Thông tư hướng dẫn thực hiện phụ cấp khu vực

11:19, 20/10/2020

Ngoài tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức còn được hưởng thêm một số phụ cấp, đặc biệt là phụ cấp khu vực. Dưới đây là cách tính mức tiền phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Cách tính mức phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức [Ảnh minh họa]

 Hệ số phụ cấp khu vực đối với từng địa bàn cụ thể

Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực quy định phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5;  0,7 và 1,0 so với mức lương cơ sở.

Lưu ý: Mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:

Mức tiền

phụ cấp khu vực

=

Hệ số

phụ cấp khu vực

x

Mức lương cơ sở

Trong đó:

Lưu ý: Ngày 27/12/2019, tại Nghị quyết 86/2019/QH14, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định [đối tượng do NSNN đảm bảo] và trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng tăng bằng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2020. Tuy nhiên, do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, tại Kết luận 77-KL/TW ngày 05/6/2020 và Nghị quyết 122/2020/QH14 ngày 19/6/2020, Bộ Chính trị và Quốc hội đã thống nhất chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang từ ngày 01/07/2020 cho đến khi có thông báo mới.

Theo đó, từ ngày 01/01/2021 mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức không tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng và vẫn giữ nguyên 1,49 triệu đồng/tháng cho đến khi có thông báo mới. 

Mời Quý khách hàng xem thêm: Lương cơ sở 2021 của CBCCVC như thế nào trước tình hình mới?

Mức tiền phụ cấp khu vực tháng 10 năm 2020 của cán bộ, công chức, viên chức được tính như sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp khu vực tháng 10/2020

1

0,1

149.000 đồng

2

0,2

298.000 đồng

3

0,3

447.000 đồng

4

0,4

596.000 đồng

5

0,5

745.000 đồng

6

0,7

1.043.000 đồng

7

1,0

1.490.000 đồng

Riêng đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân, mức tiền phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì theo công thức sau:

Mức tiền

phụ cấp khu vực

=

Hệ số

phụ cấp khu vực

x

Mức lương cơ sở

x 0,4

Mức tiền phụ cấp khu vực của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân tháng 10/2020 như sau:

Mức

Hệ số phụ cấp khu vực

Mức tiền phụ cấp khu vực tháng 10/20020

1

0,1

59.600 đồng

2

0,2

119.200 đồng

3

0,3

178.800 đồng

4

0,4

238.400 đồng

5

0,5

298.000 đồng

6

0,7

417.200 đồng

7

1,0

596.000 đồng

Chú ý: Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định đối tượng cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực bao gồm:

- Cán bộ, công chức [kể cả công chức dự bị], viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử  việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.

- Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.

- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

- Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, gồm:

  • Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát;

  • Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng [không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng];

  • Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

- Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.

- Thương binh [kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh], bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, chỉ những đối tượng thuộc các trường hợp trên mới được hưởng phụ cấp khu vực.

Lê Vy

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 15-LĐTBXH/TT

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 1990

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 15-LĐTBXH/TT NGÀY 29-10-1990 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP KHU VỰC, THÂM NIÊN VÀ CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP MỘT LẦN ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN,VIÊN CHỨC CÔNG TÁC Ở MIỀN NÚI

Thực hiện điều 34, Quyết định số 72-HĐBT ngày 13 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi, sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên và chính sách trợ cấp một lần đối với công nhân, viên chức công tác ở miền núi như sau:

I- PHỤ CẤP KHU VỰC

1- Đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực:

Những đối tượng đang được hưởng phụ cấp khu vực 20% và 25% quy định tại Thông tư số 10/LĐ-TT ngày 18 tháng 9 năm 1985 và các văn bản bổ sung về phụ cấp khu vực của Bộ Lao động, nay được hưởng mức phụ cấp khu vực mới quy định tài điều 34, Quyết định số 72-HĐBT ngày 13 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

2- Mức phụ cấp khu vực mới:

Mức phụ cấp hiện đang hưởng 25% nay điều chỉnh lên 35% và mức đang hưởng 20% nay điều chỉnh lên 25%.

Nguyên tắc, thủ tục điều chỉnh và cách tính trả phụ cấp khu vực theo quy định tại Thông tư số 10/LĐ-TT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Bộ Lao động hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực.

Công nhân, viên chức làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 25% trở lên, khi nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hoặc trợ cấp tuất được tính thời gian công tác theo hệ số 1 + 6 [mỗi năm công tác được tính thêm 6 tháng].

II- PHỤ CẤP THÂM NIÊN

1- Đối tượng và phạm vi được hưởng phụ cấp thâm niên:

Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên miền núi là cán bộ hành chính sự nghiệp công tác tại vùng cao, biên giới - hải đảo, nơi có nhiều khó khăn, trên 15 năm, bao gồm:

- Công nhân, viên chức trong danh sách lao động thường xuyên, quân nhân chuyển ngành bảo lưu lương hoặc sinh hoạt phí quân đội làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến huyện, thị xã, trong các đơn vị sự nghiệp [trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh], các tổ chức Đảng, đoàn thể.

- Cán bộ hưởng lương làm việc tại xã, phường, thị trấn.

2- Mức phụ cấp:

Các đối tượng nêu ở điểm 1, phần II nêu trên có 16 năm [tính theo năm, không cần tính đủ tháng] công tác tại vùng cao, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều khó khăn [theo quy định của Nhà nước] được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 16% lương cấp bậc hoặc chức vụ. Sau đó mỗi năm thêm 1%, không khống chế mức tối đa.

- Những cán bộ được hưởng khoản phụ cấp này vẫn được giữ nguyên các khoản phụ cấp thâm niên khác [nếu có].

- Khoản phụ cấp này không được cộng vào lương để tính lương hưu, trợ cấp mất sức và trả trợ cấp thôi viên.

3- Thời gian tính thâm niên:

a] Thời gian thâm niên miền núi được tính kể từ khi đến nhận công tác tại vùng cao, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều khó khăn. Nếu có thời gian công tác trước đây ở vùng cao, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều khó khăn thì được cộng dồn để hưởng thâm niên.

b] Thời gian gián đoạn [chuyển sang vùng khác không phải là vùng cao, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều khó khăn] từ 1 năm trở lên thì không được tính vào thời gian thâm niên. Thời gian gián đoạn dưới 1 năm trong những trường hợp dưới đây được tính thời gian thâm niên:

- Ốm đau phải điều trị, điều dưỡng hoặc điều động tạm thời đi công tác nơi không phải là vùng cao, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều khó khăn.

- Được cử đi học bổ túc, đào tạo, học tập khác nhau sau đó lại về nơi cũ.

4- Nguồn kinh phí trả phụ cấp thâm niên:

Nguồn kinh phí trả lương cho cán bộ hành chính sự nghiệp đồng thời cũng là nguồn kinh phí để chi trả phụ cấp thâm niên cho các đối tượng nói trên.

III- CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP MỘT LẦN

1- Đối tượng được trợ cấp một lần:

- Các đối tượng quê ở miền xuôi lên công tác ở miền núi từ 3 năm [36 tháng] trở lên, gồm: công nhân, viên chức [kể cả lao động hợp đồng, bộ đội chuyển ngành hưởng bảo lưu lương], học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề mới tốt nghiệp ra trường làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến huyện, thị xã; trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức Đảng, đoàn thể; trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

- Cán bộ xã ở miền xuôi lên công tác ở miền núi; cán bộ xã, huyện ở miền núi được điều động lên công tác ở huyện, tỉnh miền núi hay vùng cao, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều khó khăn.

2- Mức trợ cấp một lần:

Tuỳ theo thời giá của địa phương nơi cơ quan, đơn vị cấp trợ cấp một lần, bảo đảm cho mỗi người [đối tượng quy định tại điểm 1, phần III nói trên] mua được:

- 1 áo bông nội, vỏ bằng vải kaki hoặc tương đương có lót bông.

- 1 chăn bông 3 kg, có vỏ bằng vải chéo hoa nội.

- 1 màn cá nhân bằng vải xô nội.

3- Cách trả và nguồn kinh phí trợ cấp một lần:

- Các đối tượng theo quy định chỉ được trợ cấp một lần. Người nào về trước 3 năm phải hoàn trả số tiền đủ mua các mặt hàng nói trên theo thời giá lúc hoàn trả cho cơ quan, đơn vị đang công tác.

- Đối tượng trước khi lên công tác ở miền núi đang hưởng lương ở cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó trả trợ cấp một lần; còn các đối tượng chưa hưởng lương thì cơ quan, đơn vị mới trả trợ cấp một lần.

- Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoặc các đơn vị hạch toán kinh doanh, khoản trợ cấp này được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông. Các đơn vị hành chính, sự nghiệp, khoản trợ cấp này do ngân sách cấp.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Bãi bỏ tất cả các quy định trái với Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết.

Video liên quan

Chủ Đề