấp dẫn nhất của cung đường Hạnh phúc như: Thung lũng Lũng Cẩm, Dinh thự họ Vương, Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng…

Điểm đến mang cảm xúc nhất nằm ở mỏm cực Bắc của Tổ quốc. Hành trình ngất ngây với cảnh đẹp và danh thắng được tạo điểm nhấn với điểm đến Cột cờ Quốc gia Lũng Cú. Có lịch sử từ thời Lý với cây cột bằng gỗ cao 10 m, qua thời gian, Cột cờ Lũng Cú vẫn hiên ngang, lá cờ Tổ quốc luôn căng gió, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Đứng dưới bóng cờ đỏ sao vàng, ngắm dải đất quê hương mến yêu khiến lòng người dâng trào cảm xúc. Đó là tự hào, là tình yêu quê hương đất nước và lòng biết ơn với từng lớp cha ông đã gìn giữ, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng cho con cháu.

Khoảng cách giữa các thành phố Cà Mau, Cà Mau, Việt Nam và Hà Giang, Hà Giang, Việt Nam trên đường công cộng là — km hoặc dặm. Khoảng cách giữa các điểm trong các tọa độ — 1535 km hoặc 921 dặm. Để vượt qua khoảng cách này ở một tốc độ xe trung bình 80 km / h yêu cầu — 19.2 giờ hoặc 1151.3 phút.

Chiều dài của khoảng cách này là khoảng 3.8% tổng chiều dài của đường xích đạo. Airliner Airbus A380 sẽ bay khoảng cách trong 1.7 giờ, và xe lửa 21.9 giờ (Không có tàu cao tốc).