Thuốc nam chữa viêm họng mãn tính

Báo Lao Động trích đăng bài viết của bác sĩ Nguyễn Hoa, Viện Nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam về những bài thuốc dân gian có thể tham khảo điều trị viêm họng. 

Triệu chứng điển hình của viêm họng là cổ họng đau, sưng nóng, khó nuốt kèm theo sốt, khàn tiếng, mệt mỏi và ho có đờm.

Trong dân gian có rất nhiều vị thuốc hay giúp giảm ngay những triệu chứng khó chịu, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị và giảm nguy cơ bệnh tiến triển mãn tính.

Chữa viêm họng bằng gừng tươi 

Từ lâu, gừng tươi [sinh khương] đã được dùng để giảm các triệu chứng ở đường hô hấp như ho, đau họng, đờm ừ, khàn tiếng…

Cách dùng gừng tươi trị đau họng, viêm họng theo kinh nghiệm dân gian:

Cách 1: Ngậm vài lát gừng tươi để long đờm, giảm ho và giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt.

Cách 2: Hãm 1 củ gừng tươi xắt lát với 250ml nước sôi. Sau 10 – 15 phút, thêm vào 1 ít mật ong, khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm. Nên dùng đều đặn 2 – 3 lần/ngày – đặc biệt là dùng trước khi đi ngủ để tránh cảm giác đau họng và ho bùng phát mạnh vào ban đêm.

Chữa viêm họng bằng rễ cam thảo

Rễ cam thảo có vị ngọt, tính bình và được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh – đặc biệt là bài thuốc điều trị bệnh lý về dạ dày và đường hô hấp. Theo nghiên cứu từ y học hiện đại, axit glycyrrhizic trong thảo dược này có tác dụng kích thích sản sinh dịch tiết ở phế quản. Từ đó làm giảm độ đặc quánh và giúp loại bỏ đờm một cách dễ dàng thông qua phản xạ ho.

Cách dùng rễ cam thảo trị viêm họng:

Cách 1: Nhai vài lát rễ cam thảo, nuốt nước và nhả bã. Nên dùng đều đặn vài lần trong ngày để giảm nhanh cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng.

Cách 2: Dùng 5g rễ cam thảo hãm với 250ml nước sôi trong 15 – 20 phút. Sau đó, uống từng ngụm trà nhỏ để thành phần trong cam thảo thẩm thấu sâu vào niêm mạc hầu họng.

Chữa viêm họng bằng hỗn hợp nước ấm, chanh, mật ong

Hỗn hợp nước ấm, chanh, mật ong uống khi vừa ngủ dậy giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho tiêu hóa, chữa ho và viêm họng hiệu quả. Quả chanh có chứa rất nhiều vitamin C, vị chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Vỏ chanh có vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh, trong đông y có công dụng thông khí, tiêu đờm, trị ho có đờm.

Cách dùng hỗn hợp nước ấm, chanh, mật ong trị viêm họng:

1 nửa quả chanh tươi vắt lấy nước, kèm 1-2 thìa cà phê mật ong, pha bằng một cốc nước ấm. Hoặc bạn có thể đem chanh rửa sạch rồi ngâm với nước muối khoảng 30 phút, để khô sau đó thái lát mỏng, xếp vào lọ. Cứ một lớp chanh pha một lớp mật ong bạn bỏ thêm một ít muối. 

Buổi sáng hàng ngày lấy 3-4 thìa ra cốc, pha với nước ấm để uống, nên pha cả vỏ chanh để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa viêm họng bằng lá hẹ

Lá hẹ có chứa các thành phần như đạm, vitamin A, C, Ca, P, và chất xơ, có vị cay, tính ấm có công dụng trợ thận, bổ dương, giải độc, tiêu đờm… Thành phần odorin có trong lá hẹ có công dụng như một chất kháng sinh chống tụ cầu và các chủng vi khuẩn.

Cách chữa viêm họng bằng lá hẹ:

Cách 1: Lấy một nhúm nhỏ lá hẹ tươi rửa sạch với nước, giã nát đắp lên vùng cổ bị viêm họng. Sau đó cuốn băng giữ chặt phần lá đắp khoảng 30 phút rồi tháo ra rửa sạch cổ bằng nước sạch.

Cách 2: Dùng hỗn hợp lá hẹ giã nhuyễn với hai thìa mật ong đem đi hấp cách thủy trong 15 phút. Chắt lấy nước cốt và uống nước cốt này khi còn ấm, bã lá hẹ dùng để ngậm có tác dụng hiệu quả làm dịu cơn đau, giảm đau rát cổ họng.

Chữa viêm họng bằng lá diếp cá

Theo Dược học cổ truyền, lá diếp cá vị cay, tính mát, công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc, giải độc, làm lành các vết lở loét. Rau diếp có thành phần tinh dầu giúp sát trùng, kháng viêm và loại trừ các ổ vi khuẩn, virus trong cổ họng.

Cách chữa viêm họng bằng lá diếp cá

Cách 1: Lá diếp cá rửa sạch, để ráo nước sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ và lọc lấy nước cốt. Lấy nước cốt này pha với một ít nước ấm rồi uống từng ngụm. Sử dụng 2 lần/ngày, liên tục trong 4-5 ngày có tác dụng hiệu quả.

Cách 2: Lấy khoảng 50g lá diếp cá và 20g lá cam thảo đất, đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc với nước để uống hàng ngày. Thực hiện đều đặn hai đến ba ngày.

Skip to content

Các bài thuốc nam trị viêm họng vừa an toàn vừa hiệu quả được rất nhiều người áp dụng trong quá trình trị bệnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn thắc mắc liệu phương pháp này có thực sự tốt. Để tìm lời giải đáp hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết này.

Chữa viêm họng hạt bằng thuốc nam tốt không?

Viêm họng hạt là sự phát triển quá mức của bệnh khi không được điều trị kịp thời. Lúc này, các tổ chức  lympho sau thành họng phát triển gây cản trở nhất định cho quá trình hô hấp. Các tác nhân vi sinh xâm nhập ồ ạt khiến tế bào miễn dịch tại họng phải hoạt động liên tục, nở to tạo thành hạt.

Các vi sinh có thể trực tiếp tràn vào họng thông qua các con đường như không khí hoặc thức ăn, từ ổ viêm xoang, viêm amidan mãn tính hay do bệnh trào ngược dạ dày… Để điều trị bệnh cần phải loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Cách chữa viêm họng hạt bằng bài thuốc nam có tốt không còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng của từng người bệnh. Có người khỏi bệnh ngay sau 1 – 2 tháng sử dụng thuốc, nhưng cũng có những người không nhận được hiệu quả điều trị, trong trường hợp này, có lẽ tình trạng bệnh đã trở nặng và bạn cần đến gặp bác sĩ.

Bài thuốc nam trị viêm họng

Viêm họng hoàn toàn có thể được chữa khỏi bằng thuốc nam nếu bạn kiên trì sử dụng, bởi những dược chất có trong những cây thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh trong một khoảng thời gian ngắn.

 Rau diếp cá chữa viêm họng

Rau diếp cá có vị chua, tính mát, cùng một số hoạt chất như methylnonylketon, decanonyl acetaldehyde, myrcen và một số ít alcaloid, quercetin,… giúp kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: 15 – 20 lá rau diếp cá

Cách thực hiện:

  • Rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng  để loại bỏ hết bụi bẩn
  • Cho hết lá vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước rồi xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước ép, bỏ bã.
  • Uống mỗi ngày, ngày uống 1 – 2 lần và liên tục kiên trì sử dụng cho đến khi hết đau họng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rau diếp cá lẫn cam thảo hoặc nước vo gạo để chữa bệnh cũng rất hiệu quả.

Lá trầu không chữa viêm họng hạt

Lá trầu có tính cay ấm, được coi như một loại kháng sinh tự nhiên, hỗ trợ rất tốt trong việc loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Chuẩn bị nguyên liệu: vài lá trầu không tươi, muối tinh

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 4 -5  lá trầu không tưới, ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch.
  • Đem lá trầu không xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc, sau đó lọc phần bã qua rây để thu được nước cốt.
  • Uống nước lá trầu không nguyên chất khoảng 2 lần/ngày sau bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý: Bài thuốc trên chỉ nên dùng cho những người có hệ tiêu hóa tốt, trẻ nhỏ không nên sử dụng.

Chữa viêm họng bằng quả sung

Đây là loại quả có vị ngọt, tính bình, công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, tiêu thũng giải độc, giúp giảm nhanh chứng đau rát họng do viêm.

Chuẩn bị nguyên liệu: 10 quả sung tươi, 20g đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Quả sung tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng, gọt vỏ, thái phiến
  • Đem sung đun trên lửa vừa, thêm đường phèn
  • Uống hàng ngày sẽ nhận thấy hiệu quả sau khoảng 1 – 2 tuần sử dụng

Chữa viêm họng bằng lá bàng

Chuẩn bị nguyên liệu: 5 – 7 lá bàng bánh tẻ, muối tinh

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bàng, ngâm với nước muối rồi vớt ra để ráo
  • Cho lá bàng cùng 200ml nước vào cối xay, xay nhuyễn
  • Lọc lấy nước cốt uống, bỏ bã
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc nước lá bàng sau ăn khoảng 2 tiếng để nhận được hiệu quả điều trị

 Chữa viêm họng bằng giá đỗ

Chuẩn bị nguyên liệu: 200g giá đỗ, muối tinh

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch giá đỗ và ngâm với nước muối loãng, sau 5 – 10 phút vớt ra để ráo nước
  • Trần qua với nước sôi để thưởng thức, có thể ăn kèm với cơm
  • Sử dụng kiên trì trong vòng 3 ngày, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng của bệnh dần hết.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn giá có nguồn gốc rõ ràng để tránh ngộ độc, người có vấn đề về đường tiêu hóa cũng không nên ăn giá đỗ.

Xem thêm: Viêm họng uống thuốc gì, uống thuốc kháng sinh gì và thuốc trị tốt nhất

 Chữa viêm họng bằng quả lê

Chuẩn bị nguyên liệu: 2 quả lê tươi, mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, sau đó gọt bỏ vỏ, bỏ hạt.
  • Cho lê vào nồi hầm nhừ
  • Đun đến khi gần cạn nước, vớt lê ra rồi cho mật ong vừa đủ, trộn cho hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp.
  • Đổ hỗn hợp trên vào lọ thủy tinh đậy nắp để sử dụng dần
  • Mỗi ngày ăn 2 – 3 muỗng lê chần mật ong sẽ giúp thông họng, đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

 Chữa viêm họng bằng lá hẹ

Nguyên liệu: 300g lá hẹ, 50g đường phèn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ, ngâm với nước muối loãng để loại hết các tạp chất và sát khuẩn.
  • Cắt hẹ thành từng khúc ngắn để vào bát nhỏ.
  • Đường phèn mang giã thành bột nhuyễn rồi trộn lên lá hẹ.
  • Tiếp đó mang bát đựng hẹ và đường phèn hấp cách thủy khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước để uống, bạn cũng có thể ăn cả cái để chữa bệnh.
  • Một ngày dùng 2 – 3 lần, sau 2 tháng bạn sẽ nhận được hiệu quả điều trị rõ rệt.

Chữa viêm họng bằng lá đu đủ

Chuẩn bị nguyên liệu: lá đu đủ bánh tẻ, mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đu đủ để loại bỏ bụi bẩn
  • Thái nhỏ lá đu đủ, cho thêm mật ong vào hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau đó lọc bỏ phần bã và chắt lấy phần nước cốt để uống, chú ý dùng ngay khi còn nóng ấm.

Chữa viêm họng bằng lá xương sông

Chuẩn bị: 10g lá xương sông, lá hẹ, lá tần dày và mật ong hoặc đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước.
  • Trộn các nguyên liệu vào bát, thêm mật ong hoặc đường phèn
  • Hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút tới khi chín.
  • Chắt lấy nước để nguội uống 2 -3 lần/ngày

Chữa viêm họng bằng lá mơ

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá mơ tươi và mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Đem lá mơ ngâm với nước muối khoảng 10 phút rồi rửa sạch, để ráo nước.
  • Đem lá mơ giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
  • Trộn 30ml nước cốt lá mơ với 1 thìa mật ong.
  • Đem hỗn hợp đi hâm nóng rồi sử dụng.

 Chữa viêm họng bằng cây lược vàng

Chuẩn bị nguyên liệu: cây lược vàng, muối tinh

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 lá cây lược vàng đem ngâm cùng nước muối, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Cắt lá lược vàng dài khoảng 5cm, cuộn cùng một ít muối và nhai trực tiếp.
  • Nuốt nước tiết từ lá cây và nhả phần bã lại, dùng bài thuốc này 2 lần/ngày.

>> Xem thêm: Thuốc trị đau họng của nhật bản tốt và hiệu quả được nhiều người tin dùng

Bài thuốc nam trị viêm họng, viêm họng hạt hiệu quả

Trên thực tế, những bài thuốc trên chỉ hiệu quả với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ, mới chỉ ở giai đoạn khởi phát. Các phương pháp này sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp với những người mắc bệnh đã lâu ngày. Phát huy những dược chất điều trị tuyệt vời có trong các loại thảo dược thiên nhiên, đội ngũ bác sĩ Tâm Minh Đường đã cho ra đời sản phẩm Cao bổ phế Tâm Minh Đường, kết tinh của 8 loại dược liệu quý hiếm, giúp điều trị bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng từ gốc.

Theo đánh giá của PGS.Bs Nguyễn Trọng Nghĩa thì mỗi dược liệu trong cao bổ phế Tâm Minh Đường đều chứa các chất có tác dụng riêng biệt, hỗ trợ nhau tạo thành bài thuốc toàn diện để điều trị các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

  • Cát cánh: hay còn gọi là kết cánh có chứa thành phần chủ yếu là platycodin A, C, D, D2, các polyglucin và saponin có tác dụng tiêu đờm, tăng tiết dịch đường hô hấp giúp làm loãng đờm, bảo vệ niêm mạc họng.
  • Trần bì: có chứa tinh dầu giúp kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Trị hen suyễn do có tác dụng giãn phế quản, tăng tiết dịch và làm loãng đờm.
  • Bách bộ: Một trong những thành phần của bài thuốc trị viêm họng giúp giảm ho, ức chế sự phát triển của vi trùng, kháng khuẩn tối. Bên cạnh đó, tính ấm, vị ngọt có trong loại dược liệu này cũng giúp nhuận phế được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị ho, lao phổi.
  • Kim ngân hoa: có chứa tinh dầu, saponin, axit chlorogenic có tác dụng kháng sinh, không chứa độc tố giúp điều trị các bệnh về hô hấp trên như cảm cúm, viêm phổi, sốt…
  • Cải trời: giúp giải độc, sát trùng, trị viêm phế quản, tiêu viêm, hạ sốt
  • Kinh giới: có chứa Menthol, d- Menthol, d – Limonene mùi thơm, vị cay ấm có tác dụng điều hòa nhiệt độ của cơ thể, giảm ho sốt.
  • La bạc tử có tác dụng giúp tiêu đờm, nhuận tràng giúp rất tốt trong việc trị viêm họng.
  • Tang bạch bì: có chứa nhiều hợp chất flavon như mullberrochromen, xyclomulberrin, mulberrin và các axit hữu có khác giúp giảm ho, hen suyễn.

Với những tác dụng mà sản phẩm mang lại, Cao bổ phế Tâm Minh Đường vinh dự được nhận giải thưởng về thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018. Đây là thành quả xứng đáng đối với công sức nghiên cứu và phát triển của đội ngũ y bác sĩ nhà thuốc.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

Vừa rồi, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các bài thuốc nam dân gian trị viêm họng, viêm họng hạt. Không thể phủ nhận những tác dụng mà các phương pháp này mang lại, tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Chúc các bạn sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Video liên quan

Chủ Đề