Trò chơi tập tầm vông tay không tay có

Trò chơi tập tầm vông là một trò chơi dân gian không còn xa lạ gì đối với trẻ em Việt Nam. Đây là trò chơi tuổi thơ của rất nhiều các thế hệ học sinh, cách chơi và luật chơi trò chơi tập tầm vông rất đơn giản và dễ chơi. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về trò chơi này thì hãy cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!

Trong cách chơi và luật chơi trò chơi tập tầm vông thì không thể nào thiếu được quy định chơi tập tầm vông. Vì trò chơi này không cần thiết phải di chuyển nhiều hay vận động mạnh, nên bạn có thể tìm những địa điểm chơi thoáng mát, sạch sẽ và có diện tích vừa đủ là có thể chơi được. Không cần phải ở những nơi quá rộng lớn.

Nên chọn các địa điểm như trong lớp học, ngoài sân trường, công viên, sân tập thể dục, sân nhà,…ở những nơi không có các vật cản gây ảnh hưởng đến cuộc chơi. Trò chơi này chủ yếu đều là các bé thiếu nhi còn nhỏ nên phải chú ý chọn địa điểm chơi cho các em.

Trò chơi tập tầm vông

Đối với cách chơi và luật chơi trò chơi tập tầm vông là một trò chơi tập thể vì vậy số lượng người tham gia sẽ không giới hạn. Ở các trò chơi như vậy thì tham gia càng đông sẽ càng vui. Tuy nhiên, chỉ nên sắp xếp một số lượng người vừa đủ khi chơi sẽ dễ kiểm soát hơn, có thể chọn từ 7 – 10 người trong một ván chơi. Nếu đông người chơi quá thì có thể chia đều ra các top nhỏ để chơi. 

Về trò chơi tập tầm vông cả nam và nữ đều có thể tham gia được. Trò chơi này không phân biệt nam hay nữ, bất kể giới tính gì thì đều có thể chơi chung và hoạt động chung với nhau được hết. 

Trung bình độ tuổi tham gia trò chơi tập tầm vông sẽ từ 4 đến 10 tuổi, độ tuổi này cũng không bé quá mà cũng không lớn quá, rất thích hợp để các em chơi. Ngoài ra, những độ tuổi nhỏ hơn hoặc lớn hơn nếu muốn chơi thì vẫn có thể chơi được, chứ không ngăn cấm. 

Trong luật trò chơi tập tầm vông thì việc học thuộc bài đồng dao là điều bắt buộc và ai cũng đều phải thực hiện cả. Nếu không thuộc thì sẽ không được phép tham gia chơi. Đây là quy định sẵn có trong các trò chơi tập thể có bài hát đồng dao.

Các luật lệ khi tham gia chơi

Dụng cụ của trò chơi tập tầm vông rất đơn giản, bạn chỉ cần nắm trong tay một vật gì đó như đá, sỏi, cục tẩy,… nhỏ nhỏ để không bị lộ ra ngoài.

Nếu người chơi chọn sai bên tay và bên đó không có gì hết thì người đoán sẽ bị phạt một hình phạt nào đó do người thắng đề ra. Còn nếu đoán trúng được bên tay có vật dụng gì đó thì xem như là người chiến thắng trong ván chơi đó.

Đầu tiên, nếu đông người chơi thì sẽ phân đôi hai đội chơi, mỗi bên sẽ có số lượng người bằng nhau, không nên quá 5 người một nhóm vì chơi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bạn nên chú ý về điều này. Sau đó, chơi trò oẳn tù tì để xem ai sẽ là người được quyền chơi đầu tiên. 

Người thắng cuộc sẽ được cầm vật dụng và quay mặt ra bên ngoài, đặt viên sỏi, viên đá vào trong lòng bàn tay sau đó nắm chặt lại. Phải làm sao khi cầm mà hòn đá không bị lộ ra, không được để người đội bạn phát hiện hòn đá giấu ở bên nào. 

Khi đã cất kỹ lưỡng thì người cầm viên sỏi sẽ đưa ra bài tay của mình ra phía trước và hát bài hát tập tầm vông rồi xoay chuyển qua lại bàn tay của mình cho đối phương chọn. Việc xoay chuyển như vậy sẽ khiến cho đối phương hoang mang, hoa mắt khi chọn bên. Đây là một chiêu thức khá hấp dẫn được nhiều người sử dụng trong trò chơi này. 

Cách chơi tập tầm vông

Một khi bài hát kết thúc thì người chơi dùng tay lại trước mặt của đối phương và sau đó đối phương phải lựa chọn bên tay đang chứa hòn sỏi. Bước này là bước quan trọng, quyết định tất cả sự thắng thua của trận đấu, chính vì thế hãy thận thận trọng khi xem xét.

Người chơi nào mà có thể chọn đúng thì sẽ giành chiến thắng, còn  người chơi nào không đoán ra được là người thua cuộc và dừng lại. Tiếp nhận hình phạt từ bên thắng. Tùy từng nơi mà sẽ đưa ra mức hình phạt khác nhau.

Có khá nhiều các phiên bản đồng dao của bài tập tầm vông khác nhau. Tùy thuộc vào từng vùng miền, địa phương và phong tục của mỗi nơi mà người ta sẽ chỉnh sửa giọng điệu, từ ngữ cho phù hợp với nơi đó. 

Bài hát 1

 “Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó

Tay có tay không

Mời các bạn đoán sao cho đúng

Tập tầm vó 

Đố tay nào có

Tay nào không

Có có, không không”

Một số phiên bản của bài đồng dao

 Bài hát 2

“Tập tầm vông

Chị có chồng

Em ở vá

Chị ăn cá,

Em mút xương.

Chị ăn kẹo,

Em ăn cốm

Chị ở Lò Gốm,

Em ở Bến Thành.

Chị trồng hành,

Em trồng hẹ.

Chị nuôi mẹ

Em nuôi cha.”

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách chơi và luật chơi trò chơi tập tầm vông. Hy vọng, qua bài viết dưới đây bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm, kiến thức khi chơi trò chơi dân gian này.

Các trò chơi dân gian thì thường được lưu truyền bằng truyền miệng nên không ai nhớ được chúng ra đời khi nào và tác giả là ai, tập tầm vông cũng là một trò chơi như thế. Không rõ tập tầm vông đã trải qua bao nhiêu thế hệ trẻ em, nó vẫn tồn tại đến ngày nay.

2. Chơi tập tầm vông ở đâu?

Khi chơi tập tầm vông trẻ không phải di chuyển mà chỉ cần ngồi một chỗ và giao tiếp với người xung quanh. Do đó, cần một mặt phẳng sạch, đủ chỗ cho tất cả người chơi. Thông thường một nhóm 2-3 trẻ sẽ cần khoảng 2m2.

3. Trẻ mấy tuổi được chơi tập tầm vông?

Vì đây là trò chơi khá đơn giản, không phải suy nghĩ nhiều, không cần di chuyển mà còn có bài đồng dao nên trẻ em rất thích. Nó phù hợp với tất cả mọi người, kể cả người lớn [có thể chơi cùng trẻ].

Thế nhưng, trẻ học mẫu giáo lớn là phù hợp nhất. Ở độ tuổi này, trẻ thích khám phá thế giới xung quanh nên trò chơi sẽ rất mới mẻ, thú vị. Những trẻ lớn hơn sẽ có các trò chơi khác phù hợp hơn, trò này đơn giản quá khiến trẻ nhanh chán.

4. Số lượng người chơi là bao nhiêu?

Tập tầm vông chơi theo nhóm, mỗi nhóm từ 2 đến 3 bé. Nếu số lượng người chơi lớn thì sẽ phân chia thành các nhóm nhỏ chơi với nhau. Như vậy, không giới hạn người chơi.

5. Cách tổ chức trò chơi

Chuẩn bị:

  • Có từ 2 bé trở lên chia thành các nhóm, mỗi nhóm 2-3 bé.
  • Địa điểm chơi bằng phẳng, sạch sẽ để trẻ ngồi chơi.
  • Đảm bảo trẻ thuộc bài đồng dao.

Luật chơi: Nếu người chơi bị đoán trúng tay nắm viên sỏi hoặc những người chơi còn lại không đoán được tay nào cầm viên sỏi thì tùy thuộc vào quy định trò chơi mà có các hình phạt khác nhau.

Cách chơi: Một người nắm một đồ vật nhỏ cầm vừa trong một bàn tay, bỏ bên tay trái hoặc phải và giấu vào sau lưng. Sau đó, người đó đọc to bài đồng dao sau đây:

“Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó

Tay có tay không

Tay không tay có

Tay có tay không?”

Cô giáo tổ chức cho các bé chơi tập tầm vông

6. Ý nghĩa trò chơi tập tầm vông

Khi chơi tập tầm vông, trẻ rèn luyện được các kỹ năng như sau:

  • Ghi nhớ và đọc đúng bài đồng dao.
  • Khả năng phán đoán nhạy bén.

7. Cần chú ý những gì khi chơi tập tầm vông?

Khi tổ chức cho trẻ chơi tập tầm vông, người lớn cần chú ý những điều sau:

  • Phổ biến rõ luật chơi cho trẻ.
  • Đảm bảo trẻ hiểu và ghi nhớ đúng luật.
  • Chọn đồ vật nắm vừa tay, quá to sẽ rất dễ đoán.

Tập tầm vông là trò chơi nhẹ nhàng, phù hợp với các bé mẫu giáo và lớp 1,2, nhất là những bé gái. Cách chơi dễ nhớ, người lớn chỉ cần hướng dẫn một lần là bé có thể ghi nhớ và tự chơi những lần sau.

Ngoài trò chơi tập tầm vông, các bạn có thể tham khảo thêm một số trò chơi khác cho trẻ em để đa dạng trò chơi cho các bé như:

  • Trò chơi trồng nụ trồng hoa
  • Trò chơi gieo hạt nảy mầm

Video liên quan

Chủ Đề