Thể loại nào sau đây không thuộc phong cách báo chí

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

I. KHÁI QUÁT
1. Khái niệm:
Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Đó là vai của những nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo.
2.Phân loại phong cách ngôn ngữ báo chí
Dạng viết: bài báo, mẩu tin, mẩu quảng cáo
Dạng nói: bản tin hàng ngày, quảng cáo, thông tin
II. CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH BÁO CHÍ:
1. Chức năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ văn bản báo có hai chức năng:
Chức năng giao tiếp lí trí: Giao tiếp lí trí được thực hiện thông qua tính thông báo và phản ánh sự việc, sự kiện mang tính thời sự xảy ra trong đời sống.
Chức năng phát động: Ngoài chức năng giao tiếp lí trí, một chức năng mang tính đặc thù của ngôn ngữ báo đó là động viên, khích lệ người đọc, người nghe thực hiện một nhiệm vụ nào đấy.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo
Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục: Báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là diễn đàn của quần chúng lao động đấu tranh chống lại những gì phi đạo đức, trái pháp luật, bảo vệ công lí nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chính vì vậy báo chí là diễn đàn công khai của toàn thể nhân dân đấu tranh cho một mục đích cao cả và tốt đẹp đó là xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.
Tính thời sự cập nhật: Báo chí luôn luôn phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết nhất. Nếu đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lai thì bài báo đó cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan. Ví dụ:
Tính kích thích hấp dẫn: Phong cách báo đặc biệt chú trọng vào vấn đề lôi cuốn độc giả quan tâm tìm hiểu sự việc. Do vậy từ đầu đề đến cách kết cấu và cách dùng từ ngữ đều mang tính hấp dẫn, gợi trí tò mò và ý muốn tìm hiểu của người nghe, người đọc. Tính kích thích hấp dẫn thể hiện ngay trong cách đặt tên đầu đề các bài báo. Ví dụ: ca dao cạo, Công ti trách nhiệm vô hạn!
Tính ngắn gọn: do dung lượng tờ báo có giới hạn và do tính chất tức thời, nhanh chóng của người đọc nên bài báo phải đo đếm từng chữ. Những chữ còn bỏ được sẽ không được phép xuất hiện. Trường hợp bài dài phải đăng liên tiếp trong nhiều kì để đảm bảo cho tính phong phú của thông tin trong một tờ báo.
III. ĐẶC ĐIỂM:
1.Về từ ngữ
Từ ngữ trong ngôn ngữ báo mang các đặc điểm sau đây:
Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng lớp từ ngữ mang đậm màu sắc biểu cảm, gợi hình, gợi cảm, giàu hình ảnh và mang đậm màu sắc tu từ. Ví dụ: Hội chứng Việt Nam, leo thang chiến tranh, chảy máu chất xám v.v.
Phong cách báo luôn có xu hướng đi tìm cái mới trong cách dùng từ: người viết báo thường dựa vào các từ ngữ, các quán ngữ có sẵn để tạo nên các đơn vị, cách thức diễn đạt mới giàu tính hình ảnh và tính biểu cảm. Ví dụ: kiện tướng à kiện tướng đào đất, kiện tướng bơi lộiổ gà à ổ voi, đường đủ mọi loại ổ v.v.
Phong cách báo dùng nhiều từ viết tắt để đảm bảo tính thông tin cao trong một khuôn khổ không gian trình bày nhất định và giúp cho việc tiếp thu được thuận lợi. Ví dụ: ĐCS, CBCNV v.v.
2. Về cú pháp
Trong phong cách ngôn ngữ báo mặt cú pháp của nó có những đặc điểm sau đây:
Sử dụng nhiều câu khuyết chủ ngữ nhằm làm cho nội dung thể hiện được ngắn gọn, cô đúc và tăng cường sức thuyết phục qua tính khách quan và tính mệnh lệnh của nó.
Ví dụ: Cần phải xem lại tình trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay,....

Sử dụng câu có thành phần khởi ngữ để nêu bật thông tin. Loại câu này xuất hiện nhiều nhất là ở các đầu đề văn bản.
Ví dụ: Tùng Sơn -Hiện tượng dễ dãi của xã hội,...

Sử dụng những câu đơn kèm theo lời trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ: Dưới đầu đề Việt Nam: Một con hổ nhỏ mới? Báo Béclin ra ngày 31/12/91 nhận xét rằng
Đặc điểm nổi bật của cú pháp phong cách ngôn ngữ báo là việc kết hợp chặt chẽ các hình thức cú pháp mang tính khuôn mẫu với yếu tố diễn cảm được thể hiện dưới những kiểu cú pháp hết sức phong phú và đa dạng.
Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp tu từ nhằm đem lại cho văn bản tính cụ thể, tính gợi cảm và tính hấp dẫn cao.
Cần đặc biệt lưu ý rằng một số truyện ngắn, thơ đăng trên báo nhưng không thuộc phong cách ngôn ngữ báo mặc dù nó nằm trong hệ thống tài liệu đọc nhanh và mang tính thời sự sâu sắc.
Học xong bài "Phong cách ngôn ngữ báo chí" trên lớp, các em hãy nhớ đến từng đặc điểm nổi bật của phong cách này để có thể trả lời được thành thạo câu hỏi: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì ?

Tìm đọc thêm:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Truyền kì mạn lục
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Video liên quan

Chủ Đề