Tầm quan trọng của giáo dục trong nhà trường

Các phụ huynh chia sẻ về VAS

Dưới đây là trải nghiệm thực tế của 3 phụ huynh đã và đang có con học tại Trường quốc tế Việt Úc [VAS] từ bậc từ mầm non đến khi tốt nghiệp.

Đào tạo những đứa trẻ có ích cho xã hội

Có 3 điều hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm khi gửi con vào một ngôi trường là trẻ sẽ được chăm sóc như thế nào ở những bậc học đầu đời, trẻ sẽ học được những gì và trở thành người như thế nào ở các bậc học cao hơn?

Các phụ huynh chia sẻ về VAS

Trải nghiệm của 3 phụ huynh đã và đang có con học tại trường

"Khi hai cháu bước vào tiểu học, tôi rất an tâm với việc chăm lo của thầy cô giáo chủ nhiệm và các cô bảo mẫu. Khi hai cháu học cấp 2, 3 thì điều tôi hài lòng nhất là sự hiểu biết, năng động của giáo viên của trường. Đến lớp 12, tôi thấy rằng những kiến thức mà Bình Minh có được cho đến thời điểm này hoàn toàn cập nhật so với kiến thức của thế giới. 

Hiện con đã có 6 học bổng trong số 14 trường đại học mà con đã nộp hồ sơ tại Mỹ. Chúng tôi vẫn đang chờ kết quả từ 8 trường còn lại", anh Cấn Vũ Tuấn - Giám đốc công ty tư vấn ở Anh và Pháp, phụ huynh của em Cấn Vũ Bình Minh, lớp 12, cơ sở Sunrise cho biết.

Nền tảng kiến thức học thuật và khả năng tiếng Anh qua chương trình đào tạo

Tuy có quan điểm cho rằng trẻ học trường quốc tế thường được nuông chiều nhưng với anh Tuấn, con vẫn được rèn giũa bởi sự nề nếp, nghiêm khắc và quy chuẩn của nhà trường. Anh cũng tự hào trong suốt 12 năm học, con anh chưa bao giờ nói dối và luôn là một người chính trực. 

"Mỗi người có một mục đích, một yêu cầu khác nhau nhưng tựu chung tất cả chúng ta đều mong muốn nhà trường đào tạo nên những đứa trẻ sống có ích cho xã hội. Ở đây, tôi thấy VAS đã làm được điều đó", anh nhận xét.

Hội nhập nhanh với môi trường quốc tế

Chị Nguyễn Hoài Phương, Quản lý Truyền thông - Tiếp thị & Hành chính, Công ty SKF Việt Nam, người có 3 con đã và đang theo học tại VAS nhận xét: "Nhà trường đã xây dựng chương trình học tập rất hợp lý, chú trọng vào nội dung. Với chương trình Cambridge, các thầy cô rất nhiệt tình và luôn hỗ trợ giải đáp thắc mắc của các con 24/24 thông qua ứng dụng Teams nên các con rất thoải mái trong học tập".

Chương trình đào tạo chú trọng vào nội dung và khả năng tự học, nghiên cứu

Hai con đầu của chị Phương có 10 năm theo học tại trường hiện đã trở thành những thạc sĩ, cử nhân về tài chính và đang làm việc tại Úc. 

"Khi bước ra từ trường, hai con tôi rất tự tin về khả năng tiếng Anh, kiến thức và hội nhập rất nhanh. Cụ thể hai con đã đạt được bằng IELTS 7.5 và khi tốt nghiệp A Level, IB thì các con đều nằm trong top cao nhất của trường. Để đạt được những thành tích này, các con đã phải trải qua quá trình lĩnh hội, trau dồi những kiến thức nền tảng, đặc biệt kỹ năng tự học rất cao tại VAS".

Tự tin, bản lĩnh để sẵn sàng cho mọi tình huống

Trong vai trò là một phụ huynh, chị Huỳnh Mai Mỹ Huệ - Giám đốc thiết kế - xây dựng du thuyền và khách sạn cũng từng là một học sinh của VAS. Em gái chị, sinh năm 2000 cũng là một học sinh của trường và hiện đang học đại học tại Mỹ. 

Nhìn lại thời gian học tập, chị Mỹ Huệ chia sẻ: "Các thầy cô ở trường vừa rèn luyện cho tôi vào khuôn khổ vừa cho tôi một không gian để tự do phát triển những thế mạnh của mình. Có thể nói rằng Việt Úc đã định hình con người tôi cho đến lúc này, đã cho tôi sự tự tin, bản lĩnh và có thể kiểm soát trong mọi tình huống, trong công việc, gia đình lẫn xã hội.

Khi quyết định đưa An Danh và An Vinh quay lại học tập tại ngôi trường cũ của mẹ, tôi chỉ mong hai con có được những trải nghiệm và khoảng thời gian quý giá như tôi đã có tại trường. Từ những cậu bé rụt rè, giờ đây các con đã tự tin và mạnh dạn hơn rất nhiều, nhất là trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh. Có rất nhiều lý do để tôi chọn Việt Úc, nhưng bản thân tôi đã là một nhân chứng sống rồi".

Đăng ký tham quan, tìm hiểu về môi trường giáo dục quốc tế Cambridge tại VAS và các chương trình khuyến mãi tuyển sinh năm học mới 2021 - 2022 tại website: www.vas.edu.vn hoặc hotline 0911 2677 55.

P.Q

01/10/2020 0 Quản lý giáo dục

Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động. Vậy vai trò của giáo dục là thế nào đối với nhà nước cũng sự phát triển của xã hội. Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

40 mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục thông dụng

Trình bày khái niệm về quản lý nhà trường là gì?

Như chúng ta đã biết trong thời đại hội nhập như hiện nay, khoa học công nghệ bùng nổ thì càng không thể thiếu vai trò của người dân có trình độ công nghệ cao. Theo Becker [1964], nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 1992, không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục.

Việc thực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến về trình độc học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho người dân.

Điều đó cho chúng ta thấy khi người dân đạt được một trình độ học vấn nhất định họ sẽ có khả năng tiếp thu thông tin cũng như khả năng phát huy chuyên môn của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, những người có trình độ học vấn càng cao thì cơ hội họ tìm được một công việc tốt và thích hợp sẽ dễ dàng hơn so với những người khác.

Mặt khác, một điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là việc đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng năng suất cho chính bản than họ. Từ đó sẽ làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân [Becker, 1964].

Người dân là nhân tố sang tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế. Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình độ học vấn và trang bị kiến thức chuyên môn cho người dân sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả cao.

Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, giáo dục được xem như là một hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn [Trần Nam Bình, 2002]. Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách.

Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển chỉ ra rằng ở những quốc gia mà người dân có trình độ học vấn cao thường có trình độ phát triển cao hơn [Becker 1964, Mincer 1974, Krueger và cộng sự 2001, Aghion và cộng sự 2009]. Các học giả đều cho rằng đào tạo là yếu tố sản xuất quan trong trong hàm sản xuất của nền kinh tế. Sự đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng chất lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực, có khả năng huy động, tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội” [Nguyễn Hữu Long, 2004].

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức, kỹ năng, trình độ và nhân cách nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động cá nhân và sự phát triển của xã hội.

Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tích lũy vốn, tăng thu nhập người lao động. Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.

Giáo dục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trường sẽ gắn với nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ. Giáo dục đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước.

Sự gia tăng trình độ học vấn dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Vì vậy các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hành động nhằm nâng cao trình độ học vấn của người dân. Các tranh luận rằng Chính phủ nên hỗ trợ nhiều cho giáo dục vì giáo dục cần và tốt cho tăng trưởng kinh tế và phát triển giáo dục.

Xem thêm: 

Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất, vai trò và ý nghĩa

Khái niệm giáo dục là gì? Mục đích, vai trò của giáo dục

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về vai trò của giáo dục tại Việt Nam. Hi vọng những kiến thức trên có thể giúp ích được cho bạn tròng quá trình học tập. Thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi để tích lũy thêm nhiều kiến thức nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề