Theo bạn, thời gian dự phòng lây nhiễm hiv tốt nhất là trong thời gian nào?

09/11/2020 1,571

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Lựu [Tổng hợp]

HIV được coi là “căn bệnh thế kỷ”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Virus HIV làm cho sức đề kháng của cơ thể suy yếu và khiến người bệnh mắc phải những biến chứng nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về giai đoạn cửa sổ của HIV.

Ngay khi bạn bị nhiễm HIV, virus gây bệnh sẽ bắt đầu sinh sản trong cơ thể của bạn. Hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với các kháng nguyên [bộ phận của vi-rút] bằng cách tạo ra các kháng thể [tế bào chống lại virus].

Giai đoạn cửa sổ của HIV là khoảng thời gian giữa thời điểm phơi nhiễm HIV [virus xâm nhập vào cơ thể] cho đến khi phát hiện HIV bằng các xét nghiệm. Hầu hết có thể phát hiện ra sự phát triển của kháng thể HIV trong vòng 23-90 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Trong thời gian này, khi thực hiện xét nghiệm HIV sẽ cho ra kết quả âm tính mặc dù bệnh nhân đã thực sự bị nhiễm bệnh. Họ vẫn có thể truyền virus cho người khác trong giai đoạn cửa sổ. Nếu nghi ngờ mình đã bị phơi nhiễm HIV nhưng xét nghiệm lại cho kết quả âm tính, bạn nên thực hiện tiếp các xét nghiệm trong một vài tháng để xác nhận [thời gian phụ thuộc vào xét nghiệm được sử dụng]. Và trong thời gian này, bạn cần sử dụng bao cao su để ngăn ngừa khả năng lây lan HIV.

Trong giai đoạn cửa sổ của bệnh, xét nghiệm HIV sẽ cho ra kết quả âm tính

Thời gian cửa sổ thay đổi từ người này sang người khác, và cũng khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm HIV. Hầu hết các xét nghiệm HIV là xét nghiệm kháng thể. Cơ thể cần có thời gian để tạo ra đủ kháng thể cho xét nghiệm HIV để xác định bệnh nhân đã bị nhiễm HIV hay chưa. Ba tuần là khoảng thời gian sớm nhất để xét nghiệm kháng thể có thể phát hiện ra sự nhiễm trùng. Nhưng không phải ai cũng có thể phát hiện sớm sự phát triển của các kháng thể, mà phải mất khoảng 3-12 tuần sau khi bị nhiễm bệnh.

Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể sẽ tăng cao đến mức có thể phát hiện được người bị nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Tức là huyết thanh đã chuyển từ “âm tính” sang “dương tính”, người ta còn gọi đây là giai đoạn “chuyển đổi huyết thanh”. Giai đoạn này có thể kéo dài trong 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh.

Vài tuần đầu tiên sau khi người bệnh bị nhiễm HIV được gọi là giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Trong thời gian này, virus sinh sản nhanh chóng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể HIV - đây là những protein chống nhiễm trùng.

Trong những tuần đầu tiên, một số người có thể không xuất hiện các triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải các triệu chứng trong một hoặc hai tháng đầu tiên sau khi nhiễm virrus, nhưng thường không nhận ra họ đã bị nhiễm HIV. Điều này là do các triệu chứng của giai đoạn cấp tính có thể rất giống với các triệu chứng cúm hoặc các loại vi-rút theo mùa khác.

Các triệu chứng ban đầu của HIV có thể bao gồm: Sốt; Ớn lạnh; Sưng hạch bạch huyết; Đau nhức nói chung; Phát ban da; Viêm họng; Đau đầu; Buồn nôn; Đau dạ dày; Luôn thức giấc giữa đêm, mồ hôi đầm đìa; Nhiễm nấm men; Sụt cân; Chẩn đoán viêm màng não.

Vì những triệu chứng này giống với các bệnh thông thường như cảm cúm, người mắc bệnh có thể không nghĩ rằng họ cần gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Và ngay cả khi họ đi khám vào thời gian này, bác sĩ cũng có thể chỉ kết luận bạn bị cúm hoặc bạch cầu đơn nhân và thậm chí có thể không xem xét đến HIV.

Cho dù người bị nhiễm HIV có triệu chứng hay không, trong giai đoạn này tải lượng virus của họ rất cao. Tải lượng virus là lượng HIV được tìm thấy trong máu. Tải lượng virus cao có nghĩa là HIV rất dễ lây truyền sang người khác trong thời gian này.

Các triệu chứng HIV ban đầu thường hết trong vài tháng khi người bệnh bước vào giai đoạn mãn tính hoặc lâm sàng. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm cùng với sự điều trị.

Những người nhiễm HIV có thể phát triển thành AIDS nếu HIV của họ không được chẩn đoán sớm

Những người nhiễm HIV có thể phát triển thành AIDS nếu HIV của họ không được chẩn đoán sớm. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV, lượng kháng thể trong cơ thể sẽ suy giảm mạnh, trái lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng. Khi đó hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người bị nhiễm HIV sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn tới tử vong.

Các triệu chứng của AIDS có thể bao gồm: Sốt tái phát; Các hạch bạch huyết sưng mãn tính, đặc biệt là nách, cổ và bẹn; Mệt mỏi lâu ngày; Đổ mồ hôi đêm; Vết nám sẫm màu dưới da hoặc bên trong miệng, mũi hoặc mí mắt; Lở loét, đốm hoặc tổn thương miệng và lưỡi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn; Vết sưng, tổn thương hoặc phát ban của da; Tiêu chảy tái phát hoặc mãn tính; Sụt cân nhanh chóng; Các vấn đề về thần kinh như khó tập trung, mất trí nhớ và nhầm lẫn; Lo lắng và trầm cảm.

Khi HIV làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể sẽ khiến cho khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể bị mất đi. Do vậy chúng ta có thể mắc những căn bệnh vốn dĩ không mấy khi ảnh hưởng tới những người khỏe mạnh. Người ta gọi đó là nhiễm trùng cơ hội [OI]. Nếu không được điều trị sớm, bạn có thể mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội kèm theo các biến chứng của nhiễm HIV, bao gồm các bệnh:

  • Về đường tiêu hóa: Tiêu chảy mãn tính, sút cân và cơ thể suy kiệt.
  • Về miệng: Lở loét miệng do herpes, nấm.
  • Về phổi: Viêm phổi do vi khuẩn, vi rút và nấm.
  • Về thần kinh: Viêm não, màng nào, u não
  • Về da: Phát ban, ghẻ, zona và u mềm.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất 1 lần trong các trường hợp sau:

  • Tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: quan hệ qua hậu môn, âm đạo mà không sử dụng bao cao su với nhiều người khác
  • Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su, hoặc dùng bao cao su không đúng cách.

Một khi hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể sẽ không còn đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng nặng. Do đó, ngay từ khi phát hiện HIV dương tính, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị sớm. Việc điều trị sớm sẽ mang lại cho bạn những lợi ích nhất định, ví dụ như:

  • Giúp bạn duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, sống có ích cho gia đình và xã hội
  • Giảm chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh và nằm viện
  • Giảm nguy cơ lây lan vi-rút sang cho người khác, đặc biệt là vợ/chồng, và con cái.

Để kịp thời phát hiện và điều trị HIV giai đoạn sớm, những người có yếu tố nguy cơ nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình hoặc tiêm chích ma tuý, là người bệnh phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu.... có thể tham khảo Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thực hiện khám da liễu, xét nghiệm HIV Ab test nhanh....cho kết quả chính xác để có phác đồ điều trị bệnh kịp thời.

Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh xã hội, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa Da liễu
  • Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidium test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Wpro.int; Healthline.com

XEM THÊM:

Ở xã hội hiện đại, HIV/AIDS không còn là vấn đề mới lạ. Ngoài các biện pháp phòng ngừa, bạn cũng cần nắm được cách điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV để kịp thời ngăn chặn những hậu quả có thể xảy ra.

Uống thuốc phơi nhiễm HIV ở giai đoạn sớm sau khi có nguy cơ tiếp xúc với virus chính là biện pháp điều trị dự phòng mà Hello Bacsi giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết sau.

Hiểu đúng về phơi nhiễm HIV

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y Tế, phơi nhiễm với HIV là trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc nghi nhiễm HIV, từ đó dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Phơi nhiễm HIV được chia làm 2 loại:

  • Phơi nhiễm nghề nghiệp: Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch tiết từ người khác
  • Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp [tại cộng đồng]: chẳng hạn như đạp phải kim tiêm, vật sắc nhọn, dùng chung kim tiêm nghi có dính máu, dịch của người bệnh HIV…

Cần nhận thức được rằng phơi nhiễm HIV không có nghĩa là sẽ mắc HIV. Trong thời gian nghi ngờ phơi nhiễm, hãy bình tĩnh và nhanh chóng sắp xếp điều trị dự phòng ngay.

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV là gì?

Dự phòng sau phơi nhiễm [PEP] là sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV – thuốc kháng virus ARV để ngăn ngừa nhiễm virus này sau khi thực hiện hành động tiềm ẩn nguy cơ. Sau khi phơi nhiễm HIV, virus không ảnh hưởng ngay lập tức toàn hệ thống mà sẽ có một khoảng thời gian trì hoãn khoảng 2-3 ngày trước khi xuất hiện trong máu. Trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội” này, thuốc kháng virus có thể phòng ngừa nhiễm HIV bằng cách khống chế sự nhân lên của virus, cô lập và đào thải những tế bào đã bị nhiễm HIV ra khỏi cơ thể.

Một số đối tượng cần nhanh chóng thực hiện dự phòng sau phơi nhiễm là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng nghi nhiễm HIV
  • Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc các thiết bị khác để tiêm chích ma túy
  • Bị tấn công tình dục

Theo Quyết định 5418/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 01/12/2017, điều trị bằng ARV cho tất cả người nhiễm HIV không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4. Việt Nam còn áp dụng mô hình xét nghiệm và điều trị, theo đó chỉ định điều trị ARV được mở rộng cho tất cả người nhiễm.

Thời gian dự phòng lây nhiễm HIV tốt nhất là trong thời gian nào?

Bạn cần bắt đầu uống thuốc phơi nhiễm HIV càng sớm càng tốt vì tỉ lệ hiệu quả của thuốc có thể sụt giảm theo từng giờ [trong vòng 72 giờ là tốt nhất]. Duy trì uống thuốc kháng virus hàng ngày trong 28 ngày, ngưng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.

Lưu ý khi dùng thuốc phơi nhiễm HIV

Thuốc phơi nhiễm HIV không thể thay thế cho việc phòng ngừa HIV bằng các biện pháp an toàn khác nên bạn vẫn cần sử dụng bao cao su, kim tiêm vô trùng,… trong giai đoạn PEP. PEP cũng không phải là sự lựa chọn phù hợp cho người có thể thường xuyên tiếp xúc với HIV. Sau khi được chỉ định uống thuốc phơi nhiễm HIV [không tự ý mua thuốc], bạn cần tái xét nghiệm sau phơi nhiễm 1-3-6 tháng.

Không điều trị dự phòng bằng thuốc phơi nhiễm HIV ARV sau phơi nhiễm cho các trường hợp:

  • Người bị phơi nhiễm đã có kết quả nhiễm HIV
  • Kết quả xét nghiệm HIV cho nguồn gây phơi nhiễm khẳng định âm tính
  • Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm đáng kể như nước mắt, dịch nước bọt không dính máu, nước tiểu và mồ hôi
  • Người phơi nhiễm liên tục với HIV như quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng không bảo đảm quan hệ an toàn [sử dụng bao cao su], người nghiện chích ma tuý thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm.

Nhiều bằng chứng khoa học trong những năm gần đây cũng cho thấy hiệu quả dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng ARV. Việc điều trị, khống chế tốt tải lượng virus HIV trong máu sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác.

Một số người thực hiện PEP có thể gặp tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV như buồn nôn, nôn. Trong hầu hết trường hợp, các tác dụng phụ của thuốc này có thể điều trị được và không đe dọa đến tính mạng.

Thuốc phơi nhiễm HIV cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác, do đó bạn nên thông báo cho nhân viên y tế về những loại thuốc đang dùng để được tư vấn thêm.

Nhìn chung, hãy luôn luôn thực hành các biện pháp an toàn để tránh phơi nhiễm HIV, kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm cũng như chia sẻ kiến thức phòng bệnh cho người thân, nâng cao nhận thức cộng đồng về HIV/AIDS.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề