Tỉnh nào có dân số ít nhất việt nam năm 2024

Đây là một tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, diện tích đứng thứ 10 cả nước nhưng dân số thuộc nhóm thấp nhất.

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất nước, tương ứng là 132 người/km2 và 107 người/km2. Mật độ này thấp hơn so với trung bình cả nước 290 người/km2.

Một số tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất sẽ được lựa chọn sắp xếp, sáp nhập trong thời gian tới.

Dự thảo về đơn vị hành chính cấp tỉnh đang được xây dựng, đối với tỉnh miền núi, vùng cao điều kiện để không phải sáp nhập: có quy mô dân số từ 900.000 người và diện tích tự nhiên từ 8.000 km2 trở lên.

Đối với những tỉnh không phải miền núi: có quy mô dân số từ 1,4 triệu người và diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên.

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất chỉ với 822,7 km2 [Ảnh minh họa]

Lần này, Bộ Nội vụ đề nghị sửa đổi theo hướng: tỉnh, huyện, xã miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên rộng hơn từ 150% trở lên so với mức tiêu chuẩn chung thì quy mô dân số được giảm 25% so với quy định. Hướng sửa đổi này nhằm phù hợp với đặc thù của đơn vị hành chính miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên lớn, địa hình phức tạp, dân số ít.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng Cục Thống kê, top 10 tỉnh dân số ít nhất là: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang. Trong số 10 tỉnh này, dân số chỉ giao động từ 314.000 – 733.000 người.

Đáng lưu ý, 5 tỉnh ít dân nhất là các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Trong đó, Bắc Kạn là tỉnh ít dân nhất, chỉ với 314.000 người. Đứng thứ hai là Lai Châu, tỉnh có diện tích lớn nhưng dân số chỉ hơn 460.000 người. Đứng vị trí thứ 3 là Cao Bằng với trên 530.000 người.

Có 2 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên dân số ít là Kon Tum với 540.000 người và Đắk Nông có 622.000 người.

Về diện tích tự nhiên, 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước là: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Phòng, Thái Bình.

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất chỉ với 822,7 km2. Tỉnh này nằm tiếp giáp với Bắc Giang và Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km. Tuy diện tích nhỏ nhất cả nước, nhưng Bắc Ninh lại có dân số tương đối lớn, với khoảng 1,37 triệu người.

Đứng vị trí thứ hai là tỉnh Hà Nam với 860,9 km2, thuộc vùng ĐBSH, giáp nhiều tỉnh như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình.

Tỉnh diện tích nhỏ nhất kế tiếp là Hưng Yên với 930,2 km2, giáp giáp Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội.

Với diện tích 1.235,2 km2, Vĩnh Phúc ở vị trí thứ tư trong số các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Vĩnh Phúc giáp tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và thành phố Hà Nội.

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng chỉ với diện tích 1.284,9 km2, đứng thứ năm trong số các tỉnh, thành có diện tích nhỏ nhất. Đà Nẵng giáp Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.

Bộ Nội vụ cho biết, sẽ lựa chọn sắp xếp một số tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất dành cho không gian phát triển hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đối với các tỉnh làm điểm sẽ trình Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, xem xét cụ thể từng trường hợp.

Theo Bộ Nội vụ, khi nghị quyết sửa đổi, bổ sung được thông qua, từ năm 2022 - 2026 sẽ thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và “làm điểm” sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu chuẩn [tiêu chuẩn còn lại chưa đạt 100%] về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định.

Theo lộ trình, đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp phù hợp với tiêu chuẩn đã được sửa đổi, bổ sung và phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của cả nước./.

Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,5 triệu người, tăng 923,5 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020. Trong đó, dân số thành thị 36,6 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,9 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,4 triệu người, chiếm 50,2%.

Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 20213 đạt 50,6 triệu người. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 là 49,1 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi cả nước năm 2021 ước tính là 3,20%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,33%; khu vực nông thôn là 2,50%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2021 là 3,10%, trong đó tỷ lệ thiếu việc của lao động nam là 3,23%; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nữ là 2,94%.

Năm 2021, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam, tương ứng là 1.091 người/km2 và 778 người/km2. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 136 người/km2 và 111 người/km2.

Tỉnh Lai Châu là địa phương có mật độ dân số thấp nhất 53 người/km2 [diện tích hơn 9.068 km2; dân số 478,4 nghìn người]. Mật độ dân số trung bình của Việt Nam [297 người/km2] gấp 5,6 lần mật độ dân số của tỉnh Lai Châu.

Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam; có tọa độ địa lý từ 21°41' đến 22°50' vĩ độ Bắc và từ 102°19' đến 103°59' kinh độ Đông. Phía Bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam [Trung Quốc] và tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La.

Lai Châu có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới trực tiếp giao lưu với khu vực phía Tây Nam của Trung Quốc. Cùng với đó, Lai Châu được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà, tiềm năng phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch.

Theo quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tầm nhìn đến năm 2050, Lai Châu là tỉnh biên giới xanh, văn minh, giàu bản sắc văn hoá, phát triển toàn diện, bền vững; kết cấu hạ tầng nông thôn được hiện đại hóa, đạt đầy đủ các tiêu chí của nông thôn mới, trở thành tỉnh thuộc nhóm phát triển khá của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Theo định hướng phát triển, tỉnh Lai Châu đưa ra trọng tâm phát triển: một trục - hai vùng - ba trụ cột. Trong đó, một trục là trục trọng yếu phát triển kinh tế hình thành dọc theo QL.32 - QL.4D - QL.12 nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua QL.279, kết nối huyện Than Uyên - huyện Tân Uyên - huyện Tam Đường - Thành phố Lai Châu - huyện Phong Thổ ra cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.

Hai vùng kinh tế của tỉnh gồm Vùng kinh tế động lực [gồm các huyện và thành phố: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, TP. Lai Châu, và Phong Thổ] tập trung phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm, văn hóa cộng đồng; sản xuất điện, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản, chế biến đất hiếm; phát triển đô thị, kinh tế biên mậu.

Vùng kinh tế nông - lâm sinh thái Sông Đà [gồm các huyện biên giới Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè] sẽ tập trung bảo vệ phát triển rừng, trồng quế, mắc ca, cây gỗ lớn, phát triển dược liệu dưới tán rừng [sâm Lai Châu], dịch vụ môi trường rừng.

Ba trụ cột phát triển kinh tế được tỉnh Lai Châu xác định là dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Cụ thể, tập trung vào du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa và kinh tế biên mậu; công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm thủy sản; phát triển nông nghiệp đa giá trị, nông nghiệp hữu cơ gắn với chuối giá trị, dựa vào các sản phẩm nông, lâm sản có lợi thế, có giá trị gia tăng cao.

Chủ Đề