Từ lễ hội có nghĩa là gì

Còn chữ hội có hai nghĩa thông dụng là: cuộc vui có đông người tham gia tổ chức vào những dịp đặc biệt; tổ chức của những người có chung tôn chỉ hoặc nghề nghiệp. Nhưng với cả hai nghĩa này thì hội cũng không thể được thay thế bằng lễ. Chẳng hạn, hội thi cắm hoa, hội thi nấu ăn..., không thể nói là lễ thi cắm hoa, lễ thi nấu ăn... Và tất nhiên, lễ càng không thể thay thế cho nghĩa thứ hai của hội, chẳng hạn trong câu Kiều thứ 1.270: Xót người trong hội đoạn trường đòi cơn.

Chính vì phân tích trên đây nên chúng tôi thấy vài bản Kiều có vấn đề khi chép câu thứ 44 của Truyện Kiều là:

Lễ là tảo mộ gọi là đạp thanh.

Tảo mộ, trong Nam gọi là giẫy mã, tức là đi viếng mộ ông bà, cha mẹ vào dịp thanh minh hoặc giáp tết và trước khi bày lễ vật (đơn sơ hoặc dồi dào tùy hoàn cảnh) để cúng thì phải làm cỏ, nhặt rác, quét dọn mồ mả cho sạch sẽ. Tảo mộ [掃墓] có nghĩa gốc là quét mộ.

Đạp thanh thì khác hẳn và có nghĩa gốc là đạp trên cỏ, đạp lên màu xanh của mùa xuân mà đi chơi. Ngày xưa, ở bên Trung Quốc, trong dịp thanh minh, người ta thường đi ra những vùng xa, vùng đồng cỏ tươi mát để hưởng không khí trong lành và cảnh đẹp của trời đất, với nhiều loại hình vui chơi khác nhau, như đánh đu tiên, đá gà, đá bóng (tựu cúc [蹴鞠]), thả diều, cắm liễu (sáp liễu [插柳])... Đạp thanh còn là một dịp để trai gái tìm hiểu nhau và đây chính là khung cảnh mở đầu cho mối tình Kim Trọng - Thúy Kiều. Đó gọi là đạp thanh xuân du [踏青春游] và đây chính là nội dung của hai tiếng chơi xuân ở câu Kiều thứ 46 (Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân). Vậy tảo mộ là lễ, còn đạp thanh là hội; cái này không phải cái kia. Vì vậy mà chữ gọi trong các bản Kiều đã nói rất lạc lõng. Chúng tôi nhất trí với Đào Duy Anh rằng: “Sở dĩ chép gọi là do hội lộn thành” (Từ điển Truyện Kiều - ảnh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974, tr.219). Vậy, câu Kiều thứ 44, theo chúng tôi, dứt khoát phải là: Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.

lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh". LH là hoạt động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Do nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, sông núi, vì thế ở các làng, xã, thường có miếu thờ thiên thần, thổ thần, thuỷ thần, sơn thần, LH cổ truyền đã phản ánh hiện tượng đó. Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với LH. Tôn giáo thông qua LH làm phương tiện phô trương thanh thế, ngược lại LH thông qua tôn giáo để thần linh hoá những gì trần tục. Theo thư tịch cổ, LH của người Việt xuất hiện từ thời nhà Lý (thế kỉ 11), nhưng có người cho rằng LH của dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc, của đất nước biểu hiện qua trống đồng Đông Sơn, mà tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - cái nôi của dân tộc Việt đó là Hội mùa, Hội làng... ngày hội cố kết cộng đồng, biểu trưng những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hoá của cộng đồng. Có những LH mang tính toàn quốc như Hội đền Hùng, Hội đền Kiếp Bạc.

Trên thế giới, mỗi một quốc gia lại có một loại hình sinh hoạt văn hóa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của quốc gia mình, và có lẽ “ lễ hội” là loại hình tiêu biểu nhất. Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc biệt có tính tập thể, phản ánh tín ngưỡng và sinh hoạt của người dân trong lao động sản xuất, hay trong việc hình dung lại các sự kiện lịch sử. Lễ hội nước nào cũng có những hình thức rước xách, diễu hành, vui chơi, nhưng ở mỗi quốc gia thì lễ hội lại có những nét độc đáo riêng, mang đậm dấu ấn riêng của quốc gia đó. Vì thế lễ hội giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống xã hội, nó chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống như: kinh tế- xã hội, văn hóa, tâm lý và tôn giáo tín ngưỡng tộc người. Vậy “lễ hội” là gì ?

Từ lễ hội có nghĩa là gì
Lễ hội là gì?

Mục lục

I. Khái niệm Lễ hội

Mỗi vùng miền, một quốc gia lại có hình thức tổ chức Lễ hội khác nhau. Chính vì thế mà đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hình thái sinh hoạt văn hóa này. Sau đây là một số khái niệm điển hình về “Lễ hội” như:

– Khi nghiên cứu về đặc tính và ý nghĩa “Lễ hội ”ở nước Nga, Bachie cho rằng: “Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò biểu diễn, đó là cuộc sống chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng,vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiện, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả”. (Nếu theo như định nghĩa này thì một sự kiện hay một cuộc chiến đấu của người dân sẽ không được tưởng nhớ khi không có sự tác động và ảnh hưởng của con người).

– Ở Việt Nam, khái niệm Lễ hội mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu. Trước hết chỉ có khái niệm lễ hoặc hội. Cả hai khái niệm này đều là từ gốc Hán được dùng để gọi một nhóm loại hình phong tục, chẳng hạn như: Lễ Thành Hoàng, lễ gia tiên…, cũng như vậy trong hội cũng có nhiều hội khác nhau như: Hội Gióng, Hội Lim, Hội chọi trâu,…. Thêm chữ “Lễ” cho “hội”, thời nay mong muốn gắn hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng này có ít nhất hai yếu tố cũng là hai đặc trưng đi liền với nhau. Trước hết là lễ bái, tế lễ thần linh, cầu phúc và sau là thăm thú vui chơi ở nơi đông đúc, vui vẻ (hội).

– Trong “Từ điển tiếng Việt” lại có định nghĩa về “ Lễ hội ” như sau: Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”.

– Trong cuốn “Hội hè Việt Nam” các tác giả cho rằng “Hội và lễ là một sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt”. Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốc các tầng lớp trong xã hội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thập kỷ.

– Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” – Phan Đăng Nhật cho rằng “ Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc…………… Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tương lai”.

Như vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời. Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người. Hội là các trò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thường nhật của người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng.

II. Phân loại lễ hội

Trên thực tế có rất nhiều cách để phân loại, dựa trên ý nghĩa, cội nguồn của các hội làng cùng những tiết mục chính yếu và độc đáo mà có thể chia thành 5 loại Hội:

+ Hội lễ nông nghiệp: là loại hội mô tả nhưng lễ nghi liên quan đến chu trình (hoặc một phần chu trình)sản xuất nông nghiệp hoặc biểu dương các sản vật làm từ nông nghiệp như hội tịch điền, trò rước lúa, lễ hội trình nghề…

+ Hội lễ phồn thực giao duyên: là lễ hội gắn với quan niệm tín ngưỡng phồn thực cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật, chẳng hạn như: việc rước thờ hay cướp các hình ảnh mô phỏng sinh thực khí có khi diễn các trò diễn những hành động tình ái giữa nam và nữ như: lễ hội Trò Trám (Nõ và Nường) ở Tứ Xã (Lâm Thao), ở Hà Lộc (Phù Ninh), xã Hà Thạch (thị xã Phú Thọ). Hay “Hội ôm” ở An Đạo (Phù Ninh), Thanh Uyên (Tam Nông), Dữu Lâu (TP Việt Trì).

+ Lễ hội văn nghệ: là các hội thi hát các làn điệu dân ca, như hội Lim ở Bắc Ninh,…

+ Lễ hội thi tài: là các hội thi thể hiện tài năng như thi nấu cơm, thi bắn nỏ, thi kéo co, bơi chải…

+ Hội lịch sử: là hội có các trò diễn nhắc lại công ơn của các vị Thành hoàng là những người có công với nước, diễn tả các trận đánh lịch sử… như Hội Gióng, hội Giá…

– Trong lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ các tác giả đã chia thành các loại sau:

+ Lễ hội phản ánh cuộc sống lao động sản xuất của người dân – gồm các tiểu loại hình thành lễ hội về săn bắt,đánh cá…

+ Lễ hội về sinh hoạt nông nghiệp hay liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp….

+ Lễ hội phản ánh cuộc đấu tranh giữ nước giữ làng: gồm việc thờ các vị thành hoàng, các anh hùng dân tộc.

+ Lễ thờ những vị thần là người có công bảo vệ làng xóm, chống thú dữ, trộm cướp…

+ Lễ hội các trò diễn đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần, phong tục, hội tham gia hành lễ.

+ Lễ hôi dân tộc hay lễ hội quốc tế đã được dân tộc hóa như: tết Noel, lễ thiên chúa, ngày hiến chương các nhà giáo…

+ Lễ hội có quy mô Quốc gia: Đền Hùng, hội giỗ trận Gò Đống Đa…

+ Lễ hội của một vùng miền gồm nhiều làng: hội chọi trâu Đò Sơn, Hội Phủ Giày….

+ Lễ hội của từng làng như lễ thờ thành hoàng, hội chùa, tết Thanh Minh…

+ Lễ hội của các nhóm nhỏ, thường là nhóm gia đình hay dòng họ.

Từ lễ hội có nghĩa là gì

III. Cấu trúc lễ hội

Bao gồm 2 thành phần:

+ Lễ (yếu tố chính)

+ Hội (yếu tố phát sinh)

– Lễ: được hình thành bởi: nhân vật được thờ, hệ thống di tích, nghi lễ, nghi thức, thờ cúng.

+ Lễ để thờ cúng các vị thần: sự sùng bái nhân vật lịch sử, là nhu cầu trở về cội nguồn, là sự giải thiêng trong tâm thức, tâm lý và sinh hoat cộng đồng.

+ Có thể nói phần lễ đã tạo nên tính “thiêng” của lễ hội.

– Hội: được cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, những trò diễn, tâm lý hội và hoạt động hội, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

Thực chất:

+ Hội là các trò chơi, trò diễn trong lễ hội.

+ Đối tượng thực hiện chủ yếu là những người trẻ tuổi.

Có thể thấy phần hội tạo nên “sức sống” của lễ hội.

+ Những trò chơi chính trong lễ hội:

. Rèn luyện sức khỏe: đấu vật, kéo co, bơi thuyền…

. Rèn luyện sự khéo léo: Ném còn, thi nấu cơm…

. Rèn luyện trí tuệ: đánh cờ người…

. Mang ý nghĩa tín ngưỡng: leo cột mỡ…

IV. Chức năng và vai trò của Lễ hội trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

1. Chức năng đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần

Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống tâm linh của con người. Nó giúp con người có dịp nhìn lại một chu trình sản xuất đã qua và hướng đến chu kỳ sắp tới với những chờ đợi điều tốt lành, tránh rủi ro, bất hạnh, họ tạ thần linh đã phù hộ cho họ với lòng ngưỡng mộ chân thành, nó trở thành niềm tin, thần bản mệnh của cả cộng đồng. Với các nghi lễ và trò diễn mà mục đích cơ bản và cuối cùng là cầu mong được “nhân khang vật thịnh”, phong đăng hòa cốc…

VD: Lễ hội xuống đồng (lễ Hạ Điền) được tổ chức ngày mùng 4 tết hàng năm ở nhiều nơi. Đây là dịp để nhân dân nhìn lại một vụ mùa vừa qua và hướng tới 1 vụ mùa sắp tới được bội thu. Phần lễ trong ngày hội là nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, thần linh giúp đỡ….Đồng thời còn cảm ơn gia tiên đã che chở cho nhân dân được khỏe mạnh để lao động sản xuất. Phần hội rất sôi động được nhiều lứa tuổi tham gia, họ tổ chức các trò chơi gắn liền với sản xuất: bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…

Lễ hội không chỉ tạo thành một mạch liền trong vòng quay của thời tiết trong một năm, mà lễ hội còn là mạch nối giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa trần thế và tâm linh, nó như một minh chứng cho rằng con người có thể làm chủ cuộc sống thông qua giao cảm với thế giới tâm linh.

VD: Hội Chùa Keo tại làng Keo – Vũ Nhất – Vũ Thư – Thái Bình. Chùa có tên chữ là Thần Quang Tự, xưa vốn là chùa Nghiêm Quang thuộc ấp Giao Thủy. Hội được mở 1 năm 2 lần: hội vui xuân ngày 4 tết âm lịch và ngày hội tháng 9(chính hội 13 – 15/9). Hội vui xuân mang tính chất lễ nghi và các cuộc thi tài: bắt vịt, nấu cơm, ném pháo… Đồng thời là lễ phật cầu cho 1 năm mới mưa thuận gió hòa, no ấm, hạnh phúc. Hội lễ chính tháng 9 gắn liền với tích của Dương Không Lộ – 1 vị quốc sư thời Lý đã từng trụ chì chùa Keo, được mọi người tôn lên làm vị tổ thứ nhất của chùa Keo. Từ 13-15/9, diễn ra nghi lễ như: rước Long đỉnh thuyền rồng và tiểu đỉnh từ chùa ra tam quan. Cùng với đó là các cuộc thi như: bơi chải, thi thổi kèn, thi trống… các nghi lễ tựu chung lại đều mong tổ sư của chùa phù hộ cho dân làng 1 mùa bội thu.

Từ lễ hội có nghĩa là gì
Lễ hội Chùa Keo. Ảnh: internet

2. Chức năng nhận thức xã hội:

Các vị thần được thờ ngoài các chính thần còn có các tà thần như: thần ăn trộm, thần gắp phân ….Như tại làng Lộng Khê – Phù Đức – Thái Bình trong ngày linh hay ngày kị của thần đều có trò diễn: ban đêm trai gái trong làng đốt đuốc đi lùng quanh đình giống như đang đi tìm kẻ trộm. Trong khi ấy người thủ từ lấy tượng thần đưa qua lỗ ngạch, có ông tiền chỉ đứng tực sẵn ở phía ngoài, nắm lấy cổ tượng thần đấm 3 đấm, rồi bỏ lên kiệu rước lại vào đình. Hay tại làng Thư Lạng (Hà Nam) thờ thần ăn mày có 1 tượng thần giống người ăn mày đặt trước cửa, tay cầm gậy bị, đều sơn son thiếp vàng. Người thủ từ phải luôn sẵn sàng, hễ làng lân cận có việc gì đánh trống, đánh mõ đình làng mình lên, kẻo thần sẽ “xuất ngoại” mất. Hay làng Cổ Nhuế thờ thần gắp phân (miền bắc có nghề đi gắp phân để bón cho cây cối) thì trên hương án phải có 1 bộ quang gánh, 1 cái gầu nhỏ sơn son thiếp vàng. Trong gánh người ta dùng chuối nặn cho giống phân và đặt vào đó để thờ. Hay lễ hội Nghinh Ông tại thị trấn Sông Đốc – Cà Mau, diễn ra từ ngày 14/2 – 16/2 âm lịch, lễ hội nhằm tôn vinh loài cá ông (cá voi). Theo lưu truyền trong dân gian thì “ cá ông” là một linh vật rất linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi lại trên biển. Lễ hội nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhất là cho những chuyến đi đánh bắt của ngư dân nơi đây được thận lợi.

Các trò diễn trên đây phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, nếu không làm đúng như vậy, làng sẽ bị động, làm ăn lục đục hoặc mất mùa. Nó không chỉ là niềm tin linh thiêng, sự cầu mong các vị thần ủng hộ cho các nhân, cho cộng đồng, mà còn thể hiện những nhận thức xã hội của con người. Vì thế, lễ hội đã giúp con người nhận thức rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về xã hội, những mặt tốt lành, những điều xấu xa, trắc trở mà trong cuộc sống ai cũng có lần gặp phải – cái yếu tố dân chủ và xã hội trong tính lưỡng cực của tín ngưỡng dân gian. Chức năng này hỗ trợ và củng cố chức năng phản ánh và bảo lưu truyền thống.

3. Chức năng tuyên truyền giáo dục.

Lễ hội góp phần hình thành truyền thống yêu nước, yêu lao động sản xuất, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm thông qua việc tế lễ và các tích trò được nhân dân diễn lại. Đồng thời nó góp phần hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam.

VD: Hội Gióng (làng Gióng – Gia Lâm – Hà Nội) được tổ chức từ 6-12/4 âm lịch, diễn lại sự tích Thánh Gióng đáng giặc Ân, nhắc nhớ mọi người về vị anh hùng đã có công với nước, cũng tại đây mọi người cũng có dịp cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều giữa làng với nước, cá nhân – cộng đồng, quá khứ – hiện tại, thực – ảo, thiêng liêng – trần tục. Tất cả đều được giữ gìn như một tài sản văn hóa để lưu truyền mãi về sau.

V. Giá trị của lễ hội

Giá trị tiêu biểu nhất của lễ hội là “ tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng”. Tức là, mọi lễ hội dù được phân chia ra sao, dù mang nội dung tôn giáo, nghề nghiệp, vòng đời, hay một ý nghĩa gì khác đi chăng nữa thì bao giờ cũng là sinh hoạt của một cộng đồng người để biểu dương những vốn liếng văn hóa và sức mạnh cộng đồng gia tộc, cộng đồng địa phương, cộng đồng tôn giáo hay quốc gia….Trong xã hội hiện đại thì giá trị này càng có vai trò quan trọng.

Tính chất tự quản, tinh thần dân tộc, nội dung nhân bản cũng là một giá trị văn hóa cần chú ý. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng tổng hòa, trong đó con người tự tổ chúc, chi phí, tự vui chơi và cùng vui chơi. Hơn thế nữa cả cộng đồng cùng tham gia sáng tạo và thực hiện, hưởng thụ những sinh hoạt văn hóa – tâm linh trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân họ. Họ không chỉ sùng bái, thành kính, biết ơn hay chỉ thầm dâng những khát vọng cầu may của riêng mình với thần linh, không chỉ giao hòa với thiên nhiên mà còn trực tiếp sáng tạo giá trị văn hóa. Ở lễ hội ngày nay, tinh thần tự quản vẫn còn phổ biến, song tinh thần dân chủ, giá trị nhân bản có phần mai một, vì thế nảy sinh vấn đề tìm lại gốc gác của lễ hội truyền thống.

Trở về cội nguồn là bản chất, đồng thời là gí trị văn hóa và lịch sử của lễ hội, là nhu cầu vĩnh hằng của con người. Đặc biệt khi quá trình giao lưu văn hóa quốc tế và vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng quan trọng thì việc trở về với cội nguồn tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng và gốc gác văn hóa chính là biểu hiện giá trị văn hóa cũng như tính nhân bnar của hoạt động lễ hội.

Những giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền giống nhau về tính chất, hưng khác nhau về yêu cầu và mức độ biểu hiện ở từng lễ hội, từng môi trường xã hội, từng thời điểm lịch sử. Từng biểu hiện cụ thể bên trong lễ hội cổ truyền đang được phục hưng và đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của con người. Do đó, việc tìm hiểu lễ hội cổ truyền, chọn lọc, phát huy, nâng cao các giá trị văn hóa tiêu biểu cảu nó nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người thời đại mới là một việc làm rất cần thiết.