Tính hai mặt trong quan hệ liên nhân cách

Nov 12, 2010#12010-11-12T15:13

Quan hệ liên nhân cách

Tình yêu có thể được coi là sự khái quát hóa, tổng hợp hóa, động hình hóa, hệ thống hóa những thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với một loạt các đối tượng khi chúng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu yêu đương của chủ thể.

Quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội sẽ được hiểu là quan hệ giữa người với người hoặc người với nhóm. Những mối quan hệ này sẽ diễn ra một cách hợp lý trong các điều kiện của xã hội để thực hiện được một nhiệm vụ chung xác định nào đó theo vai trò của mình và hoàn toàn do xã hội quy định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện.

Quan hệ liên nhân cách

Quan hệ liên nhân cách được hiểu là những mối quan hệ về mặt tâm lý – xã hội giữa các chủ thể trong một nhóm xã hội xác định. Cá mối quan hệ này sẽ được thực hiện trên cơ sở của những cái chung về nhận thức, đồng cảm và sự đồng nhất tâm trạng ở mức độ nhất định giữa mọi người.

Quan hệ liên nhân cách trong xã hội

Tình bạn

Tình bạn luôn được coi là một loại tình cảm cao đẹp giữa người với người nhằm làm thỏa mãn được những nhu cầu về tinh thần của họ ở trong các điều kiện phong phú, đa dạng của xã hội. Trong thực tế tình bạn được nảy sinh là do ở mọi người có được sự đồng nhất tâm trạng và sự tương hợp tâm lý. Nhìn chung, những người bạn thường có cùng một sở thích, có được sự thống nhất với nhau về nhận thức, tình cảm, hành động và về định hướng giá trị. Đặc trưng của tình bạn là sự trung thành, tình cảm cao thượng và biết vì nhau.

Tình yêu

Tình yêu có thể được coi là sự khái quát hóa, tổng hợp hóa, động hình hóa, hệ thống hóa những thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với một loạt các đối tượng khi chúng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu yêu đương của chủ thể. Trên thực tế sự biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phức tạp. Đặc điểm của tình yêu nam nữ biểu hiện ở sự say mê, yêu chân tình, mãnh liệt, sâu sắc, trong sáng, đẹp đẽ, trữ tình và tất cả vì nhau.

Hôn nhân và gia đình

Đặc trưng cơ bản của hôn nhân là đã được pháp luật thừa nhận trên cơ sở sự tự nguyện của cả hai người khác giới, khi ở họ đã đảm bảo được một số các yêu cầu khác của hôn nhân. Trong gia đình luôn luôn có sự tồn tại của các mối quan hệ kinh tế, quan hệ hôn nhân cũng như quan hệ tình dục. Ở trong gia đình, ngoài tình yêu còn có ý thức nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm đối với nhau, sự nuôi dạy con cái, xây dựng kinh tế - văn hóa cho gia đình. Trong hôn nhân, cần lưu ý chống lại sự ngoại tình và sự ghen tuông mù quáng.

Quan hệ liên nhân cách trong nhà trường

Nhóm bạn

Các nhóm bạn được hình thành do nhiều yếu tố tác động mang tính chất tự giác hay tự phát, chúng cũng có thể được tạo thành từ nhiều kiển nguyên nhân như nhận thức, tình cảm, sở thích, thiên hướng cá nhân hoặc do các yếu tố chủ quan và khách quan khác quy định.Trong các nhóm học sinh, chúng ta cần phải tập trung chú ý đến những nhóm trẽ hư, chậm tiến và cố gắng tìm ra phương hướng hợp lý để tiến hành giáo dục chúng. Trẻ hư là do nhiều yếu tối của môi trường, gia đình và xã hội tác động mà có, đồng thời cũng là do những đặc điểm của lứa tuổi quy định do khuynh hướng bạo lực hay sự yếu kém về các phương thức tác động sư phạm trong quá trình giáo dục gây ra. Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ quản lý, chúng ta cần có ý thức trách nhiệm và sự quan tâm chu đáo trong việc chỉ đạo các tác động giáo dục cho các trẻ em hư hỏng – chậm tiến này.

Quan hệ giữa thầy với trò và cán bộ công nhân viên trong nhà trường

Trong nhà trường luôn luôn tồn tại các mối quan hệ giữa thầy với trò và tập thể cũng như với những cán bộ công nhân viên của trường. Cần phải đảm bảo cho các mối quan hệ này có tính sư phạm. Để làm được điều đó, trong quá trình quản lý trường học chúng ta phải tạo mọi điều kiện để học sinh biết sáng tạo, năng động và biết phục tùng phép tắc – lễ nghi của nhà trường. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải làm cho giáo viên và các cán bộ công nhân viên ở trong trường luôn có được tinh thần và ý thức trách nhiệm “tất cả vì học sinh thân yêu”.


Quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể sư phạm và học sinh

Quan hệ giữa người lãnh đạo với mọi thành viên của tập thể sư phạm cũng như với các tập thể học sinh luôn mang tính pháp luật, đạo đức và tâm lý – xã hội. Người quản lý trường học sẽ phải đảm bảo cho các mối quan hệ này được vận hành đúng quy luật. Điều kiện đảm bảo cho việc này chính là năng lực tổ chức, tài năng quản lý, khả năng chỉ đạo, uy tín, lương tâm và đạo đức của người hiệu trưởng.

[Nguyễn Đình Chỉnh – “Tâm lý học xã hội” – Nxb. Giáo Dục]

Page 2

Nov 12, 2010#12010-11-12T15:13

Quan hệ liên nhân cách

Tình yêu có thể được coi là sự khái quát hóa, tổng hợp hóa, động hình hóa, hệ thống hóa những thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với một loạt các đối tượng khi chúng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu yêu đương của chủ thể.

Quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội sẽ được hiểu là quan hệ giữa người với người hoặc người với nhóm. Những mối quan hệ này sẽ diễn ra một cách hợp lý trong các điều kiện của xã hội để thực hiện được một nhiệm vụ chung xác định nào đó theo vai trò của mình và hoàn toàn do xã hội quy định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện.

Quan hệ liên nhân cách

Quan hệ liên nhân cách được hiểu là những mối quan hệ về mặt tâm lý – xã hội giữa các chủ thể trong một nhóm xã hội xác định. Cá mối quan hệ này sẽ được thực hiện trên cơ sở của những cái chung về nhận thức, đồng cảm và sự đồng nhất tâm trạng ở mức độ nhất định giữa mọi người.

Quan hệ liên nhân cách trong xã hội

Tình bạn

Tình bạn luôn được coi là một loại tình cảm cao đẹp giữa người với người nhằm làm thỏa mãn được những nhu cầu về tinh thần của họ ở trong các điều kiện phong phú, đa dạng của xã hội. Trong thực tế tình bạn được nảy sinh là do ở mọi người có được sự đồng nhất tâm trạng và sự tương hợp tâm lý. Nhìn chung, những người bạn thường có cùng một sở thích, có được sự thống nhất với nhau về nhận thức, tình cảm, hành động và về định hướng giá trị. Đặc trưng của tình bạn là sự trung thành, tình cảm cao thượng và biết vì nhau.

Tình yêu

Tình yêu có thể được coi là sự khái quát hóa, tổng hợp hóa, động hình hóa, hệ thống hóa những thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với một loạt các đối tượng khi chúng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu yêu đương của chủ thể. Trên thực tế sự biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phức tạp. Đặc điểm của tình yêu nam nữ biểu hiện ở sự say mê, yêu chân tình, mãnh liệt, sâu sắc, trong sáng, đẹp đẽ, trữ tình và tất cả vì nhau.

Hôn nhân và gia đình

Đặc trưng cơ bản của hôn nhân là đã được pháp luật thừa nhận trên cơ sở sự tự nguyện của cả hai người khác giới, khi ở họ đã đảm bảo được một số các yêu cầu khác của hôn nhân. Trong gia đình luôn luôn có sự tồn tại của các mối quan hệ kinh tế, quan hệ hôn nhân cũng như quan hệ tình dục. Ở trong gia đình, ngoài tình yêu còn có ý thức nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm đối với nhau, sự nuôi dạy con cái, xây dựng kinh tế - văn hóa cho gia đình. Trong hôn nhân, cần lưu ý chống lại sự ngoại tình và sự ghen tuông mù quáng.

Quan hệ liên nhân cách trong nhà trường

Nhóm bạn

Các nhóm bạn được hình thành do nhiều yếu tố tác động mang tính chất tự giác hay tự phát, chúng cũng có thể được tạo thành từ nhiều kiển nguyên nhân như nhận thức, tình cảm, sở thích, thiên hướng cá nhân hoặc do các yếu tố chủ quan và khách quan khác quy định.Trong các nhóm học sinh, chúng ta cần phải tập trung chú ý đến những nhóm trẽ hư, chậm tiến và cố gắng tìm ra phương hướng hợp lý để tiến hành giáo dục chúng. Trẻ hư là do nhiều yếu tối của môi trường, gia đình và xã hội tác động mà có, đồng thời cũng là do những đặc điểm của lứa tuổi quy định do khuynh hướng bạo lực hay sự yếu kém về các phương thức tác động sư phạm trong quá trình giáo dục gây ra. Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ quản lý, chúng ta cần có ý thức trách nhiệm và sự quan tâm chu đáo trong việc chỉ đạo các tác động giáo dục cho các trẻ em hư hỏng – chậm tiến này.

Quan hệ giữa thầy với trò và cán bộ công nhân viên trong nhà trường

Trong nhà trường luôn luôn tồn tại các mối quan hệ giữa thầy với trò và tập thể cũng như với những cán bộ công nhân viên của trường. Cần phải đảm bảo cho các mối quan hệ này có tính sư phạm. Để làm được điều đó, trong quá trình quản lý trường học chúng ta phải tạo mọi điều kiện để học sinh biết sáng tạo, năng động và biết phục tùng phép tắc – lễ nghi của nhà trường. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải làm cho giáo viên và các cán bộ công nhân viên ở trong trường luôn có được tinh thần và ý thức trách nhiệm “tất cả vì học sinh thân yêu”.


Quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể sư phạm và học sinh

Quan hệ giữa người lãnh đạo với mọi thành viên của tập thể sư phạm cũng như với các tập thể học sinh luôn mang tính pháp luật, đạo đức và tâm lý – xã hội. Người quản lý trường học sẽ phải đảm bảo cho các mối quan hệ này được vận hành đúng quy luật. Điều kiện đảm bảo cho việc này chính là năng lực tổ chức, tài năng quản lý, khả năng chỉ đạo, uy tín, lương tâm và đạo đức của người hiệu trưởng.

[Nguyễn Đình Chỉnh – “Tâm lý học xã hội” – Nxb. Giáo Dục]

Video liên quan

Chủ Đề