Tân Việt cách mạng đảng theo khuynh hướng cách mạng nào

TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG

Cùng với sự ra đời của hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ở trong nước đã xuất hiện 1 tổ chức yêu nước mà sau đó được gọi là Tân Việt cách mạng Đảng nhưng khác với Thanh niên, Tân Việt là 1 tổ chức yêu nước đã trải qua nhiều lần thay đổi. Tiền thân của Tân Việt là hội Phục Việt - đây là 1 tổ chức chính trị của nhóm sinh viên trường cao đẳng Hà Nội và nhóm tù cũ ở Trung Kỳ được thành lập vào ngày 14/7/1925 tại Vinh - Nghệ An. Bị lộ sau khi giải truyền đơn đòi nhà cầm quyền Pháp đòi thả Phan Bội Châu vào tháng 11/1925, Hội Phục Việt đổi tên là Hưng Nam. Sau đó, trong quá trình giao thiệp với Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội để bàn việc hợp nhất 2 tổ chức không thành, Hội Hưng Nam còn 2 lần đổi tên: Việt Nam cách mạng Đảng [1920] rồi Việt Nam cách mạng đồng chí hội [1927] cuối cùng là Tân Việt cách mạng Đảng [7/1928].

Tổ chức: Đảng Tân Việt tập hợp các trí thức và thanh niên, tiểu tư sản yêu nước [về sau có chú ý phát triển trong công nhân, nông dân nhưng phần lớn vẫn là trí thức tiểu tư sản].

Địa bàn hoạt động chủ yếu là Trung Kỳ.

Chủ trương của Đảng là: Lãnh đạo công nhân, nông dân, binh lính trong nước, liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp thiết lập 1 chế độ bình đẳng, bác ái ở nước ta.

Hệ thống tổ chức bao gồm 6 cấp: Tổng bộ, kỳ bộ, liên tỉnh bộ, tỉnh bộ, huyện bộ, đại tổ, tiểu tổ cơ sở.

Nắm quyền lãnh đạo các cơ quan tổng bộ là thuộc về giới giáo viên, sinh viên trí thức. Đầu năm 1929, xây dựng 42 tiểu tổ hoạt động khắp 3 kỳ.

Hoạt động: Trong quá trình tồn tại ngoài công tác huấn luyện, giáo dục Đảng viên, tân Việt còn tiến hành hoạt động khác như mở các lớp huấn luyện bí mật phổ biến sách báo mác xít nhằm khơi dậy lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng cách mạng trong tầng lớp nhân dân.

Tân Việt tổ chức 1 số cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên nhằm đòi quyền tự do dân chủ. Trong quá trình hoạt động, Tân Việt đã nhiều lần gặp hội Việt Nam cách mạng thanh niên để bàn việc hợp nhất nhưng việc hợp nhất không thành. Sau đó, nhiều Đảng vieen của Tân Việt đã chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Bộ phận còn lại tích cực chuẩn bị tích cực thành lập 1 chính Đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin.

Từ cuối năm 1928, theo gương hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng cũng phát động phong trào vô sản hóa và kiên trì thực hiện chủ trương hợp nhất với hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Giữa năm 1929, trong nội bộ Tân Việt diễn ra 1 cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 tư tưởng cách mạng và cải lương. Những đảng viên tích cực của tân Việt đã thành lập 1 tổ chức mới lấy tên là Đông Dương cộng sản liên đoàn vào tháng 9/1929.

Ý nghĩa: Sự ra đời của tổ chức Tân Việt phản ánh tư tưởng yêu nước và nguyện vọng cứu nước của thanh niên, trí thức tiểu tư sản Việt Nam. Ra đời và hoạt động trong điều kiện hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh nên khuynh hướng quốc gia tư sản trong Tân Việt không còn đất sống phải nhường chỗ cho khuynh hướng cộng sản. Sự chuyển biến của Tân Việt theo Việt Nam cách mạng thanh niên là phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của phong trào yêu nước trước đó. Nó góp phần làm suy yếu và đánh bại chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Qua đó, tăng cường thêm sứ mệnh cho giai cáp vô sản trong cuộc đấu tranh quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề