Top giá chè shan tuyết hà giang năm 2022

17:34, 12/02/2008

[HGĐT]- Cũng là chè Shan tuyết nhưng Xín Mần có 2 loại. Chẳng biết từ bao giờ người ta đã có ca rằng: “Mật o­ng Chế Là - trà ngon Cốc Rế”.


Cách pha trà nơi đây cũng đặc biệt, khách đến nhà, chủ nhà khơi bếp than hồng, nhóm lửa, đặt ấm nước lấy từ máng lần trên núi. Nước gần sôi, chủ mới cời than, dùng 1 miếng chảo gang to bằng chiếc đĩa men đặt lên than hồng cho nóng bỏng. Với tay vào sọt, quẩy tấu lấy 1 nắm chè bỏ vào miếng chảo gang đang nóng bên bếp đảo qua, đảo lại cho cánh chèphồng lên trắng tựa gạo nếp giang phồng. Nước sôi đem tráng ấm rồi bỏ chè tráng lại, đổ đi nước đầu theo cách gọi là “rửa chè”. Để chừng 2 - 3 phút sau khi rửa chè người ta mới giót nước vào ấm sứ, kều than, vần quanh cho nóng ấm, ra trà mới giót nước mời khách. Uống trà theo cách làm này chè hết vị chát, chỉ còn lại vị ngọt mát, kèm theo một làn hương vừa lẫn mùi chè vừa lẫn mùi khói bếp thoảng quyện vào nhau đánh thức tất cả các giác quan trong vòm họng xông lên mũi, miệng, thật dễ chịu, sảng khoái và làm tiêu tan cơn khát mỗi khi đi làm. Chè Cốc Rế - Chế Là được lưu truyền, gìn giữ và phát triển đến nay đã cả trăm năm là vậy.


Khác biệt với sản phẩm chè Shan tuyết lá nhỏ phía Bắc, người phía Nam Xín Mần còn có cách làm ra sản phẩm chè Lam ống bương uống trong các ngày lễ, tết rất đặc biệt. Chè Shan tuyết lá to phía Nam có sản lượng lớn phân bổ ở 3 xã chủ yếu là: Quảng Nguyên, Nà Chì, Khun Lùng. Sản lượng vùng này, chiếm 2/3 sản lượng chè toàn huyện chừng 4-5 ngàn tấn chè búp/năm. Người phía Nam có sản phẩm chế biến truyền thống đem nhồi ống bương, treo gác bếp. Nguyên liệu được lấy về đem sôi chín, vò nhừ, ủ lên men rồi nén chặt vào ống tre, nứa, chặt từ rừng về nút lại bông lá chuối khô đem treo cạnh gác bếp sau từ 2-3 tháng mới đem uống. Chè Lam phá ra nước màu hồng nhạt, cho thêm chút đường phèn uống mát lạnh từ trong cổ họng mát vào trong lòng. [Uống nguội]. Ngày nay, nhờ cách chế biến chè cổ truyền đó mà đã thu hút được bao khách thập phương, đi vào lời hát của các nhà thơ, thi sĩ... “Có chè Quảng Nguyên xanh tươi bát ngát. Đi kèm với mận Nàn Ma ngọt lịm câu hò”!

Vài năm trở lại đây, Xín Mần còn xúc tiến việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè, các sản phẩm chè. Thương nhãn chè xanh Nà Chì, Chế Là, hiện là một trong các nhãn hiệu mà người tiêu dùng tìm đến. Năm 2007, sản lượng chè nguyên liệu của huyện đạt trên 7.000 tấn, với gần 2.000 ha đang cho thu hoạch. Thế mạnh về 2 loại chè Shan tuyết Xín Mần đã xác định. Bởi thế, mỗi năm Xín Mần sẽ trồng mới ở 8 xã quy hoạch vùng chè là 200 ha. Phấn đấu đến năm 2015, nâng sản lượng chè thu hoạch lên 10.000 tấn/năm. Đồng thời duy trì các sản phẩm chế biến chè truyền thống, đi đôi mở rộng các phương pháp chế biến mới, cộng với đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm các loại chè chế biến của Xín Mần hội nhập sâu trong cái “chợ lớn” toàn cầu WTO.


Nguyễn Hùng

CTTBTG - Những cây chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm là những “báu vật” đối với người trồng chè ở Hoàng Su Phì. Để bảo tồn và phát huy tối đa giá trị của những diện tích chè cổ, huyện Hoàng Su Phì đã có nhiều giải pháp như tuyên truyền người dẫn nâng cao nhận thức giữ gìn các cây chè quý, quy hoạch vùng chè cổ, đóng biển cây chè di sản, nâng cao giá trị sản phảm chè sanh tuyết.83.50%

Bà Triệu Mùi Nghính, năm nay đã 93 tuổi, những cây chè Shan tuyết ở đất Phìn Hồ đã gắn bó với bà từ lúc sinh ra

Bà Triệu Mùi Nghính, năm nay đã 93 tuổi, những cây chè Shan tuyết ở đất Phìn Hồ đã gắn bó với bà từ lúc sinh ra.  Bà Nghính chia sẻ, những cây chè shan tuyết cổ thụ lớn lên hoàn toàn tự nhiên mà không cần bón bất cứ một loại phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật nào; chính vì vậy, nó tạo cho sản phẩm chè shan tuyết cổ thụ một hương vị đậm đà, riêng biệt mà không một loại trà ở nơi nào khác có được. Do vậy, việc giữ gìn, bảo tồn những cây chè này luôn được người dân quan tâm.

Qua số liệu điều tra, khảo sát, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì hiện có hơn 10.000 cây chè Shan tuyết có tuổi đời trên 100 năm tuổi, đường kính thân cây từ 30cm trở lên. Trong đó có 85 cây chè Shan tuyết cổ thụ trên địa bàn 5 xã Nậm Ty, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Việc giữ gìn, bảo tồn những cây chè này luôn được người dân quan tâm

Với mục tiêu khai thác hiệu quả giá trị cây chè, nâng cao ý thức trong việc quản lý, chăm sóc và bảo tồn cây chè shan tuyết cổ; xây dựng thương hiệu chè gắn với du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, huyện Hoàng Su Phì đã có những giải pháp tích cực.

Hoàng Su Phì hiện có hơn 10.000 cây chè Shan tuyết có tuổi đời trên 100 năm tuổi

Với các sản phẩm Hồng Trà, Bạch Trà, Trà Shan Tuyết cổ thụ đã mang lại thương hiệu mạnh cho sản phẩm chè Hoàng Su Phì. Do vậy, tiềm năng của những cây chè cổ thụ này sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao cho bà con tại địa phương.

Những cây chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm là những “báu vật” đối với người trồng chè ở Hoàng Su Phì

Với lợi ích về kinh tế, đặc biệt làcây chè shan tuyết cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen quý, góp phần nâng cao giá trị, từ đó tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng là cơ hội quý để quảng bá thương hiệu chè shan tuyết cổ thụ hữu cơ của huyện Hoàng Su Phì đến với thị trường trong và ngoài nước./.

Tiến Thành- Hà Toản

Trong chuyến khảo sát du lịch vào tháng 5-2022, một đoàn du khách từ TP.HCM đã tới những điểm đến mới lạ, hấp dẫn ở Hà Giang, Tuyên Quang. Trong đó có một điểm đến giữa lòng TP Hà Giang khiến nhiều du khách ngỡ ngàng: Ngôi nhà với những bước tường được làm từ những bánh trà - ép từ trà Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Vừa bước vào ngôi nhà, mùi trà đặc trưng tỏa khắp nơi, trong không khí du dương của tiếng nhạc. Mùi trà Shan Tuyết cổ thụ rất đặc trưng, không lẫn với bất cứ hương vị trà ở khu vực nào. Cây Chè Shan Tuyết cổ thụ nổi tiếng không chỉ trong nước và cả thế giới, khi chúng sống ở trong rừng già, trên dãy núi cao vùng cực Bắc. Cây phát triển tự nhiên, tự sinh và tự tồn mà không có bàn tay con người chăm sóc; sống nhờ các địa y của cây rừng, khoáng chất của đất và nước mưa tự nhiên.

Du khách tham quan căn phòng với bức tường được làm bằng trà Shan Tuyết cổ thụ trăm năm tuổi ở Hà Giang

Chị Phạm Thị Minh Hải - Phó giám đốc Công ty TNHH Thành Sơn, Giám đốc HTX Tây Côn Lĩnh - cho hay những cây chè Shan Tuyết cổ thụ có bán kính từ 30cm trở lên, tuổi thọ của chúng phải trên 300 năm tuổi, thậm chí có những cây trà trên 700 năm tuổi.

Giải thích về trà Shan Tuyết cổ thụ được sấy, ép thành bánh rồi làm thành bức tường trà, chị Minh Hải nói, với dòng trà xanh bình thường uống 3-6 tháng đến 1 năm và sau đó trà sẽ ngả màu hoặc mốc là bỏ đi. Nhưng với công nghệ sấy lạnh hiện tại, khi sắc, hương, vị giảm xuống trà Shan Tuyết cổ thụ vẫn được bảo quản để các chất vi lợi chuyển hóa và khoảng 3 năm sau trở thành trà dược, trà thuốc.

Trà Shan Tuyết cổ thụ mọc trên vùng dãy núi cao Tây Côn Lĩnh, Hà Giang, được người bản địa khai thác thành sản phẩm trà các loại, quảng bá trong nước và quốc tế

Nói về ngôi nhà trà trong khuôn viên của homestay Maison Teahouse Bungalow [thuộc Công ty TNHH Thành Sơn], đại diện công ty cho biết từ năm 2015 đã có ý tưởng làm ngôi nhà trà này và bắt đầu triển khai, đến khoảng năm 2018 hoàn thành rồi đưa vào đón khách tham quan, thưởng thức trà. Khách đến đúng vụ có thể được trực tiếp cùng vào xưởng sản xuất trà ở ngay bên cạnh ngôi nhà.

Một góc trong ngôi nhà trà độc đáo

Bức tường trong ngôi nhà trà làm hoàn toàn bằng trà Shan Tuyết cổ thụ. Ngôi nhà này được làm từ hơn 2 tấn trà, đóng thành bánh, tương đương khoảng 375gram/bánh.

Điểm nhấn của ngôi nhà là có 3 bánh trà Phúc – Lộc – Thọ được sản xuất từ năm 2015, mỗi bánh nặng 12kg, đường kính bánh 69cm và có giá 150 triệu đồng/bánh.

Nhóm bạn trẻ chụp hình trong ngôi nhà trà và thưởng thức trà

"Thông điệp của ngôi nhà trà muốn giới thiệu tới du khách về dòng trà Shan Tuyết cổ thụ có thể để được lâu năm đem lại cả giá trị về kinh tế. Hiện trên thế giới có những bánh trà 350gram hàng trăm tuổi với giá trị cả tỉ đồng" – chị Minh Hải nói.

Video liên quan

Chủ Đề