Thế nào là kị khí bắt buộc?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Vi khuẩn là một nhóm vi sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ, một số thuộc loại ký sinh trùng. Có rất nhiều cách để phân loại vi khuẩn trong đó nếu dựa vào nhu cầu oxy vi khuẩn sẽ được chia làm 2 loại là vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn kỵ khí) và vi khuẩn hiếu khí.

Vi khuẩn kỵ khí là vi khuẩn không cần sự cung cấp oxy cho sự tăng trưởng và có thể phản ứng tiêu cực hoặc thậm chí tử vong nếu có sự hiện diện của oxy. Vi khuẩn kỵ khí có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể người nhưng tập trung chủ yếu với số lượng lớn ở khoang miệng và ống tiêu hóa, nhất là đại tràng đóng vai trò quan trọng trong hệ quần thể vi khuẩn bình thường trên người

2. Vi khuẩn kỵ khí gây bệnh như thế nào?

Vi khuẩn kỵ khí phát triển trong điều kiện hoàn toàn không có oxy nên cơ thể người cần phải bị tác động như thế nào đó để làm giảm áp lực oxy tổ chức từ đó vi khuẩn kỵ khí mới có thể xâm nhập và phát triển. Các tình trạng làm giảm áp lực oxy có thể kể đến như:

  • Ứ trệ tuần hoàn
  • Thiếu máu
  • Hoại tử tổ chức

Chính vì vậy nên vi khuẩn kỵ khí thường gây ra tình trạng nhiễm trùng ở những bệnh nhân hậu phẫu đa chấn thương, đái đường, sỏi thận hoặc ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài

Thế nào là kị khí bắt buộc?

Vi khuẩn kỵ khí là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư

3. Phân loại vi khuẩn kỵ khí

Vi khuẩn kỵ khí được phân làm 4 nhóm lớn với những đặc điểm về vị trí cư trú và gây bệnh khác nhau

  • Trực khuẩn kỵ khí gram âm: thường gặp nhất là 4 loại vi khuẩn Bacteroides, Prevotella, Fusobacterium và Mobiluncus
  • Trực khuẩn kỵ khí gram dương: thường gặp 4 loại là Actinomyces, Lactobacillus, Propionibacterium và Clostridium
  • Cầu khuẩn kỵ khí gram dương: gồm các loài thuộc giống Peptostreptococcus có kích thước và hình dáng đa dạng thường phát hiện trong các bệnh nhiễm trùng hỗn hợp
  • Cầu khuẩn kỵ khí gram âm: thường chỉ có các loài thuộc giống Veillonella được tìm thấy trong các nhiễm trùng hỗn hợp, khi phối hợp với các vi khuẩn khác thì thường thấy ở áp-xe vùng bụng, vùng tiểu khung và răng hàm mặt

4. Các biểu hiện lâm sàng gợi ý cho một nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí

Các dấu hiệu gợi ý cho nhiễm vi khuẩn kỵ khí gồm:

  • Có mùi thối đặc biệt
  • Khu trú trong niêm mạc, dưới niêm mạc
  • Có dấu hoại tử đặc biệt có hơi
  • Có giả mạc
  • Nhiễm trùng trên cơ sở thuận lợi do ung thư có hoại tử tổ chức
  • Nhiễm trùng sau khi dùng kháng sinh nhóm aminosid
  • Viêm tắc tĩnh mạch do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng sau khi bị súc vật cắn
  • Vi khuẩn huyết có vàng da

Thế nào là kị khí bắt buộc?

Viêm tắc tĩnh mạch là dấu hiệu của vi khuẩn kỵ khí gây ra

5. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng kỵ khí và nguyên tắc điều trị

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng kỵ khí gồm có:

  • Mủ rất thối
  • Có hơi trong tổ chức mô
  • Nuôi cấy vi khuẩn ái khí âm tính

Khi đã xác định được nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí thì cần điều trị theo nguyên tắc sau:

  • Hầu hết các trường hợp là phẫu thuật, dẫn lưu kết hợp kháng sinh
  • Phần lớn vi khuẩn kỵ khí có thể điều trị bằng clindamycin và metronidazol
  • Những kháng sinh có thể thay thế là cefoxitin, cefotetan, mezlocillin, piperacillin tuy không hiệu quả bằng nhưng có thể chỉ định cho nhiễm trùng kỵ khí phần dưới vòm hoành kết hợp với metronidazol
  • Nhiễm trùng do Bacteroides và Prevotella thì kháng sinh được lựa chọn vẫn là Penicillin G.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus

XEM THÊM:

  • Vi khuẩn là gì? Có những loại nào?
  • Sự hình thành và sinh sản của vi khuẩn
  • Các tác dụng phụ của thuốc Metronidazole 500mg/100ml

Khác Biệt Giữa Vi Sinh Vật Kỵ Khí Và Vi Sinh Vật Hiếu Khí Trong Xử Lý Nước Thải

Giới thiệu

Công nghệ sinh học ngày càng phát triển để bắt kịp nhịp sống của xã hội. Với đặc tính thân thiện với môi trường nên công nghệ sinh học đã đang và sẽ là công nghệ cho cuộc sống tương lai. Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó, ngành xử lý nước thải cũng chọn công nghệ sinh học làm trọng tâm và ứng dụng. Trong đó vi sinh vật (VSV) hiếu khí và kỵ khí được dùng nhiều hơn cả để sử dụng cho quá trình xử lý nước thải. Vậy 2 dòng vi sinh này có đặc điểm gì và khác biệt nhau như thế nào?

Thế nào là kị khí bắt buộc?
Khác biệt của vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Bể vi sinh đang trong quá trình nuôi cấy

VSV Hiếu khí là gì?

Là các chủng VSV tự nhiên hoạt động mạnh trong môi trường giàu oxy, sử dụng oxy để xử lý các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước thải. Oxy là điều kiện bắt buộc cần phải có trong quá trình sống của các chủng VSV này. Có 2 nhóm VSV hiếu khí phổ biền

  • Hiếu khí: bắt buộc cần môi trường giàu oxy để oxy hóa các chất hữu cơ và tạo ra năng lượng. Dòng này chủ yếu dùng trong bể Aerotank để xử lý hầu hết các hợp chất hữu cơ đơn giản.
  • Thiếu khí: cần ít oxy cho quá trình sống (nồng độ oxy hòa tan thấp) quá trình sống của các chủng này ít sinh ra năng lượng. Dòng này chủ yếu dùng trong bể Anoxic để xử lý nitrate trong chu trình xử lý nito nước thải

Cách tạo môi trường hiếu khí: để tăng lượng oxy hòa tan trong bể người ta thường phải tạo sự đảo trộn. Nếu cần môi trường giàu oxy thì sục khí bằng hệ thống thổi khí tán khí được lựa chọn. Còn nếu tạo môi trường thiếu khí thì sự đảo trộn bằng cánh khuấy là đủ để cấp lượng oxy hòa tan cần thiết.

Thế nào là kị khí bắt buộc?
Khác biệt của vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Để tạo môi trường giàu oxy thì sục khí là biện pháp đơn giản nhất

Thế nào là kị khí bắt buộc?
Khác biệt của vi sinh vật kị khí và vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Men vi sinh hiếu khí Jumbo HK BIO-MT5 do Tin Cậy cung cấp chuyên dùng bổ sung vi sinh hiếu khí cho hệ thống

VSV kỵ khí là gì?

Ngược với VSV hiếu khí thì VSV kỵ khí không cần oxy để hoạt động và phát triển. Có một số chủng VSV kỵ khí rất nhạy cảm với oxy có thể mất hoạt lực hoặc thậm chí chết nếu trong môi trường có oxy. Có 3 loại VSV kỵ khí

  • VSV Kỵ khí tùy nghi: dòng này phát triễn mà không cần oxy, nhưng ko mẫn cảm với oxy, chúng có thể sống được dù môi trường có sự hiện diện của oxy. Tuy nhiên với dòng VSV này thì khi có oxy chúng ngay lập tức sử dụng oxy
  • VSV kỵ khí không bắt buộc: Tương tự như dòng kỵ khí tùy nghi chúng vẫn phát triễn mà ko cần oxy, không mẫn cảm với oxy. Nhương khác biệt ở chỗ dù có sự xuất hiện của vi sinh thì chúng cũng không sử dụng oxy.
  • VSV kỵ khí bắt buộc: chỉ tồn tại được trong môi trường không có oxy. Khác với 2 dùng trên chúng rất mẫn cảm với oxy chỉ cần xuất hiện oxy là chúng sẽ chết.

Cách tạo môi trường kỵ khí: để tạo môi trường kỵ khí là cách ly môi trường với không khí bằng xây bể kín, hoặc sục khí CO2 để đuổi khí oxy khỏi bể.

Thế nào là kị khí bắt buộc?
Khác biệt của vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Chuẩn bị hệ thống sục khí, để tạo môi trường kỵ khí ta thay không khí bình thường bằng khí CO2 để đuổi không khí cũng như oxy ra khỏi bể

Thế nào là kị khí bắt buộc?
Khác biệt của vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Men vi sinh hiếu khí Jumbo HK BIO-MT6 do Tin Cậy cung cấp chuyên dùng bổ sung vi sinh kỵ khí cho hệ thống.

 So sánh đặc điểm sống của VSV hiếu khí và VSV kỵ khí

Đặc điểm VSV Hiếu khí VSV kỵ khí Đánh giá
Tốc độ phát triển nhanh: trong môi trường giàu oxy và đủ chất dinh dưỡng thì VSV hiếu khí tăng sinh theo cấp số nhân rất nhanh chậm: vì không sử dụng oxy nên quá trình phân hủy các chất hữu cơ để lấy nguồn cơ chất cũng kéo dài hơn, do đó quá trình tăng sinh phát triễn là rất chậm giá trình tăng sinh khối của hiếu khí lúc nào cũng nhanh hơn nhờ quá trình oxy hóa có oxy
Sản phẩm sinh ra trong quá trình sống 70% VSV mới + CO2+ H2O, có thể thấy sản phẩm của quá trình hiếu khí là sản phẩm phân hủy triệt để CO2 và nước nên không có mùi khó chịu 8% VSV mới + 90%CH4 + 2% các khí khác, quá trình hiếu khí không có oxy nên không thể phân hủy hoàn toàn thành CO2 nên phải ra sản phẩm trung gian là CH4 gây mùi cho hệ thống, ngoài ra còn có các khí khác có thể gây mùi đi kèm. Tuy nhiên CH4 có thể thu gom tận dụng làm chất đốt xăng sinh học. sản phẩm chính của quá trình hiếu khí là sinh khối (bùn hoạt tính) còn quá trình kỵ khí lại cho ta CH4 sản phẩm trung gian chưa phân hủy hoàn toàn
Số lượng sinh khối tính theo 1kg COD 0,67kg sinh khối/1kg COD 0,045kg sinh khối/1kg COD sản phẩm chính của hiếu khí là sinh khối nên quá trình này cho sinh khối/1kg COD lớn hơn, còn kỵ khí lại cho sản phẩm CH4 nên sinh khối sinh ra là rất ít
Nhiệt độ tối ưu 25-370C 55-600C quá trình kỵ khí sinh nhiệt nên nhiệt độ của kỵ khí có nền nhiệt cao hơn so với hiếu khí

Trên đây là một vài chia sẻ cũng như so sánh cho mọi người phân biệt được sự khác nhau giữa VSV hiếu khí và kỵ khí. Hy vọng mọi người sẽ chọn được loại VSV phù hợp đáp ứng với nhu cầu xử lý của mình.

Vi sinh xử lý nước thải Microbelift IND

Mã hàng: IND Hãng sản xuất: Microbelift – USA Tác Dụng

  • Tăng cường hiệu suất phân hủy sinh học tổng quát.
  • Giảm chết vi sinh do sốc, và đảm bảo hệ thống vận hành ổn định.
  • Cho phép hồi phục nhanh sau xáo trộn hệ thống.
  • Cải thiện hiệu suất lắng của bể lắng cuối cùng.
  • Cho phép làm giảm các chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD, COD) và hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS).
  • Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống.
  • Giảm thiểu hàm lượng bùn.

Dòng vi sinh Microbelift IND có thể dùng cho cả môi trường kỵ khí và hiếu khí.

Thế nào là kị khí bắt buộc?
Khác biệt của vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Tác giả: Lê Nguyên


Mọi thắc mắc về “Khác biệt của vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: ; ;

Youtube: Cty Tin Cậy

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com