Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư vào tổ chức kinh tế là việc các nhà đầu tư bỏ vốn và tài sản vào thành lập mới doanh nghiệp.

Theo Khoản 21 Điều 3 Luật đầu tư số số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng năm 2020 [sau đây gọi tắt là Luật đầu tư năm 2020] quy định tổ chức kinh tế bao gồm:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

21. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”

Xuất phát từ quy định trên, tổ chức kinh tế phải được thành lập theo quy định của pháp luật; thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh; có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch; có điều lệ tổ chức và hoạt động.

Ngoài ra, khái niệm tổ chức kinh tế còn được đề cập tài Khoản 27 Điều 3 Luật đất đai 2013 cụ thể như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

27. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”

Theo quy định này có thể hiểu doanh nghiệp [trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài] vào hợp tác xã được coi là tổ chức kinh tế. Khái niệm "tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự"có thể được hiểu là pháp nhân thương mại theo bộ luật dân sự 2015. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm cả doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Theo Điều 22 Luật đầu tư năm 2020 quy định về hình thức thành lập tổ chức kinh tế như sau:

“Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a] Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b] Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

c] Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Có thể thấy, luật đầu tư năm 2020 quy định theo hướng xóa bỏ một số hạn chế phân biệt đối xử với nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư, góp phần tạo mặt bằng pháp lý thống nhất về quyền thực hiện hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế phù hợp với tất cả các loại hình tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, theo Điểm c Khoản 1 Điều 22 luật đầu tư năm 2020 trước khi thành lập nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ với mức không hạn chế trong doanh nghiệp Việt Nam trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành và điều ước quốc tế và Việt Nam có quy định khác. Trừ một số hạn chế về tỷ lệ góp vốn và phạm vi hoạt động theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đã được đối xử bình đẳng với nhà đầu tư trong nước về quyền thực hiện hoạt động đầu tư cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư: nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đều được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Thứ hai, thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần,C ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư được quyền đầu tư thành lập hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo luật hợp tác xã 2012 và kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cụ thể, căn cứ theo Điều 13 Luật hợp tác xã 2012 quy định một trong những điều kiện để trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên được quy định như sau:

“Điều 13. Điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên

1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a] Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.

Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

b] Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

c] Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

d] Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;

đ] Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

2. Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a] Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;

b] Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;

c] Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;

d] Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.”

Như vậy, mỗi mô hình tổ chức kinh tế có những ưu và nhược điểm nhất định. Nhà đầu tư trong và ngoài nước được tự do lựa chọn các mô hình này để thành lập căn cứ vào nhu cầu và năng lực tài chính.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư

Luật Hoàng Anh

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Điều kiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.

Cơ sở pháp lý: Điều 22 và Điều 23 Luật đầu tư năm 2014

Nội dung cụ thể:

          Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a] Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b] Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a] Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b] Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c] Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

          Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b] Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c] Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề