Trailing p/e là gì

Định giá cổ phiếu áp dụng phương pháp P/E là phương pháp thông dụng và phổ biến nhất, phù hợp với tất cả nhà đầu tư, đặc biệt rất hiệu quả đối với các nhà đầu tư cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm dễ tính và dễ hiểu. Vậy P/E là gì? Cách tính P/E như thế nào?

Nội dung chính Show

  • Chỉ số P/E là gì?
  • Các yếu tố ảnh hưởng tới P/E
  • Công thức tính P/E
  • Forward P/E và Trailing P/E
  • Forward P/E
  • Trailing P/E
  • P/E ngành và P/E thị trường
  • Chỉ số PEG
  • Công thức tính chỉ số PEG
  • Ý nghĩa của chỉ số P/E
  • Định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/E
  • So sánh P/E cổ phiếu với trung bình ngành
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E
  • Không tồn tại cái gọi là giá trị thực trong định giá cổ phiếu
  • Cần ước lượng khoảng giá trị thực, chứ đừng nên tính một con số chính xác
  • Lợi nhuận sau thuế phải tính trên thu nhập bền vững
  • Phải định giá trước khi mua
  • Nên đảm bảo biên an toàn 2030% so với giá trị thấp nhất

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số Price to Earning Ratio (P/E), là một trong những chỉ số tài chính cơ bản dùng để định giá cổ phiếu của một công ty là cao hay thấp. P/E có thể phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường cổ phiếu (Market Price  P) và Thu nhập bình quân trên một cổ phiếu (Earning Per Share  EPS).

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là số tiền lãi của một công ty được phân bổ trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành của công ty, đóng vai trò là mộtchỉ số về sức khỏe tài chính của công ty.

Nói cách khác, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là một phần thu nhập ròng của công ty trên mỗi cổ phiếu (nếu tất cả lợi nhuận được trả cho các cổ đông).

EPS thường được sử dụng bởi các nhà phân tích tài chính và Trader để thiết lập sức mạnh tài chính của một công ty.

Do EPS là thành phần tạo nên chỉ số P/E, nên định nghĩa về P/E phải đi chung với định nghĩa về EPS.

Các yếu tố ảnh hưởng tới P/E

EPS (thu nhập trên mỗi CP): tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E có xu hướng cao theo.

Hệ số đòn bẩy tài chính: nguồn vốn của công ty được hình thành từ vốn nợ và vốn chủ sở hữu, nên khi một công ty có hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của công ty đó sẽ thấp hơn so với một công ty khác tương đương trong ngành.

P/E toàn thị trường: P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại cổ phiếu. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ tại thị trường chứng khoán Việt Nam khi nó điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số công ty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm dẫn đến P/E của các công ty này tăng giảm theo.

P/E của các CP cùng ngành: phần lớn cổ phiếu của các công ty trong cùng một ngành thường có xu hướng biến động cùng chiều. Cách so sánh nhanh nhất để biết cổ phiếu một công ty trong ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của công ty với P/E trung bình ngành.

Lĩnh vực kinh doanh: một công ty có nhiều mảng hoạt động kinh doanh thì đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập và sự đa dạng này sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập mỗi cổ phiếu của công ty đó. Những công ty đa dạng hoá hoạt động kinh doanh thường được nhà đầu tư đánh giá cao.

Lãi suất thị trường: giá cả các loại chứng khoán chịu tác động nhiều từ yếu tố lãi suất. Nếu lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá chứng khoán và hệ số P/E thấp hơn vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của công ty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao.

Công thức tính P/E

Công thức tính tỷ lệ P/E cho bất kỳ cổ phiếu nào rất đơn giản: giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Điều này được biểu diễn dưới dạng phương trình (Price / EPS), trong đó P là giá thị trường và EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (P) / Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Ví dụ, vào ngày 31/12/2017, Tập đoàn Bank of America (BAC) đã kết thúc năm với các chỉ số:

  • EPS = $1,56
  • Giá cổ phiếu = $ 29,52

Vậy tỷ lệ P/E của Bank of America (BAC) là:

P/E = 29,52 / 1,56 = 18,92

Nói cách khác, Bank of America (BAC) đã giao dịch với thu nhập khoảng 19 lần.

Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu, bằng cách nhân ngược lại: lấy giá trị hệ số P/E được công bố nhân với EPS của công ty.

Lưu ý: EPS của một công ty thường được cung cấp trên các trang web tài chính như CafeF, VietStock hoặc báo cáo phân tích chứng khoán có sẵn miễn phí và dễ dàng tìm thấy trên Google. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư muốn tự tính toán EPS, công thức thường như sau: Thu nhập ròng  Cổ tức trên cổ phiếu ưu đãi / Cổ phiếu đang lưu hành trung bình của cổ phiếu phổ thông

Nhớ rằng chệnh lệch số liệu có thể do một sốnguồn sử dụng số lượng cổ phiếu được giao dịch vào cuối kỳ chứ không phải trung bình trong kỳ.

Do các thay đổi nhỏ trong công thức, các nguồn khác nhau có thể báo cáo các giá trị EPS khác nhau cho cùng một công ty. Tuy nhiên, những thứ này thường được tính trung bình cùng nhau để tạo ra một EPS trung bình.

Forward P/E và Trailing P/E

P/E có 2 loại đó là Forward P/E và Trailing P/E.

  • Forward P/E (P/E dự phóng): Là P/E dự báo thu nhập của 4 quý tiếp theo
  • Trailing P/E (P/E tra cứu): Là P/E lấy thu nhập của 4 quý trước đó. Đây là số liệu P/E khách quan nhất. Một nhà đầu tư thích xem xét P/E tra cứu vì họ không tin tưởng vào thu nhập ước tính hàng quý hoặc hàng năm trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong tương lai của công ty.

Forward P/E

Forward P/E được tính bằng công thức:

PEForward = Giá thị trường của cổ phiếu / EPS kỳ vọng

EPS kỳ vọng không đáng tin cậy bằng các số liệu về EPS hiện tại. Tuy nhiên PE dự tính vẫn có lợi trong việc phân tích. Mức thu nhập dự tính được sử dụng trong công thức có thể được sử dụng trong 12 tháng tiếp theo hoặc cho cả năm tài chính.

PE dự tính của một công ty thường được sử dụng để so sánh thu nhập hiện tại với thu nhập trong tương lai. Nếu thu nhập được kỳ vọng sẽ tăng trong tương lai, PE dự tính sẽ thấp hơn PE hiện tại. Chỉ số này cũng giúp so sánh về tương lai giữa các công ty khác nhau.

Dù rằng chỉ báo Forward P/E này rất hữu ích, nhưng vẫn có những vấn đề với số liệu Foward P/E. Cụ thể: các công ty có thể đánh giá thấp EPS của họ, để thay đổi con số P/E tự tính, khi báo cáo của quý tiếp theo được công bố.

Trailing P/E

Trailing P/E là P/E được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại (P) cho tổng thu nhập EPS trong 12 tháng qua.

Đây là số liệu P/E phổ biến vì đó là số liệu khá khách quan. Một số nhà đầu tư thích xem P/E Trailing vì họ không tin tưởng vào ước tính EPS tương lai của cổphiếu. Nhưng Trailing P/E cũng có những thiếu sót, hiệu suất trong quá khứ của một công ty không báo hiệu hành vi trong tương lai.

Nếu một sự kiện lớn của công ty khiến giá cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể, P/E Trailing sẽ không phản ánh rõ những thay đổi đó.

P/E ngành và P/E thị trường

P/E ngành là P/E bình quân của các công ty trong ngành, tính toán P/E ngành bằng cách bình quân gia quyền theo trọng số là mức vốn hoá của các công ty. P/E ngành là các chỉ tiêu dùng để so sánh khi định giá. Tuy nhiên, việc tính toán và cung cấp thông tin ở các kênh thông tin rất khác nhau.

P/E thị trường là P/E bình quân của toàn bộ chứng khoán trên thị trường, tính toán P/E ngành bằng cách bình quân gia quyền theo trọng số là mức vốn hoá của các công ty. Các cách để tính chỉ số P/E của thị trường đó là:

  • Lấy Tổng vốn hoá toàn thị trường chia cho tổng thu nhập toàn thị trường
  • Lấy chỉ số giá thị trường chia cho thu nhập toàn thị trường

P/E hiện nay được cung cấp bởi hầu hết Website uy tín là P/E đã điều chỉnh (P/E đã điều chỉnh là P/E đã loại đi các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng cổ phiếu lưu hành). Các tổ chức quốc tế cũng thường xuyên báo cáo về TTCK Việt Nam như HSBC, Bloomberg,

Chỉ số PEG

Do không phải lúc nào cũng cho bạn biết liệu P/E có phù hợp với tốc độ tăng trưởng dự báo của công ty hay không. Vì vậy, để giải quyết giới hạn này, các nhà đầu tư chuyển sang một tỷ lệ khác gọi là chỉ số PEG . Nếu P/E cho bạn biết cổ phiếu đó là đang mắc hay là rẻ trong thời điểm hiện tại, thì PEG cho bạn biết cổ phiếu đó là đang mắc hay là rẻ trong tương lai.

Nói cách khác, chỉ số PEG cho phép các nhà đầu tư tính toán xem giá cổ phiếu có được định giá cao hay bị định giá thấp hay không bằng cách phân tích cả thu nhập ngày nay và tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​cho công ty trong tương lai.

Công thức tính chỉ số PEG

PEG = (P/E) chia cho G

Trong đó G chính là tốc độ phát triển

  • Nếu PEG = 1 thì công ty đang ở mức giá bình thường
  • Nếu PEG < 1 là rẻ tương đối,
  • Nếu PEG < 0.5 là siêu rẻ, đáng để tất tay
  • Nếu PEG > 1 là đắt tương đối

Ví dụ:

Một cổ phiếu có EPS = 10, thì giá hiện tại là 200 từ đó suy ra P/E = 200/10 =10.

Giả sử mã cổ phiếu đó có tốc độ tăng trường bình quân là khoảng 25%/năm.

Khi đó PEG = 20/25 <1. Và khi PEG <1 tức là cổ phiếu này vẫn còn rẻ.

Ý nghĩa của chỉ số P/E

P/E được sử dụng bởi các nhà đầu tư và nhà phân tích để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu của công ty trong cùng ngành. Nó cũng được sử dụng để so sánh một công ty hiện tại với lịch sử của chính công ty đó.

Chỉ số P/E được hiểu là là đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận. Xem xét tỉ lệ P/E của công ty giúp nhà đầu tư xác định được giá cổ phiếu có đại diện chính xác cho thu nhập dự kiến trên mỗi cổ phiếu hay không.

Nếu P/E thấp có nghĩa là:

  • Giá cổ phiếu đang ở mức thấp (và có khả năng tăng lên)
  • Lợi nhuận trên một cổ phần (EPS) đang ở mức cao
  • Hoặc có thể công ty đang có vấn đề về tài chính, có nguy cơ vỡ nợ, phá sản

Nếu P/E cao có nghĩa là:

  • Nhà đầu tư kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.

Định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/E

Có rất nhiều phương pháp định giá chứng khoán, ví dụ như ước lượng giá trị tài sản thực, chiết khấu dòng tiền, phương pháp P/E Trong đó phương pháp P/E khá hiệu quả trong việc đánh giá nhanh một doanh nghiệp, sử dụng dễ dàng cho dân không chuyên về tài chính và sử dụng được trên đa số các cổ phiếu.

Ví dụ về cách định giá bằng P/E: như ví dụ về Bank of America ở trên, theo cách tính thì Bank of America có P/E=19. Tuy nhiên, bản thân P/E 19 khó có thể nhìn nhận là đang định giá cao hay thấp nếu thiếu con số so sánh.

Một số cách so sánh phổ biến là so sánh với P/E chung của nhóm ngành chứng khoán (do nghiệp vụ chính của Bank of America là chứng khoán), cũng có thể so sánh với chỉ số chuẩn toàn thị trường, hoặc P/E bình quân trong lịch sử của cổ phiếu này.

Nói về so sánh về chỉ số chuẩn của thị trường và bình quân P/E lịch sử của cổ phiếuthì khá đơn giản

  • P/E cổ phiếu < trung bình thị trường, P/E bình quân lịch sử của cổ phiếu => định giá thấp
  • P/E cổ phiếu > trung bình thị trường, P/E bình quân lịch sử của cổ phiếu => định giá cao

So sánh P/E cổ phiếu với trung bình ngành

Bản thân P/E đứng riêng lẻ là khá vô dụng; con số không cho bạn biết bất cứ điều gì trừ khi bạn so sánh nó với P/E của các công ty khác trong cùng ngành. Các công ty có P/E thấp hơn được coi là rẻ hơn để mua  với số tiền họ kiếm được, giá cổ phiếu của họ rẻ hơn .

Ví dụ: Cổ phiếu ABC đang giao dịch ở mức $15 và có P/E là 50. Cổ phiếu XYZ đang giao dịch ở mức $85 và có P/E là 35. Tuy nhiên, rẻ hơn là mua Cổ phiếu XYZ, dù giá cổ phiếu cao hơn Cổ phiếu ABC. Đó là bởi vì với Cổ phiếu XYZ, một người trả 35 USD cho mỗi 1 USD thu nhập, trong khi với Cổ phiếu ABC, một người trả 50 USD cho mỗi 1 USD thu nhập.

Lưu ý: Tìm hiểu sâu về P/E sẽ thấy rằng rằng việc so sánh tỷ lệ P/E giữa các công ty không liên quan là vô ích, dù chúng có cùng 1 ngành. Do định giá và tốc độ tăng trưởng rất khác nhau giữa các ngành, các công ty được so sánh phải rất giống nhau về cả quy mô và lĩnh vực để có thể so sánh bằng cách sử dụng tỷ lệ P/E.

So sánh P/E cổ phiếu với P/E trung bình ngành thì khó hơn,có nhiều trường hợp khác nhau cần lưu ý.

Dù các công ty trong cùng 1 ngành, thông thường có kết cấu tương đối giống nhau về doanh thu và kỳ vọng lợi nhuận. Nhưng trong cùng 1 ngành cũng lại chia ra các phân khúc đầu ngành, trung ngành và cuối ngành. Cần so sánh P/E của cổ phiếu cần phân tích với P/E trung bình của các công ty cùngphân khúc.

Ví dụ: P/E của SSI, VCI và HCM tương đối giống nhau quanh mốc 15-20 trong giai đoạn 2018. Đều là các công ty đầu ngành chứng khoán, có thể so sánh với nhau được.

Tuy nhiên, nếu so sánh P/E của cổ phiếu SHS và VND, có thể xếp vào diện tầm trung của ngành, đang ở quanh vùng 78, so với P/E ở mức 15 của cổ phiếu SSI và HCM, dễ dàng thấy rằng P/E của SHS và VND đang khá rẻ so với tiềm năng của 2 cổ phiếu này, đặc biệt trong những giai đoạn chứngkhoán sôi động, hứa hẹn đem lại lợinhuận khủng.

Không phải lúc nào cổ phiếu P/E cao cũng là đang định giá cao: Các công ty tăng trưởngnhanh thường có P/E cao hơn bình quân chung của thị trường. Ví dụ như các côngty công nghệ chẳng hạn, tỷ lệ P/E cao hơn cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cổ phiếu cao hơn hiện nay vì kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai.

P/E trung bình cho VN-Index dao động từ 12 đến 20. Vì vậy, đối với 1 công ty tăng trưởng có P/E là 25, cho thấy các nhà đầu tư mong đợi sự tăng trưởng cao hơn từ công ty so với thị trường chung.

P/E còn xác định tăng trưởng thu nhập trong tương lai. Ví dụ, nếu thu nhập dự kiến​​ sẽ tăng, kết quả là các nhà đầu tư có thể mong đợi công ty tăng cổ tức. Thu nhập cao hơn và cổ tức tăng thường dẫn đến giá cổ phiếu cao hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E

Không tồn tại cái gọi là giá trị thực trong định giá cổ phiếu

Giá trị thực về bản chất không phải là con số chính xác. Mỗi chuyên gia phân tích, hay kể cả các tổ tức lớn, 100 tổ chức định giá có thể đưa ra 100 mức định giá khác nhau. Không nên tôn sùng thần thánh hóa định giá của bất cứ tổ chức nào,công thức cũng chỉ là công thức, quan trọng là cái hồn, cái tầm của người định giá.

Cần ước lượng khoảng giá trị thực, chứ đừng nên tính một con số chính xác

Ta sẽ có 4 con số, con số về mức lợi nhuận bi quan nhất và lạc quan nhất, P/E bi quan nhất và P/E lạc quan nhất. Lấy 4 số này nhân từng cặp ta sẽ ra được 4 giá trị giá. Ta lấy trong vùng này để đạt hiệu quả tối ưu.

VD: Ta có 2 mức EPS bi quan và lạc quan nhất lần lượt là 2k và 2,5k

Ta có mức P/E dự phóng bi quan và lạc quan nhất lần lượt là 6 và 7

Vậy sẽ ra được 4 giá trị của cổ phiếu: 12k, 14k, 15k và 17,5k. Chúng ta nên xem xét cả 4 mức giá trị này.

Lợi nhuận sau thuế phải tính trên thu nhập bền vững

Loại bỏ những thu nhập bất thường vì trong dài hạn nó không có nhiều ý nghĩa, chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Khi doanh nghiệp thường xuyên bán tài sản ra thu tiền, doanh nghiệp đó đang gặp vấn đề gì đó và hết sức cẩn trọng khi áp dụng đầu tư giá trị.

Phải định giá trước khi mua

Con người là động vật rất nguy hiểm, rất hay làm những gì có lợi cho mình. Vậy nên cố gắng định giá trước khi mua chứ không nên mua xong mới định giá để đảm bảo kết quả khách quan. Hơn nữa là phải cực kỳ cẩn trọng. Trong định giá, thận trọng tốt hơn lạc quan.

Nên đảm bảo biên an toàn 2030% so với giá trị thấp nhất

Ví dụ định giá được vùng giá trị tầm 2530 thì chỉ nên mua ở mức giá 20 thôi. Để nhỡ mình có tính sai chỗ nào còn đỡ chết.

P/E chỉ là 1 phương pháp định giá, không thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.

Phải áp dụng cực kỳ linh hoạt, và phốihợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu.