Trị giá tính thuế tờ khai xuất khẩu

Thủ tục Tham vấn Xác định trị giá tính thuế và ấn định thuế XNK.

9/12/2014

6 Comments

Tham vấn giá là gì? là việc cơ quan Hải quan và người khai Hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai, theo yêu cầu của người khai Hải quan.

Ấn định giá thuế là gì? là việc Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp [thực chất, ấn định thuế là truy thuy thuế].

Trị giá tính thuế hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất [giá FOB, giá DAF] không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế [I] và phí vận tải quốc tế [F]. Trường hợp không có hợp đồng mua bán hàng hóa, trị giá tính thuế xuất khẩu là trị giá khai báo của người khai hải quan.

Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế. 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu gồm:
- Xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.
- Xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống hệt.
- Xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng tương tự.
- Xác định theo phương pháp khấu trừ.
- Xác định theo phương pháp tính toán.
- Xác định theo phương pháp suy luận.

Xác định trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu: là giá mà thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định.
- Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua hàng nhập khẩu.

* Các khoản điều chỉnh cộng:
- Tiền hoa hồng và phí môi giới, trừ hoa hồng mua hàng.
- Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu.
- Chi phí đóng gói hàng hóa, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công
- Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng để sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến Việt Nam [gọi là trị giá khỏan trợ giúp].
- Tiền bản quyền, phí giấy phép liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu.
- Các khỏan tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hang hóa nhập khaủa được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức.
- Chi phí vận chuyển và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận chuyển hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu như: chi phí bốc, dỡ, xếp và chuyển hang, phụ phí tàu già, chi phí thuê các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hóa, và sử dụng nhiều lần.
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa đến địa điểm nhập khẩu.

* Các khoản điều chỉnh trừ:
- Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa, bao gồm chi phí về xây dựng. kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trựo giúp ký thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và chi phí tương tự.
- Chi phí bảo hiểm, vận chuyển trong nội địa Việt Nam.
- Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu.
- Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hang hóa nhập khẩu.
- Tiền lãi phải trả liên quan đến việc trả tiền mua hàng hóa nhập khẩu.

HQ sẽ ấn định giá nếu mức giá do doanh nghiệp khai báo hải quan thấp hơn mức giá do cơ quan hải quan xác định bằng phương pháp xác định trị giá tính thuế và tham khảo thêm nguồn tin do nhà sản xuất, các hiệp hội ngành hàng cung cấp…

Cơ quan hải quan sử dụng mức giá tại danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu để kiểm tra, so sánh, đối chiếu với mức giá khai báo của DN và xác định dấu hiệu nghi vấn.

Việc áp đặt giá tính thuế nhập khẩu được xem là một công cụ của cơ quan Hải quan nhằm ngăn chặn nguy cơ trốn thuế nhập khẩu. Theo đó, sau khi kiểm tra, với những trường hợp nghi vấn về mức giá khai báo thấp bất hợp lý thì Hải quan yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Nếu doanh nghiệp không thể giải trình hợp lý, cơ quan Hải quan sẽ xác định lại giá tính thuế trên cơ sở thông tin của mặt hàng giống hệt hoặc tương tự trên hệ thống cơ sở dữ liệu giá hải quan.

So sánh mức giá khai báo hải quan hoặc mức giá khai báo sau khi đã trừ đi khoản giảm giá [đối với trường hợp nhập khẩu có yếu tố giảm giá] của lô hàng nhập khẩu với mức giá mặt hàng giống hệt, tương tự có trong Danh mục này. Nếu mức giá khai báo hoặc mức giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn thì xác định dấu hiệu nghi vấn trên Hệ thống GTT01, đồng thời thực hiện việc tham vấn theo quy định tại điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn về tham vấn, xác định giá.

Trường hợp không tìm được hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự theo quy định để kiểm tra, so sánh trị giá khai báo thì áp dụng linh hoạt, mở rộng hơn khái niệm hàng hóa nhập khẩu tương tự, giống hệt theo quy định tại Điểm b.4.6 Tiết 1.3.2.2 Khoản 1 Điều 24 Mục II Chương III Thông tư số 205/2010/TT-BTC.

Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu và mức giá kiểm tra sẽ thay đổi thường xuyên cho phù hợp thực tế biến động giá cả từng giai đoạn.

Các văn bản pháp luật liên quan về
Xác định trị giá tính thuế, giá tính thuế, cơ sở dữ liệu giá, danh mục quản lý rủi ro về giá cấp TCHQ / cấp cục và mức giá kiểm tra, ấn định giá tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu:

1- Hiệp định Xác định trị giá tính thuế hải quan [điều 7 của hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994, gọi là hiệp định trị giá GATT 1994].
2- Thông tư 29/2014/TT-BTC ngày 26/02/2014.
3- Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa XNK.
4- Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010.
5- Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo.
6. Tải về danh mục giá tối thiểu theo Công văn số 3286/TCHQ-TXNK ngày 14/6/2013 về việc ban hành danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục và mức giá kiểm tra.

Tham khảo Biên bản tham vấn giá | Hồ sơ tham vấn xác định trị giá tính thuế.

Mời tham khảo:
- Tư vấn giá thuế xuất nhập khẩu và tham vấn giá.

- Phương pháp xác định và áp mã HS code hàng XNK.
- Thông tư 119/2014/TT-BTC về thủ tục tính thuế - khai thuế - nộp thuế.
- Thông tư 126/2014/TT-BTC quy định thủ tục Thu thuế và nộp Thuế XNK.

6 Comments

Tính thuế xuất nhập khẩu cho mỗi lô hàng luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng cho bất kì doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào. Tổng số thuế phải nộp cho một lô hàng bao gồm nhiều loại thuế khác nhau: thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo hộ/chống bán phá giá,….

Tùy vào đặc điểm của từng lô hàng mà bạn sẽ phải đóng các loại thuế xuất nhập khẩu khác nhau. Bài viết dưới đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách tính thuế, trình tự tính các loại thuế và đưa ra ví dụ trên một lô hàng cụ thể để tính thuế.

>>>>> Xem thêm: Packinglist là gì?

1. Để tính thuế xuất nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị những gì?

Mấu chốt của việc tính thuế xuất nhập khẩu cho một lô hàng đó là HS code của lô hàng.

Khi đã có mã HS code của lô hàng, bạn sẽ xác định được mức thuế suất hàng nhập khẩu, xác định được hàng hóa có phải chịu thuế Bảo vệ môi trường, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt hay không.

Bạn có thể xem thêm bài viết: Hs code là gì? Cách tra mã HS code chính xác nhất

Ngoài ra cần có những thông tin đầy đủ sau đây để có thể tính thuế xuất nhập khẩu:

- Điều kiện giao hàng: ví dụ FOB cảng đi BKK [Bangkok – Thái Lan] – cảng đến HPH [Hải Phòng – Việt Nam], với từng điều kiện giao hàng thì trị giá tính thuế của lô hàng sẽ khác nhau.

- Cước vận chuyển

- Mục hàng: trong một lô hàng của bạn, có thể có nhiều loại mặt hàng khác nhau, bạn cần có thông tin chi tiết về trị giá của hàng, hàng có C/O ưu đãi hay không,..Mỗi mặt hàng sẽ có mã HS code khác nhau và chịu các loại thuế khác nhau nên bạn cần tính thuế riêng cho mỗi loại hàng hóa, sau đó cộng lại để ra thuế phải nộp của cả 1 lô hàng.

- Bạn phải xác định được trị giá tính thuế [trị giá hải quan]: Với hàng Nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu nhập đầu tiên [thường gọi là giá CIF]; với hàng Xuất khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu xuất [thường gọi là giá FOB], bao gồm:

+ Tiền hàng

+ Cước vận chuyển quốc tế, các loại phụ phí [nếu có]

+ Các khoản phải cộng khác [bao bì, môi giới, bản quyền, đóng gói,…]

Các loại thuế xuất nhập khẩu của một lô hàng gồm:

2. Trình tự tính thuế xuất nhập khẩu

Trước khi tính thuế xuất nhập khẩu các loại, bạn cần tình được trị giá tính thuế

Sau đó tính các loại thuế theo trình tự như sau:

Bảng viết tắt các loại thuế:

+ Thuế Nhập khẩu: TNK

+ Thuế Xuất khẩu: TXK

+ Thuế suất: TS [tra trong biểu thuế để xác định mức thuế suất là bao nhiêu phần trăm]

+ Trị giá tính thuế: TGTT

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: TTTĐB

+ Thuế Bảo hộ: TBH

+ Thuế bảo vệ môi trường: TBVMT

+ Thuế Giá trị Gia tăng: VAT

3. Cách tính các loại thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

Đối với các loại thuế sẽ áp dụng các phương thức tính toán khác nhau như sau:

3.1. Tính thuế nhập khẩu/xuất khẩu

Trong đó:

TGTT = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng.

TS: tùy thuộc vào mã HS code để tra ra mức thuế suất, hoặc hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có C/O.

3.2. Tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

Trong đó, TGTT.TTTĐB là trị giá tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt = [TNK + Trị giá tính thuế NK] x TS

3.3. Tính thuế bảo hộ/chống bán phá giá

Trong đó:

TGTT.TBH là trị giá tính thuế thuế bảo hộ = TGTT + TNK + TTTĐB

TS.TBH là thuế suất thuế bảo hộ [tra trong biểu thuế XNK]

3.4. Tính thuế bảo vệ môi trường

TBVMT = TGTT x TBVMT = Số lượng hàng x thuế suất tuyệt đối

3.5. Tính thuế GTGT VAT hàng nhập khẩu

VAT = [TGTT.NK + TNK + TTTĐB + TBH + TBVMT] x TS.VAT

Trong đó, TS.VAT là thuế suất thuế GTGT [Tra trong biểu thuế xuất nhập khẩu]

Lưu ý:

+ Bắt buộc phải tính theo trình tự như trên mới có thể ra kết quả chính xác

+ Với mỗi mặt hàng, sẽ phải chịu các loại thuế khác nhau. Nếu tra trong Biểu thuế xuất nhập khẩu, bạn sẽ biết mặt hàng đó phải chịu những loại thuế nào.

+ Để xác định mức thuế suất của các mặt hàng, bạn cần tra trong quyển biểu thuế. Tham khảo thêm bài viết về biểu thuế và Download biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất tại bài viết dưới đây: Biểu thuế Xuất nhập khẩu

Mong rằng thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, chúng tôi sẽ phân tích cách tính thuế xuất nhập khẩu dựa trên ví dụ về một lô hàng cụ thể trong bài viết sau.

Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở TPHCM và Hà Nội tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế. học chứng chỉ kế toán trưởng

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!

Video liên quan

Chủ Đề