Tìm hiểu trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [tiếng Anh: National Economics University, tên viết tắt: NEU] là một trường đại học định hướng nghiên cứu đứng đầu trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. NEU là một trong những trường Đại học danh giá và xuất sắc nhất Việt Nam. Đồng thời, trường đại học Kinh tế Quốc tế còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.

Xem thêm các bài viết khác về đại học Kinh tế Quốc dân dưới đây:

Giới thiệu trường

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cung cấp các chương trình đào thuộc lĩnh vực kinh tế. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - NEU

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong 10 trường đại học TOP đầu của Việt Nam, cái nôi sản sinh ra nhiều doanh nhân thành đạt và các Nhà lãnh đạo xuất chúng của đất nước. NEU được Unirank và Vebometrics [02 tổ chức uy tín nhất trên thế giới cung cấp bảng xếp hạng các trường đại học] xếp hạng TOP 3/10 trường đại học hàng đầu Việt Nam.

Quy mô:

  • Tổng số giảng viên và nhân viên: 1228, trong đó có 18 Giáo sư, 95 Phó Giáo sư, 255 Tiến sĩ, 391 Thạc sĩ; 20 Giảng viên cao cấp, 230 giảng viên chính, 329 giảng viên. 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú, 382 Đảng viên.
  • Hiện trường đang đào tạo khoảng 22000 sinh viên với 19 khoa, 45 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.
  • Tổng số Khoa: 18 khoa
  • Tổng số Viện: 09 Viện
  • Ngành đào tạo: 42 ngành [đã bao gồm các ngành đào tạo 100% bằng tiếng Anh]. Chi tiết ngành đào tạo > Click here

Chương trình đào tạo tại NEU:

  • Chương trình Đại học
  • Chương trình Sau đại học
  • Chương trình tiên tiến
  • Chương trình đào tạo ngắn hạn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, Sec và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan... Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức SIDA [Thuỵ Điển], UNFPA, CIDA [Canada], JICA [Nhật Bản], Chính phủ Hà Lan, ODA [Vương quốc Anh], UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford [Mỹ], Quỹ Hanns Seidel [Đức]... để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.

Điểm chuẩn đại học Kinh tế Quốc dân - NEU năm 2021

Ngày 15/9/2021, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã công bố điểm chuẩn xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Qua đó, để trúng tuyển đại học Kinh tế Quốc dân, thí sinh phải có số điểm trong khoảng từ 26.9 - 37.30 điểm. Tương ứng với 2 chuyên ngành thấp điểm nhất và cao điểm nhất, lần lượt là Kinh doanh Nông nghiệp và Ngôn ngữ Anh [Tiếng Anh hệ số 2]. 

Ngành Logicstics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm chuẩn cao nhất với 28,30 điểm. Tiếp đó là các ngành Kinh doanh quốc tế -  28,25 điểm; Quan hệ công chúng, Kiểm toán cùng lấy điểm chuẩn là 28,10. Những ngành hot như Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kiểm toán, Tài chính... điểm chuẩn năm 2021 tăng khoảng 0,5 điểm so với năm 2020.

Chi tiết thông báo công bố điểm trường như sau:

Điểm chuẩn đại học Kinh tế quốc dân năm 2021 [trang 1]

Điểm chuẩn NEU năm 2021 [trang 2]

Học phí đại học Kinh tế quốc dân – NEU năm học 2021:

Theo Đề án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2021 của Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Học phí theo ngành học cho khóa 63 [tuyển sinh năm 2021] từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học.

Học phí NEU năm 2021 ở chương trình đại trà không cao so với mặt bằng chung ở các trường Đại học. Nhưng riêng học phí ở các chương trình chất lượng cao của trường Kinh tế Quốc Dân lại được đánh giá là tương đối cao.

Chi tiết học phí NEU năm 2021 > Click here 

Chi tiết học bổng NEU năm 2021:

Cách thức nộp hồ sơ ứng tuyển đại học Kinh tế Quốc tế - NEU

Bên trên là các thông tin về đại học Kinh tế quốc dân - NEU mà Edunet muốn chia sẻ tới bạn. Nếu bạn yêu thích NEU hãy đăng ký các chuyên ngành đào tạo tại NEU nhé!

Dưới đây Edunet có một phần quà dành tặng riêng cho bạn > ĐỪNG BỎ LỠ NHÉ!

Eudunet với sứ mệnh mang đến các nguồn thông tin trực tuyến hữu ích cho các sinh viên tương lai. Cung cấp các thông tin liên quan đế các khóa học một cách tốt nhất, cho phép học sinh, sinh viên học những gì họ muốn, theo cách họ muốn và theo cách họ có thể đăng ký dễ dàng nhất.

[QUÀ TẶNG] Link ứng tuyển và nhận học bổng của NEU từ Edunet: TẠI ĐÂY

Thông tin về các trường đại học cao đẳng khác: TẠI ĐÂY

Edunet có rất nhiều chương trình học bổng dành tặng riêng cho các bạn. Hãy tiếp tục đón đọc và ứng tuyển các khóa học của các trường đại học tại Edunet các bạn nhé!

Là một trong những trường đại học đứng đầu cả nước về đào tạo Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đồng thời là “cái nôi” của nhiều doanh nhân thành đạt và nhân vật tầm cỡ, Đại học Kinh tế quốc dân ngày càng thu hút nhiều sinh viên theo học. Để biết thêm thông tin về ngôi trường danh giá này trước khi quyết định đăng ký nguyện vọng vào trường, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Xem thêm: Review Đại học Hà Nội [HANU] – Cái nôi đào tạo ngoại ngữ, chắp cánh ước mơ vươn tầm thế giới

1. Giới thiệu

Trường đại học Kinh tế quốc dân có tên tiếng Anh là National Economics University [viết tắt là NEU]. Trường hiện đang có vị trí nằm tại 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trường được thành lập vào tháng 1 năm 1956 với tên ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Sau nhiều lần thay tên thì đến Tháng 10 năm 1985, Trường chính thức có tên là Đại học Kinh tế Quốc dân và giữ nguyên cho đến hiện tại.

Đến nay, trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Trường luôn giữ vững vị trí là một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh hàng đầu Việt Nam.

2. Khám phá cơ sở vật chất “ngầu” đến từng mi-li-mét của NEU

Tòa nhà Thế kỷ – Thiên đường sống ảo bậc nhất NEU

Nhắc đến NEU, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến Tòa nhà Thế kỷ – Giảng đường A2 sống ảo của rất nhiều thế hệ sinh viên. Được khởi công xây dựng vào cuối năm 2003 và chính thức đưa vào sử dụng từ năm học 2017-2018, Tòa nhà Thế kỷ có diện tích 96.000 m2, kết cấu 10 tầng với tổng số 147 phòng học, 6 phòng hội thảo, 96 phòng làm việc và 6 thang máy. 

Mỗi phòng học đều được trang bị đầy đủ máy tính cho giáo viên, máy chiếu, âm thanh và hệ thống điều hòa mát hơn cả sự lạnh lùng của Crush! 

Đặc biệt, tòa nhà được thiết kế dạng cầu thang xoắn ốc và giếng trời theo lối kiến trúc Pháp rất hiện đại. Nơi đây đã trở thành niềm tự hào của nhiều sinh viên NEU khi nhắc đến ngôi trường của mình – thậm chí nơi đây còn được nhiều NEUer ví là nhảy từ tầng cao nhất xuống 5 ngày sau mới chạm đất [đây chỉ là câu ví hài hước về độ hoành tráng của toà nhà – đừng bạn nào dại dột thử nhé :D]

Thư viện Phạm Văn Đồng

Thư viện Phạm Văn Đồng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24 tháng 10 năm 2017, được lấy tên từ vị hiệu trưởng đầu tiên của trường. Thư viện được thiết kế gồm 4 tầng, nằm từ tầng 2 đến tầng 5 trong Toà nhà Thế kỷ. 

Với lối thiết kế vô cùng độc đáo, cùng với trang thiết bị hiện đại và hàng nghìn đầu sách khác nhau, thư viện Phạm Văn Đồng không chỉ là nơi để các NEUer thỏa sức học tập mà còn là nơi “xuất bản” của hàng ngàn bức ảnh sống ảo không thua kém gì các cảnh trong phim Hàn!

3. Các ngành đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện đang đào tạo 33 ngành với 80 chương trình đào tạo, trong đó có 8 chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh, 3 chương trình Tiên tiến; 10 chương trình Chất lượng cao; 5 chương trình định hướng ứng dụng [POHE] và hơn 20 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Các ngành và chương trình đào tạo của Trường gần như bao trùm toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế. Người học có thể lựa chọn học tập bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh, với phương thức đào tạo và địa điểm linh hoạt phù hợp với từng đối tượng.

Review chi tiết các ngành/Chương trình đào tạo của NEU:

4. Cơ hội việc làm của sinh viên NEU sau khi ra trường

Sau khi ra trường, bạn có thể làm trong rất nhiều lĩnh vực, tùy theo chuyên ngành mà bạn đã theo học. Bạn thậm chí cũng có thể làm trái ngành nếu có năng lực bởi vì có rất nhiều công ty ưu ái cho sinh viên học trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bạn có thể làm công việc kế toán cho các trường học, các công ty về thương mại hoặc các cơ sở chính quyền cấp xã, huyện. Nếu bạn học chuyên ngành về nhà hàng – khách sạn thì bạn cũng có thể làm quản lý cho các nhà hàng, khách sạn. 

Ngoài ra còn có rất nhiều lựa chọn ngành nghề tốt khác như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, phiên dịch, biên dịch viên với mức lương cơ bản khá cao.

Nếu bạn không muốn làm nhân viên thì có thể tự mình mở công ty để làm sếp. Một số mảng bạn có thể lựa chọn như đầu tư kinh doanh, bất động sản.

5. Học phí

Mặc dù được mệnh danh là ngôi trường đào tạo kinh tế chất lượng bậc nhất nhưng mức học phí của trường Đại học Kinh tế Quốc dân lại khá rẻ so với mặt bằng chung nhiều trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, theo Đề án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2021 của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, mức học phí theo ngành học cho khóa 63 [tuyển sinh năm 2021] là từ 15 đến 20 triệu đồng/năm học. 

Tuy nhiên, mức học phí của các chương trình chất lượng cao của Trường tương đối cao, từ 40 đến 60 triệu đồng/năm học.

6. Gương mặt tiêu biểu

Sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Kinh tế Quốc dân là nơi “xuất thân” của rất nhiều nhân vật nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội. Dưới đây là một số gương mặt tiêu biểu:

Nguyễn Xuân Phúc – hiện là Chủ tịch nước thứ 10 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông từng theo học lớp Công nghiệp – Khóa 15 của trường.

Ngô Văn Dụ – nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. Ông từng theo học lớp Thống kê khóa 7 của Trường.

Nguyễn Đức Kiên [bầu Kiên] – nguyên phó chủ tịch Tập đoàn ACB, phó chủ tịch Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam VPF. Ông cũng là Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, ủy viên ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên tổng cục trưởng tổng cục Hải quan Việt Nam. Ông từng theo học lớp Vật giá khóa 10 của Trường.

Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Ông từng theo học chuyên ngành Toán Kinh tế của trường.

Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank. Ông cũng là nhà sáng lập, chủ tịch công ty cổ phần Him Lam. Ông là cựu sinh viên lớp Vật giá – Khóa 22, Khoa Vật giá [nay là Khoa Marketing] của Trường.

Hy vọng sau bài viết “Review Trường Đại học Kinh tế quốc dân [NEU]: Ngôi trường danh giá và xuất sắc bậc nhất Việt Nam”, các bạn đã có một cái nhìn chi tiết hơn về Đại học Kinh tế Quốc dân và có thêm động lực để đăng ký nguyện vọng vào trường!

Đại học Kinh tế Quốc dân NEU Review NEU

Video liên quan

Chủ Đề