Thường trực ban bí thư là ai

Ngày 15-7, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị báo cáo viên tháng 7-2021 bằng hình thức trực tuyến tới 457 điểm cầu trên cả nước. Đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu chính Ban Tuyên giáo Trung ương, Hà Nội. Ảnh TCTG

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII.

Theo đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 diễn ra từ ngày 5-7 đến ngày 8-7 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị đã họp bàn, cho ý kiến về các nội dung quan trọng như: Tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch 5 năm 2021-2025; Quy chế làm việc của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, khóa XIII; Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước và phương án giới thiệu bổ sung nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước, khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026; Bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII; Báo cáo tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và một số vấn đề quan trọng khác.

Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đã đề ra; phát huy tốt tinh thần tập trung dân chủ, trách nhiệm để đóng góp nhiều ý kiến giá trị, liên quan đến việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Đồng chí Lê Hải Bình trình bày báo cáo tại hội nghị. Ảnh TCTG

Liên quan đến nhóm vấn đề các quy chế làm việc và quy định về thi hành Điều lệ Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, đồng chí Lê Hải Bình cho biết, Hội nghị Trung ương 3 đã thảo luận và bổ sung nhiều điểm mới.

Theo đó, bổ sung trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương trong việc định hướng xây dựng chiến lược cán bộ của hệ thống chính trị, xác định phương hướng công tác nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội toàn quốc của Đảng.

Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, bao gồm cả Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư, có bổ sung thêm quy định “phải gương mẫu đi đầu thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền, đề cao trách nhiệm cá nhân, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”.

Nhiệm vụ cụ thể của Bộ Chính trị được bổ sung thêm quy định “định kỳ hàng quý và khi cần thiết, Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình đất nước để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị trên các lĩnh vực của đời sống xã hội”. 

Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bổ sung thêm “chỉ đạo xây dựng các đề án báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư”.

Đồng chí Lê Hải Bình cũng nhấn mạnh việc Hội nghị Trung ương 3 bổ sung mới về trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Ban Bí thư.

Theo đó, Thường trực Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư và Thường trực Ban Bí thư sẽ giải quyết công việc và cho ý kiến về các vấn đề vượt thẩm quyền của Thường trực Ban Bí thư nhưng chưa tới mức phải báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và những công việc được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, ủy quyền. Trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Ban Bí thư được bổ sung thêm nội dung “định kỳ, thường xuyên nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình triển khai các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư để kịp thời nắm bắt tình hình và lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan liên quan. Đồng thời cũng bổ sung thêm trách nhiệm chỉ đạo công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chỉ đạo cải cách hành chính ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng để cụ thể hóa trách nhiệm trong phân công”.

Theo đồng chí Lê Hải Bình, đây là những công việc Thường trực Ban Bí thư đã thực hiện qua nhiều nhiệm kỳ, trên thực tiễn đã thực hiện tốt rồi mới đưa vào quy chế lần này, nhằm thể hiện rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Ban Bí thư. Trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Bí thư cũng có bổ sung mới; đó là khi cần thiết, Tổng Bí thư ủy quyền cho một Ủy viên Bộ Chính trị chủ trì các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương; đồng thời bổ sung quyền hạn, trách nhiệm của Tổng Bí thư là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tham gia Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.

Về quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Hội nghị Trung ương 3 thống nhất thêm một số nội dung mới: bổ sung nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra như thẩm quyền quyết định kỷ luật tổ chức Đảng khi kiểm tra cách cấp; bổ sung trách nhiệm trong xử lý các vụ việc, vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; Nhiệm vụ thông tin, báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là hàng năm và cuối nhiệm kỳ hoặc khi có yêu cầu đột xuất sẽ báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, về hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp.

Về quy định đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất ban hành quy định mới thay thế Quy định 30, với một số điểm đáng lưu ý: đó là quy định việc không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát. Quy định này nhằm phòng ngừa việc đối tượng kiểm tra sẽ ghi âm, ghi hình lại các nội dung trong quá trình kiểm tra chưa được phép công khai, đảm bảo giữ bí mật, danh tính người tố cáo; tăng trách nhiệm, thẩm quyền cho cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên; quy định về giải quyết tố cáo đối với trường hợp cán bộ về hưu nhưng bị tố cáo về những việc đã làm trong thời gian đương chức;...

Trong khuôn khổ hội nghị, đội ngũ báo cáo viên các điểm cầu đã được nghe đồng chí Ngô Lê Văn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ban Đối ngoại Trung ương thông tin chuyên đề “Tình hình thế giới và hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước 6 tháng đầu năm; dự báo tình hình thế giới và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại trong 6 tháng cuối năm 2021”; đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền trong thời gian tới.

TRẦN BÌNH

Bộ Chính trị quyết định: Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

Đồng chí Trần Quốc Vượng.

Theo TTXVN, ngày 2/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để cho ý kiến về công tác cán bộ.

Bộ Chính trị quyết định: Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021 thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021 để tiếp tục chữa bệnh dài hạn.

Đồng thời Bộ Chính trị quyết định: Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

Đồng chí Trần Quốc Vượng sinh ngày 5/2/1953; quê quán: Xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Trước tháng 11/2006, đồng chí Trần Quốc Vượng giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Trung ương Đảng.

Từ tháng 11/2006, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và được Ban Bí thư chỉ định giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Từ năm 2007 – 2011 đồng chí giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Từ tháng 7/2011, đồng chí được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Tháng 5/2013 đồng chí Trần Quốc Vượng được bầu bổ sung vào Ban Bí thư tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương [khóa XI].

Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí Trần Quốc Vượng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị.

Tại phiên họp ngày 28/7/2017, sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc phân công Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Thường trực Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã quyết định: Trong thời gian đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư điều trị bệnh, phân công đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham gia Thường trực Ban Bí thư từ ngày 1/8/2017./.

Theo Chinhphu.vn

Video liên quan

Chủ Đề