Thời gian học đại học Y Dược TP hcm

Trường Đại học Y Dược TP.HCM

-

Dược sĩ học bao nhiêu năm? Thời gian học ngành dược học có lâu không? Là một trong những thông tin đầu tiên khi các bạn tìm hiểu về ngành dược học. Tuy nhiên để trả lời câu hỏi “học dược mấy năm” bạn cần tìm hiểu rõ chương trình mình theo học, hệ đào tạo của trường như thế nào mà thời gian đào tạo sẽ có sự khác nhau nhất định.

Học dược sĩ mấy năm?

Như đã nhắc ở trên thời gian đào tạo ngành Dược sẽ là không giống nhau. Mỗi hệ đào tạo sẽ có thời gian khác nhau, thậm chí chương trình đào tạo trong mỗi trường khác nhau cũng sẽ dẫn đến thời gian đào tạo khác nhau.

Nhìn chung, đối với các trường Đại học, thì chuyên ngành Y Dược sẽ có thời gian đào tạo lên đến 5 năm hoặc 6 năm. Còn đối với các trường hệ Cao đẳng Dược thì thời gian đào tạo chuyên ngành này sẽ ở mức 2,5 đến 3 năm. Ví dụ các trường đạo tào ngành Dược hệ Đại học chính quy như: Đại học Y Hà Nôi có quy định ngành Y Dược có thời gian đào tạo tối đa là 6 năm. Đại học Y TP.HCM với chuyên ngành Dược hệ đào tạo là 5 năm.

Học Đại học Dược mấy năm?

Lĩnh vực Y tế – sức khỏe có thời gian đào tạo dài và lâu nhất trong tất cả các khối ngành, lĩnh vực hiện nay. Đối với hệ đào tạo ngành Dược tại các trường Đại học thời gian học của sinh viên chủ yếu đều có thời gian đào tạo là 5 năm. Sinh viên theo học ngành Ngành dược học sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng về dược phẩm như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người.

Ví dụ sinh viên ngành Dược học Trường Đại học Công Nghệ Đông Á sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn quan trọng nhất từ các môn học chuyên ngành: Dược cổ truyền Dược liệu 1, 2; Hóa dược 1,2; Bào chế và sinh dược học 1,2; Pháp chế dược Quản lý kinh tế dược; Dược lý 1,2; Độc chất học Dược lâm sàng 1,2; Kiểm nghiệm dược phẩm; Thực hành dược khoa Sản xuất thuốc từ dược liệu; Tin học ứng dụng trong dược; Dược động học; Dược xã hội học; Kinh tế doanh nghiệp Nhóm GPs [GSP, GDP, GPP]; Bảo quản thuốc Marketing và thị trường dược phẩm; Thực hành về quản lý và cung ứng thuốc; Thực hành sản xuất tại các xí nghiệp dược phẩm;…

Học Cao đẳng dược mấy năm?

Theo quy định của Bộ Giáo dục thì thời gian học cao đẳng Dược sinh viên sẽ cần 3 năm để có thể hoàn thành chương trình học. Khoảng thời gian này được các chuyên gia cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng đủ để học viên được trau dồi kiến thức, kỹ năng phục vụ công việc tốt nhất sau này. Các bạn sẽ được đào tạo về kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành với chuyên môn cao, ngoài ra còn có những kỹ năng cần thiết phục vụ công việc.

Sau khi hoàn thành tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng Cao Đẳng Dược Chính Quy. Các bạn sẽ có cơ hội được ra trường làm việc theo ngành nghề phù hợp hoặc có thể liên thông lên ngành Dược hệ Đại học.

Thạc sĩ dược học mấy năm?

Thông thường ở bậc Thạc sĩ đều có thời gian đào tạo ngành là 2 năm, ngành Dược cũng không ngoại lệ. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Dược của các trường kéo dài từ 18 – 24 tháng. Và điều kiện để học thạc sĩ ngành Dược thường có các yêu cầu chung như: đúng chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, các chứng chỉ,…

Học thạc sĩ ngành Dược khá nặng nhưng bù lại giúp hỗ trợ bạn phát triển tư duy và có nhiều kiến thức nhiều hơn trong lĩnh vực ngành dược và có được cơ hội được nhiều cơ hội việc làm sau này.

Việc tìm hiểu “ngành Dược học mấy năm” giúp các bạn xác định được mục tiêu và có kế hoạch rõ ràng hơn trong tương lai. Vì Ngành Dược là một trong những ngành thuộc khối ngành sức khoẻ nên chắc chắc quá trình học tập và nghiên cứu sẽ thường dài và nặng hơn các ngành khác. Tuy nhiên nếu có đam mê các bạn hoàn toàn có thể theo đuổi ngành học thú vị này thậm chí có thể rút ngắn quá trình học nếu bạn nhanh nhạy và chăm chỉ! Chúc các bạn thành công!

NỘP HỒ SƠ

Quy định mới về rút ngắn thời gian đào tạo ngành Y Dược? Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường Y Dược Việt Nam chiều ngày 26/8, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo [Bộ Y tế] đề xuất thời gian đào tạo Đại học Y khoa sẽ được rút ngắn 5 năm thay vì 6 năm như hiện tại. Và người tốt nghiệp ĐH Y Dược phải trải qua một kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ và sau đó phải có thời gian thực hành nghề nghiệp từ 1-3 năm trước khi được hành nghề khám chữa bệnh.

Quy định mới về rút ngắn thời gian đào tạo ngành Y Dược? 

Trên cơ sở  Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2016 đã quy định thời gian đào tạo ĐH là từ 3-5 năm, ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo đã đưa ra đề xuất trong Hội nghị Hiệu trưởng các trường Y Dược Việt Nam chiều ngày 26/8 về rút ngắn thời gian đào tạo ngành Y Dược.

Theo đề xuất thì thời gian đào tạo Đại học Y Dược sẽ phân thành 2 loại:

·         Loại 1 sẽ kéo dài 4 năm đối với các ngành Điều dưỡng, Y tế Công cộng, Kỹ thuật Y học và các hệ cử nhân khác.

·        Loại 2 là ngành Y khoa, Răng hàm mặt và Dược sẽ có thời gian đào tạo là 5 năm[tối thiểu là 150 tín chỉ] tương đương trình độ bậc 7 trong Khung trình độ quốc gia [tương đương thạc sĩ]. 

Ngành Y học cổ truyền và Y học dự phòng sẽ không đào tạo thành mã ngành riêng như hiện nay nữa.

Không chỉ vậy tại Hội nghị còn bàn tới vấn đề những người tốt nghiệp ĐH y dược sẽ phải trải qua kỳ thi cấp quốc gia để lấy chứng chỉ hành nghề sau đó phải trải qua thời gian thực hành nghề nghiệp từ 1-3 năm tùy theo từng ngành trước khi được hành nghề chính thức.

Cụ thể, với các ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học,… sẽ có thời gian thực hành là 1 năm. Còn đối với ngành Y khoa, Răng hàm mặt và Dược thì thời gian thực hành sẽ kéo dài tới 3 năm.

Một điểm mới trong đề xuất của đại diện Bộ Y tế tại Hội nghị là tiêu chuẩn đầu vào đối với tất cả các cấp đào tạo Y Dược [từ Trung cấp trở lên] đều phải là tốt nghiệp THPT [hết lớp 12].

Tranh cãi xung quanh vấn đề xuất rút ngắn thời gian đào tạo ngành Y Dược

Tại hội nghị, hầu hết các ý kiến của thành viên hội đồng đều cho rằng, không nên rút thời gian đào tạo các trường Y Dược xuống 5 năm mà nên giữ thời gian 6 năm.

Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, trên thế giới hiện có 3 mô hình chủ yếu về đào tạo Y khoa, gồm: mô hình 4+4 của Mỹ, 5 năm của Anh và một vài nước, còn lại 6 năm là mô hình phổ biến. 

"Tôi vẫn đề nghị đào tạo Y khoa phải đào tạo 6 năm. Trong bối cảnh đào tạo ĐH ở nước ta vẫn còn một số nội dung bắt buộc không thể bỏ đi được mà lại cắt giảm thời gian đào tạo thì không ổn" - ông Hinh nói. "Trong lịch sử đào tạo Y khoa của chúng ta, ngay cả trong những năm chiến tranh ác liệt nhất cũng chỉ có 1-2 khóa đào tạo y khoa 5 năm. Sau đó, các thầy yêu cầu làm lại đúng chương trình 6 năm cho đến tận ngày hôm nay".

Còn ông Phạm Văn Thức, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng nhận định, hiện nay các trường đang đào tạo Y đa khoa 6 năm, các nước cũng đều đào tạo 6 năm. Do đó, nếu Việt Nam lại rút xuống 5 năm thì sẽ không hội nhập. 

Ông Nguyễn Minh Lợi giải thích, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đã được ban hành. Hiện tại, Luật Giáo dục Đại học cũng đang được sửa đổi và nếu vào năm 2018, quy định này được luật hóa thì thời gian đào tạo các trường ĐH Y Dược đương nhiên phải là 5 năm.

Bên cạnh đó, theo ông Lợi, không nên tiếp cận theo cách thời gian đào tạo ĐH Y Dược là bao lâu mà phải tiếp cận theo hướng, để trở thành bác sĩ thì phải học bao lâu. Theo đó, thời gian để một người trở thành bác sĩ theo đề xuất mới vẫn phải mất 8 năm trong khi hiện tại mất khoảng 7,5 năm.

Trong khi đó, ông Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM đề xuất nên tách thời gian đào tạo ở các trường ĐH Y Dược thành 2 hệ: Hệ 4 năm dành cho cử nhân Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học và hệ 4+2 [4 năm cộng 2 năm] cho Y khoa, Răng hàm mặt và Dược. 

Sau khi kết thúc 4 năm thì những người học Y khoa sẽ được cấp bằng cử nhân Y khoa, sau đó phải học thêm 2 năm nữa để được cấp bằng bác sĩ Y khoa. Lúc này, trình độ của người tốt nghiệp bác sĩ Y khoa sẽ tương đương với trình độ thạc sĩ trong khung trình độ quốc gia.

Phải thi chứng chỉ hành nghề ngay sau tốt nghiệp

Bên cạnh thời gian đào tạo, việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia để được cấp chứng chỉ hành nghề do Hội đồng Y khoa quốc gia tổ chức là chủ đề được bàn luận sôi nổi tại Hội nghị hội đồng các hiệu trưởng trường Y Dược.

Theo ông Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay, sinh viên Y khoa sau khi học 6 năm trong trường, thực hành 18 tháng trong bệnh viện sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề 1 lần và có giá trị vĩnh viễn.

Trong bối cảnh đào tạo Y khoa hiện nay, việc tổ chức một kỳ thi cấp quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề đối với Bác sĩ, Dược sĩ  là rất cần thiết để đảm nâng chất lượng đầu ra, đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

Điều này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 75, quy định cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế vừa ban hành hồi tháng 6 vừa qua.

"Hiện nay, Lào và Campuchia cũng đã có quy định rồi, chỉ có Việt Nam là vẫn chưa có" - ông Cường cho hay.

Hiện, Bộ Y tế đã xây dựng đề án thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia để chịu trách nhiệm tổ chức cuộc thi này. Kết quả của cuộc thi sẽ là căn cứ để Cục Quản lý khám chữa bệnh của Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ có thể chỉ có giá trị trong 5 năm chứ không phải là vĩnh viễn như trước đây.

Thời điểm thi sẽ được thực hiện ngay sau khi sinh viên Y khoa vừa tốt nghiệp để đảm bảo sàng lọc đối tượng được tham gia giai đoạn thực hành nghề nghiệp sau đó. Bên cạnh đó, gọi là kỳ thi quốc gia nhưng không phải là tổ chức thi trong cùng 1 ngày mà mỗi năm sẽ tổ chức 3-4 lần, tại nhiều nơi khác nhau, chỉ sử dụng chung một quy chế.

Mặc dù hầu hết thành viên hội đồng đều tán thành về sự cần thiết phải có một kỳ thi cấp quốc gia, song cũng có nhiều câu hỏi về những chi tiết kỹ thuật của kỳ thi này.

Chẳng hạn, ông Nguyễn Đức Hinh đặt câu hỏi, kỳ thi này được gọi là kỳ thi cấp quốc gia cho cả các trường công lập và ngoài công lập, nhưng những trường đào tạo đặc thù như Quân y thì có phải thi không? Ngoài ra, hiện nay chúng ta có rất nhiều hệ đào tạo từ liên thông, chuyên tu, cử tuyển thì sẽ áp dụng như thế nào?

Ông Hinh cũng đặt ra tình huống, nếu tới năm 2020 tổ chức kỳ thi cấp quốc gia mà có tới 50% bác sĩ tốt nghiệp của một trường nào đó không qua được kỳ sát hạch này thì sẽ giải quyết ra sao?

Còn ông Hoàng Năng Trọng, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Thái Bình thì băn khoăn, kỳ thi này nên là "sau tốt nghiệp" hay "ngay sau tốt nghiệp" vì sẽ có những thí sinh chưa có nhu cầu hành nghề ngay. 

Bên cạnh đó, hiện nay, các trường đều chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, tiến tới sẽ bỏ kỳ thi tốt nghiệp, nay lại có thêm một kỳ thi quốc gia ngay sau tốt nghiệp thì liệu có giống một kỳ thi tốt nghiệp khác và sẽ tạo ra thêm thủ tục cho sinh viên không?

Trả lời những vấn đề do các hiệu trưởng đặt ra, ông Lê Quang Cường cho rằng, hiện nay chúng ta có nhiều hình thức đào tạo khác nhau nhưng cuối cùng bằng vẫn là bằng bác sĩ. 

"Bao nhiêu phần trăm bác sĩ ra trường sau 6 năm học Đại học biết đặt ống thông dạ dày dù đây là công việc của một y tá? Bao nhiêu phần trăm sinh viên được 1 lần trong 6 năm học được một mình đỡ đẻ?" - ông Cường đặt câu hỏi. "Do đó, chứng chỉ hành nghề là cái tối thiểu phải đạt được trước khi một bác sĩ sau khi tốt nghiệp được sờ vào người bệnh".

"Quan điểm của Bộ Y tế là đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trước đây chúng ta chỉ tập trung để tạo ra số lượng, bây giờ chúng ta phải tập trung cho chất lượng dù điều này sẽ rất khó khăn" - ông Cường khẳng định.

Website: //www.caodangduochanoi.edu.vn/ tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề