Thi đại học 20 điểm dễ hay khó năm 2022

Nhiều phương án xét tuyển thì cánh cổng vào đại học sẽ mở rộng hơn cho thí sinh nhưng cùng lúc phải tham gia quá nhiều kỳ thi cũng khiến thí sinh  khá áp lực và mệt mỏi [Ảnh: DT]

Giảm chỉ tiêu, tăng cường nhiều phương thức tuyển sinh khác

Trước đó, như đã công bố, Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra 3 phương án tuyển sinh cho năm 2022 và thay đổi đáng kể về số chỉ tiêu.

Theo đó, trường chỉ dành 10 - 20% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 60 - 70% tổng chỉ tiêu bằng hình thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức và 20 - 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét tuyển tài năng.

Tại Đại học Giao thông Vận tải, năm 2020 trường dành 70 - 80% cho phương cho hình thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thì năm 2022, theo công bố của trường, tỷ lệ này sẽ giảm chỉ còn khoảng 40 - 50%.

Trong đó, đáng kể nhất mới đây Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay cũng chỉ dành 10 - 15% cho phương thức xét tuyển này, giảm khá nhiều so với trên 50% năm 2020.

Mạnh tay cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển truyền thống, song các trường đã bổ sung và triển khai thêm nhiều phương án khác nhằm đa dạng hóa và thể hiện tính tự chủ trong đề án tuyển sinh của mình.

Năm 2022, trường Đại học Thương mại dự kiến xét tuyển 4150 chỉ tiêu với 5 phương thức tuyển sinh. Ngoài 3 phương thức cũ bao gồm: Xét tuyển thẳng, ưu tiên; Xét tuyển kết hợp; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Năm nay trường bổ sung thêm 2 phương thức mới là:

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT [học bạ] đối với thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia.

Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022.

Cũng trong mùa tuyển sinh năm 2022, lần đầu tiên trường Đại học Kinh tế Quốc dân triển khai phương thức xét tuyển mới đó là dựa trên điểm kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tương tự, năm nay, các trường Đại học Xây dựng, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Thủy lợi cũng dự kiến có thêm hình thức xét tuyển dựa trên điểm bài thi năng lực tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Thí sinh "sốc" trong các phương án tuyển sinh

Trước sự thay đổi về chỉ tiêu này, nhiều thí sinh đã tỏ ra khá "sốc" và hoang mang, cùng với đó là sự lo lắng và phân vân không biết nên chọn phương án nào là tốt nhất.

Đỗ Mai Phương - học sinh lớp 12 [Nam Định] cho biết ngay từ đầu năm học em xác định sẽ đăng ký nguyện vọng vào ngành Thương mại điện tử của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

"Dù đã có sự chuẩn bị song em vẫn khá bất ngờ khi năm nay Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ chỉ dành khoảng 10 - 15% chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Còn lại là sẽ tuyển thẳng hoặc xét tuyển kết hợp với phương án tuyển sinh riêng".

Đặt lịch thi IELTS vào giữa tháng 2 tới, Mai Phương cho biết đã dành 3 năm ôn luyện, ngay từ khi vừa vào lớp 10. "Mục tiêu của em là đạt được thang điểm từ 8 đến 9 để có lợi thế khi xét tuyển vào đại học. Sau đó dành thời gian "nước rút" để ôn thi tốt nghiệp THPT, ngoài ra em vẫn tìm hiểu thêm các phương án khác để đề phòng rủi ro nếu kết quả không đạt yêu cầu", Phương nói.

Nguyễn Hoàng Phương Linh [lớp 12, Hà Nội] cho hay: "Hiện tại em đang cảm thấy khá lo lắng vì học trực tuyến đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập cũng như quá trình ôn luyện. Trong khi đó năm nay các trường đều giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi THPT đồng nghĩa điểm chuẩn, tỉ lệ cạnh tranh sẽ rất "đáng sợ". Em vẫn đang rất phân vân, phải xin lời khuyên của thầy cô và các anh chị để lựa chọn phương án tốt nhất.

Sau khi nắm được sơ bộ đề án tuyển sinh của các trường hiện em đang phải gấp rút thay đổi kế hoạch học tập. Song song với đó là phải tìm hiểu thêm cả các phương án xét tuyển kết hợp khác để có nhiều thêm cơ hội".

Với Đức Huy [học sinh lớp 12, Hải Phòng] sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức vẫn là lựa chọn hàng đầu. Cùng với đó là việc xét tuyển bằng học bạ, song phương án này cũng khá bấp bênh bởi điểm phải cao mới có cơ hội. "Việc các trường giảm mạnh tỉ lệ xét tuyển theo điểm thi THPT khiến em khá hoang mang và lo lắng. Để gia tăng thêm cơ hội thì em sẽ tham gia cả kỳ thi đánh giá năng lực nhưng cũng chưa thực sự tự tin".

Đặt ra kế hoạch và mục tiêu cho mình từ sớm, Thùy Dương [học sinh lớp 12, Hà Nội] cho biết: "Để có thể nắm được suất vào trường mong ước em đã chuẩn bị một vài phương án. Đầu tiên em sẽ ưu tiên việc xét tuyển bằng học bạ, sau đó sẽ tham gia kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, cuối cùng mới sử dụng đến điểm thi THPT".

"Đúng là có nhiều phương án xét tuyển thì cánh cổng vào đại học sẽ mở rộng hơn nhưng cùng lúc phải tham gia quá nhiều kỳ thi cũng khiến em khá áp lực và mệt mỏi. Em chỉ tiếc một điều là dù đã chuẩn bị sớm nhưng hiện tại điểm IELTS của em vẫn chưa đạt. Nếu có được chứng chỉ này với điểm số tốt thì có lẽ cánh cửa vào đại học sẽ dễ dàng hơn nhiều", Dương chia sẻ thêm.

Với kinh nghiệm đã trải qua, bạn Nguyễn Thùy Trang [20 tuổi] chia sẻ: "Mình nghĩ các em nên xét học bạ dù trường nào đi chăng nữa. Đối với các trường mà các em quan tâm đến thì hãy nộp, đậu thì mình bớt lo còn rớt thì tìm phương án khác. Nếu có điều kiện thì hãy thi đánh giá năng lực bởi hiện tại đã có rất nhiều trường lấy điểm thi đó để xét tuyển.

Bạn nào đã có nền tảng tiếng Anh tốt thì nên thi IELTS, TOEIC, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế [ACT, SAT]; các trường đều đánh giá cao và có cơ hội để xét tuyển nhiều trường và ngành học khác nhau. Còn nếu hiện tại nền tảng yếu mà giờ đánh liều thi các chứng chỉ thì cũng hơi khó và may rủi bởi thời gian cũng không còn nhiều.

Nhìn vào thực tế bây giờ, dùng điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT xét tuyển vào đại học cũng không hề dễ dàng, đặc biệt là với các trường top đầu, để có thể đỗ thì điểm chuẩn đầu vào sẽ cực kỳ cao và tỷ lệ cạnh tranh rất gắt gao".

"Nói chung các em hãy tự cân nhắc, tìm hiểu kỹ điều kiện xét tuyển của trường mà mình quan tâm để có phương án phù hợp. Và làm gì thì làm cũng nên tìm cho mình một đường lui", Thùy Trang nhắn nhủ thêm.

Trước kiến nghị của các trường đại học về việc tăng câu khó trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 nhằm phục vụ mục đích tuyển sinh khiến nhiều thí sinh trở nên vô cùng lo lắng. Đứng giữa vô vàn chọn lựa, liệu các sĩ tử của chúng ta đã chọn lựa được phương án đúng đắn hay chưa? Bài viết này sẽ giúp thí sinh trả lời câu hỏi.

Thí sinh mệt mỏi trước mùa tuyển sinh

1. Tăng độ khó đề thi tốt nghiệp, tăng áp lực lên thí sinh

Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2021 và 2022 điểm chuẩn đại học tăng cao, một số thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt ngành học đăng ký. Lý giải cho điều này xuất phát từ việc đề thi tốt nghiệp THPT có phần dễ hơn, tính phân hóa giảm. Do tình hình dịch bệnh, các trường trong 2 năm qua cũng giảm dần chỉ tiêu dựa vào điểm thi tốt nghiệp.

Trước những bất cập từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2022 nhiều trường đã mở rộng thêm nhiều phương thức xét tuyển, giảm chỉ tiêu xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, dù chỉ tiêu có giảm thì phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn chiếm phần lớn chỉ tiêu vào trường. Nhằm tăng chất lượng đầu vào nhiều trường đại học đã có kiến nghị tăng độ khó đề thi, tăng độ phân hóa thí sinh bằng việc tăng số lượng các câu hỏi khó để các trường top vẫn có thể tận dụng kết quả này khi tuyển sinh.

Theo khảo sát, chỉ có 24% phiếu bầu dành cho ý kiến giảm độ khó đề thi, chủ yếu dùng để xét tốt nghiệp còn lại chiếm phần nhiều dành cho kiến nghị tăng tính phân hóa đề thi để phù hợp với tuyển sinh đại học [76%].

Kết quả phiếu bầu về nội dung đề thi tốt nghiệp THPT 2022

Đối diện với thông tin này, nhiều thí sinh đang rất hoang mang và lo sợ, đặc biệt là những thí sinh đang mải miết vừa ôn thi theo tổ hợp, vừa ôn thi đánh giá năng lực. Áp lực lại càng áp lực hơn lên “đôi vai nhỏ” của các sĩ tử khi đối mặt với mùa thi nhiều thay đổi này.

Xem thêm: Áp lực của thí sinh trong “ma trận” phương thức tuyển sinh đại học

2. Nguy cơ trượt đại học tăng cao

Tưởng chừng như mùa tuyển sinh năm 2022 là mùa tuyển sinh đem đến cho thí sinh nhiều cơ hội bước vào đại học nhất khi các trường đa dạng phương thức tuyển sinh vào trường. Thực tế cho rằng, điều này đem đến nhiều khó khăn hơn cho thí sinh đặc biệt là những thí sinh không xác định rõ ràng đâu là phương thức xét tuyển chính của mình.

Cho đến thời điểm này, những thí sinh nào đang “ôm đồm” muốn sử dụng cả hai kết quả kỳ thi tốt nghiệp và đánh giá năng lực cần nên xem xét lại. Một kỳ thi có tính phân hóa cao, một kỳ thi cần ôn tập kiến thức tổng hợp chắc chắn sẽ làm thí sinh “phân tán” năng lực nếu theo đuổi cả 2 kỳ thi này. Thí sinh không nên coi nhẹ bất kỳ kỳ thi nào mà nên tập trung xác định kỳ thi chính để sử dụng làm điểm xét tuyển tránh việc thí sinh thi cả 2 kỳ thi nhưng đều trượt đại học.

Không kể đến trường hợp, trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng diễn ra không đồng đều, việc tổ chức các kỳ thi gây khó khăn cho nhà trường và thí sinh. Khác hẳn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề và chủ trì, luôn tạo điều kiện cũng như có nhiều giải pháp để kỳ thi được diễn ra trôi chảy và hằng niên.

Nhiều thí sinh xác định kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi chính của mình nên kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ dùng để xét tốt nghiệp. Việc tăng độ khó của kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng mang đến nhiều bất lợi cho những thí sinh này.

3. Thí sinh cần làm gì để tăng xác suất trúng tuyển đại học

Trước vấn đề tăng độ khó đề thi, kỳ thi riêng diễn ra không đồng đều,…Thầy Vũ Khắc Ngọc – chuyên gia tư vấn tại Học Mãi có lời khuyên dành cho các em như sau: Thí sinh nên ôn thi theo công thức “Tốt nghiệp +1”: Ôn thi tốt nghiệp với khối thi truyền thống làm chủ đạo. Sau đó chọn thêm phương thức thi phù hợp với năng lực của mình nhất như ĐGNL, chứng chỉ quốc tế, đánh giá tư duy,…Ôn thi theo cách này, thí sinh có thể tận dụng xét tuyển nhiều phương thức mà không cần ôn thi nhiều và tràn lan. Thí sinh cần xác định phương thức xét tuyển trọng tâm của mình.

Xem thêm: Sai lầm lớn nhất khi thí sinh chuyển từ thi tổ hợp môn sang thi ĐGNL

Thí sinh cần kiên định và theo đuổi một cách nghiêm túc kỳ thi mà mình chọn lựa, đừng vì những thay đổi nhỏ bên ngoài mà bị tác động tới con đường đã chọn của mình. Những thí sinh chắc chắc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học thì dù đề có tính phân hóa cao hơn cũng không làm các bạn hoang mang và hoảng loạn. Hãy cứ tập trung và dồn lực vào một kỳ thi để đem lại được hiệu quả cao nhất.

Hy vọng rằng, các sĩ tử của chúng ta luôn giữ vững được “phong độ” trước những thay đổi của kỳ thi năm 2022.

Video liên quan

Chủ Đề