Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ y học cổ truyền

Y sĩ đa khoa hay Y sĩ Y học cổ truyền muốn hành nghề khám chữa bệnh cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Vậy điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền là gì?

Y sĩ Y học cổ truyền là gì?

Thời gian thực hành lâm sàng với Y sĩ y học cổ truyền

Căn cứ vào quy định cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh tại Luật khám chữa bệnh năm 2009. Ban tuyển sinh trung cấp y  – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur chia sẻ như sau:

Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

  • a]18 tháng thực hành tại Bệnh viện viện nghiên cứu có giường bệnh [sau đây gọi chung là bệnh viện] đối với bác sỹ.
  • b] 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ.
  • c] 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên;
  • d] 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

Như vậy để xin cấp chứng chỉ hành nghề Y, Y sĩ y học cổ truyền cần có 12 tháng thực hành tại Bệnh viện theo quy định.

Điều kiện cấp giấy chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền

Theo điều 9 và điều 17 Pháp lệnh số 07/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hành nghề  Y Dược tư nhân quy định điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề  y như sau:

  • Có văn bằng, giấy chứng nhận phù hợp với hình thức hành nghề khám chữa bệnh bao gồm: Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp và công nhận tại Việt Nam; Giấy chứng nhận là Lương y; Giấy chứng nhận có bài thuốc Y học cổ truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  • Có văn bằng xác nhận quá trình thực hành [Trừ trường hợp là người có bài thuốc gia truyền, lương y…]
  • Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện để khám chữa bệnh.
  • Không thuộc trường hợp đang bị cấm hành nghề y dược theo quyết định của Tòa án, không trung thời gian thi hành án hoặc các hình thức kỷ luật khác từ hình thức cảnh cáo trở lên liên quan đến chuyên môn khám chữa bệnh…

Học Y sĩ y học cổ truyền ở đâu?

Năm học 2020 – 2021 học y sĩ  Y học cổ truyền ở đâu?

Y sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền là một nghề hấp dẫn trong lĩnh vực đào tạo y khoa cổ truyền. Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur có cơ sở đào tạo tại Tp. Hà Nội và Tp.HCM. Nhà trường có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo và giảng dạy trong lĩnh vực Y khoa. Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn của bộ Y tế, sinh viên được học thực hành lâm sàng thực nghiệm tại các bệnh viện đa khoa dưới sự hướng dẫn của giảng viên và bác sĩ tại khoa.

Năm học 2020-2021 thí sinh quan tâm chuyên ngành  Y học cổ truyền hệ trung cấp có thể liên hệ đến địa chỉ:

  • Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 09.8259.8259 – 09.8258.8258.
  • Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh: Số 217 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh, TpHCM. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 09.6881.6981

Nguồn: ysidakhoa.net

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với y sỹ như sau:

“Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành

  1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a] 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh [sau đây gọi chung là bệnh viện] đối với bác sĩ;

b] 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sĩ;

  1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.”

Điều 27 Luật khám chữa bệnh 2009 và điều 7 Thông tư số 41/2011/TT-BYT hướng dẫn  cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề y [chứng chỉ hành nghề] thủ tục gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
  • Bản sao hợp pháp bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp với phạm vi hành nghề;
  • Giấy xác nhận quá trình thực hành hợp pháp do Thủ trưởng cơ quan xác nhận [đối với cán bộ đang công tác]; Đối với cán bộ nghỉ hưu hoặc đã nghỉ công tác có thể  thay thế bằng sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu thời gian thực hành là tại các cơ sở y, dược tư nhân thì phải có giấy xác nhận thời gian thực hành và kèm theo bản sao hợp đồng lao động;
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là xã] nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác;
  • Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp.
  • Giấy đồng ý cho phép hành nghề y, dược tư nhân ngoài giờ hành chính của Thủ trưởng cơ quan [đối với cán bộ đang công tác]; Bản sao hợp pháp Quyết định về hưu hoặc nghỉ việc [đối với các bộ đã nghỉ hưu hoặc đã nghỉ việc];
  • Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan [theo mẫu];
  • Bản photo hộ khẩu thường trú và  chứng minh  [khi nộp hồ sơ mang theo bản gốc để đối chiếu];
  • Phiếu lý lịch tư pháp.

Điều 28 Luật khám, Luật khám chữa bệnh 2009 và điều 7 Thông tư số 41/2011/TT-BYT  hướng dẫn  cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định về trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền được thực hiện như sau:

Bước 1:

– Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế; Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009; Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế;

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là người người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều  26 Luật khám chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế tỉnh.

Bước 2: Trình tự xem xét đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

  1. a] Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh [sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ] gửi cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  2. b]  Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

  1. c] Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì;

Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp chứng chỉ hành nghề trong thời gian quy định;

Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định ;

Bước 3: Thành lập hội đồng tư vấn

Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc cấp, xây dựng các tiêu chuẩn công nhận nội dung, hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục và điều kiện đối với các cơ sở thực hiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục; quy định nội dung, hình thức và tổ chức kiểm tra để xác nhận bằng văn bản người biết tiếng Việt thành thạo và người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp chứng chỉ hành nghề.

Bước 4: Cấp chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 và theo mã số quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT và mỗi cá nhân chỉ được cấp một chứng chỉ hành nghề. Phôi chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế quản lý và cung cấp.

Bản sao chứng chỉ hành nghề và hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề được lưu tại cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330Zalo: 0846967979Gmail:

Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề