Trường sic có tốt không

Trường THPT Quốc tế Việt Úc (SIC) là trường công lập tự hạch toán của ngành giáo dục TPHCM. Đây là loại hình trường được Nhà nước lo phần cơ sở vật chất; trường tự điều hành, tự thu, tự chi theo quy định của liên sở Tài chính và GD-ĐT.

Mất 5 tỉ đồng/năm vì thuê nhà

Kể từ khi hoạt động, tháng 11- 2005 đến nay, SIC phải chuyển qua nhiều địa chỉ vì chưa bao giờ có cơ sở riêng. Những ngày đầu, trường hoạt động tại cơ sở của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5). Không được bao lâu, trường phải chuyển qua số 20 Ngô Thời Nhiệm (quận 3), rồi lại dời sang số 51 An Dương Vương (quận 5).

Trường sic có tốt không

Một lớp học tại Trường THPT Quốc tế Việt Úc. Ảnh: Tấn Thạnh

Trường ở tại địa chỉ 51 An Dương Vương chưa được bao lâu thì chủ cơ sở này đòi lại nhà. Tháng 11-2009, SIC phải thuê một cao ốc ở số 21K Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận) để làm chỗ dạy học. Hợp đồng thuê 7 năm, giá thuê 3,6 tỉ đồng/năm (trong 2 năm đầu) rồi tăng lên ở mức hơn 4,36 tỉ đồng/năm (trong 3 năm cuối). Do ở cao ốc nên SIC chỉ có thể tổ chức các lớp học, còn các hoạt động vui chơi, TDTT khác đều phải thuê mặt bằng bên ngoài.

Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng SIC, cho biết mỗi năm, trường phải trả khoảng 5 tỉ đồng cho việc thuê cơ sở và các chi phí phát sinh từ việc đi thuê. Khoản tiền này được trích ra từ học phí thu của học sinh. Với mô hình mới, thí điểm, lẽ ra SIC phải có cơ sở riêng ngay từ ngày đầu thành lập. Nếu không có cơ sở thì vội vã đưa vào hoạt động để làm gì?

Thu nhận 80-90 học sinh/năm

SIC thành lập trên cơ sở liên kết đào tạo bậc THPT giữa Trường THPT bán công Nam Sài Gòn và Hội đồng Học thuật thuộc Bộ Giáo dục và Nhân dụng Chính phủ bang Tây Úc, đào tạo bậc THPT (lớp 10 đến 12) bằng chương trình của phía đối tác. Tất cả các môn học sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ và theo lịch hoạt động của các trường tại bang Tây Úc. Hằng năm, đoàn thanh tra của Hội đồng Học thuật bang Tây Úc sẽ đến thăm và thực hiện thanh tra ít nhất 2 lần nhằm mục đích bảo đảm  các tiêu chuẩn và chất lượng giảng dạy.

Vào cuối năm lớp 12, học sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp để lấy bằng WACE (tú tài Úc). Bằng WACE này được quốc tế công nhận và được chấp nhận tại hầu hết các trường ĐH ở Úc cũng như ở Mỹ, Canada, Zew Zealand, Vương quốc Anh. Mục tiêu của mô hình  SIC là xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc tế cho giáo dục TP với chi phí rẻ. Ông Cao Huy Thảo cho biết mức học phí hiện nay trường đang thu là 132 triệu đồng/năm học (43 tuần lễ).

Trong thực tế, từ ngày hoạt động đến nay, mỗi năm, SIC chỉ thu nhận được khoảng 80-90 học sinh theo học. PGS-TS Phạm Xuân Hậu, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục thuộc Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng SIC là mô hình “đi tắt đón đầu”. Nếu được quan tâm đầu tư tương xứng ngay từ đầu thì mô hình này sẽ thành công, là cơ sở cho sự ra đời của nhiều trường khác thuộc dạng này để từ đó, học sinh Việt Nam có cơ hội hưởng nền giáo dục tốt với chi phí thấp.

Chưa biết địa điểm xây trường

Ông Huỳnh Công Minh, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết SIC chưa có cơ sở riêng do những trục trặc về kỹ thuật. Đầu tiên do chưa có đất nhưng khi có đất thì vướng thủ tục, vốn. Nội chuyện thiết kế và vốn cũng mất nhiều thời gian vì khi thiết kế lại phải điều chỉnh vốn. UBND TPHCM có hứa tháng 9 này sẽ xây trường nhưng xây ở địa điểm nào thì chưa biết.  

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết UBND TP đang làm việc với Sở Kế hoạch-Đầu tư về việc xây cơ sở cho SIC. Trước đó, trong quyết định thành lập SIC, UBND TP nêu rõ trụ sở của trường đặt tại khu A đô thị mới Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phú, quận 7 - TPHCM.

TPHCM - Chấp nhận mức học phí cao tới 18 triệu đồng/tháng với hơn nửa tỉ đồng cho 3 năm học, học trường quốc tế 100% bằng Tiếng Anh nhưng có tới 40% học sinh không thể tốt nghiệp bậc THPT. Muốn đi du học cũng khó mà ở lại Việt Nam học tiếp bậc đại học cũng không xong - đây là thực trạng mà phụ huynh, học sinh tại Trường THPT Quốc tế Việt Úc (SIC) đang phải đối diện.

Trường sic có tốt không
Ban Giám Hiệu Trường THPT Quốc tế Việt Úc trao đổi với báo chí. Ảnh: V.D

40% không vượt qua chuẩn nước ngoài

Thời gian gần đây, một số phụ huynh tại Trường THPT Quốc tế Việt Úc (SIC) tại TPHCM lo lắng khi biết thông tin con mình có nguy cơ không được thi, nhận bằng tốt nghiệp THPT, để đi du học hoặc là học tại một trường đại học ở trong nước.

Trường THPT Quốc tế Việt Úc là trường công lập, được quản lý bởi Sở GDĐT TPHCM, do UBND TPHCM thành lập, dựa trên sự liên kết với Hội đồng học thuật Bang Tây Úc (SCSA), nước Úc.

Trường hoạt động từ tháng 11.2005. Toàn bộ chương trình giảng dạy tại SIC tuân theo chương trình giảng dạy của Bang Tây Úc. Ngoài ra, học sinh được học thêm môn Việt Nam học (gồm kiến thức 3 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) theo yêu cầu của Bộ GDĐT để đảm bảo bản sắc của dân tộc.

Để được thi lấy bằng tốt nghiệp chương trình THPT do Bang Tây Úc cấp – trình độ WACE, học sinh phải học theo bảng điểm ATAR. Nhưng do cấp độ này quá sức đối với một số em, nên không ít học sinh không theo kịp, buộc phải đăng ký học theo cấp độ GERNERAL. Điều này đồng nghĩa với việc khi học xong, các em này sẽ không được cấp bằng tốt nghiệp THPT của Bang Tây Úc. Nhà trường chỉ cấp bảng điểm là đã hoàn tất chương trình học ở SIC.

Trường sic có tốt không
Trường THPT Quốc tế Việt Úc là trường công lập nhưng dạy chương trình quốc tế. Ảnh: HN

Đáng lưu tâm hơn là với việc chỉ hoàn thành chương trình học THPT, học sinh khó có cơ hội để tiếp tục học bậc cao hơn. Muốn du học, học sinh sẽ phải chọn học nghề hoặc phải học thêm một khoá dự bị (Foundation) và phải vượt qua vòng thi sát hạch để được đăng ký vào một trường đại học. Chỉ một số rất ít trường chấp nhận học sinh không có bằng tốt nghiệp và sẽ yêu cầu bổ sung thêm nhiều chứng chỉ, trình độ khác theo quy định riêng của từng trường.

Còn nếu phụ huynh muốn cho con vào học tại các trường đại học trong nước thì cũng không thể được vì hiện tại quy định của Việt Nam là học sinh buộc phải tốt nghiệp THPT nếu muốn vào đại học. Thậm chí, không ít trường cao đẳng cũng từ chối ứng viên không có bằng tốt nghiệp THPT.

Không thể quay lại học chương trình Việt Nam

Trao đổi với Báo Lao Động, bà Tô Hạ Uyên – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, từ khi thành lập đến nay, mỗi năm nhà trường có khoảng 40% học sinh không đủ điều kiện để được dự thi và cấp bằng tốt nghiệp THPT của Úc. Học sinh đạt ở cấp độ WACE, có bảng điểm ATAR thì được xét vào học tại các trường đại học của Úc và nhiều nước ở các quốc gia trên thế giới khác.

Trường hợp học sinh không đạt ở cấp độ WACE mà chỉ ở GENERAL thì được cấp bảng điểm, SIC cấp xác nhận hoàn thành chương trình học. Bà Uyên nhấn mạnh lại đây chỉ là xác nhận hoàn thành, chứ không phải là bằng tốt nghiệp.

Với các học sinh không đạt WACE, mà chỉ nhận bảng điểm thì tùy vào yêu cầu riêng của từng trường đại học có chấp nhận hay không chấp nhận xét bảng điểm. Các trường đại học đều có thể yêu cầu học sinh phải học dự bị đại học, tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, hoặc có thể học nghề tại Úc.

Trường sic có tốt không
Học sinh không đạt cấp độ WACE được nhà trường cấp chứng chỉ và bảng điểm theo dạng hoàn thành chương trình học. Ảnh: HN

Lí giải về việc học sinh học trường công lập nhưng không thể thi tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, bà Uyên cho hay đây là chương trình quốc tế 100%, các môn học, điểm số khác với chương trình của Việt Nam hiện hành.

“Trong quá trình để xác định mục tiêu cho con thì phụ huynh được nhà trường tư vấn rất kỹ về chương trình đào tạo quốc tế. Để định hướng cho con đến với quốc tế thì chúng ta đi thẳng con đường chứ nửa chừng quay lại học chương trình giáo dục Việt Nam thì rất khó và không thể nào hoà nhập được”, bà Uyên cho hay.

SIC không phải là đơn vị duy nhất gặp tình trạng này bởi khi xác định việc cho con theo học chương trình quốc tế, các bậc phụ huynh cần phải cân nhắc tới năng lực học tập, khả năng tài chính và con đường đi lâu dài bởi nếu bỏ ngang giữa chừng học sinh rất khó để quay lại chương trình học tập của Việt Nam.

Để giải quyết bài toán về chất lượng học sinh và kết quả học tập sau 3 năm, ông Đỗ Kinh Thành – Phó Hiệu trưởng SIC cho rằng nhà trường sẽ phải kỹ hơn trong khâu tuyển sinh để rà soát về yêu cầu của học sinh, phụ huynh, cảnh báo sớm hơn để họ có chuẩn bị cần thiết.