Tại sao stream lại giàu

Thực ra với top những streamer nổi tiếng trên các nền tảng stream, thì tiền donate chẳng qua chỉ là một giọt nước trong đại dương nếu tổng thu nhập của họ.

Khi ngành công nghiệp streaming càng ngày càng phát triển và trở thành một nghề thực sự, có rất nhiều streamer đã giàu lên một cách nhanh chóng, một vài người ở trên top thậm chí còn là các triệu phú dollar với thu nhập lên tới hàng chục ngàn USD/tháng.

Ngành công nghiệp này tồn tại nhờ vào lượng người xem đều đặn, cũng như khoản tiền donate [ủng hộ] của khán giả cho streamer yêu thích của họ, nhưng khác với việc mọi người hay nghĩ rằng streamer giàu lên nhờ vào donate, thực tế thì với các streamer nổi tiếng con số này còn chẳng đáng cho họ quan tâm.

Câu chuyện tiền donate nổi lên khi Disguised Toast – một streamer nổi tiếng chuyên về Hearthstone chia sẽ trên trang cá nhân, rằng anh ta có nhận được một email từ một fan đã từng donate 200 USD trong năm 2018. Trong email này anh chàng fan nọ đã đề nghị Toast trả lại 200 USD mình từng donate vì bản thân đang thiếu tiền, cũng như hứa sẽ vẫn xem stream và donate trở lại khi kinh tế khấm khá hơn. Toast đã ngay lập tức đưa 200 USD cho fan của mình, nhưng vì không muốn xảy ra các trường hợp như vậy trong tương lai nên anh ta đã tắt tính năng donate trên kênh của mình luôn.

Trên Twitch và các nền tảng khác như Youtube, Facebook hay Mixer… một streamer có thể kiếm tiền từ rất nhiều nguồn như quảng cáo nhãn hàng, gợi ý sử dụng sản phẩm hoặc giới thiệu thứ gì đó khi đang lên sóng. Tất nhiên donate vẫn là một thứ rất quan trọng, khi chúng ta thường thấy các streamer rất hay nhận được các loại tiền ảo hoặc tiền mặt chuyển trực tiếp vào tài khoản của họ.

Với các streamer mới hoặc nhỏ thì tiền donate sẽ giúp đỡ họ rất nhiều từ nâng cấp máy móc, mua thêm thiết bị và quan trọng nhất là có thể nó sẽ đỡ đần cho streamer đó khỏi công việc hàng ngày, nhằm tập trung thêm thời gian cho khán giả. Tuy vậy với các streamer hàng đầu như Toast, Ninja, Tyler1 hay Dr DisRespect… thì một cái hợp đồng quảng cáo có thể đem lại cho họ hàng ngàn USD, so sánh với vài trăm đồng lẻ từ donate thì đúng là nó chẳng khác gì hạt cát giữa sa mạc.

Lý do mà Toast bỏ đi phần donate của mình vì anh ta cho rằng việc này cũng giống như một người lao động thông thường đem tiền cho triệu phú vậy, lấy anh chàng fan ở trên làm ví dụ thì 200 USD đó có thể đến từ tiền lương ít ỏi còn dôi ra, nhưng người nhận được chỉ đơn giản nói “Ờ ok cảm ơn nhé” vì đối với họ nó chẳng là gì cả.

Điều này sẽ càng đúng hơn với một vài streamer tính cách hơi thô lỗ như Tyler1 đã nói các fan: “donate cho một người còn làm ra nhiều tiền hơn cả cha mẹ họ cộng lại”. Một trường hợp khác Tyler1 đã thẳng thừng gọi một fan vừa donate cho mình 100 USD là thằng kít trâu, vì người này đã lái sang chuyện có ai đó đang nói xấu sau lưng anh ta.

Tất nhiên donate đối với hầu hết streamer vẫn cực kỳ quan trọng, vì xét cho cùng công việc “làm dâu trăm họ” này thực sự rất khó khăn và mệt mỏi. Streaming là một ngành công nghiệp cực kỳ đặc thù, bạn phải làm việc liên tục bất kể ngày nghỉ để giữ tương tác, nhất là khi nếu có ai đó mất đi hứng thú với kênh của bạn, họ có thể sẽ tắt nó đi và mãi mãi không bao giờ quay trở lại nữa. Đặc thù của các streamer là tuổi thọ ngắn, vì thế hầu hết đều muốn kiếm tiền từ tất cả mọi nguồn có thể.

Cách tri ân thường thấy của streamer khi nhận được donate là sẽ cảm ơn, đôi lúc là đọc to tên và làm theo những gì mà người đó yêu cầu. Chúng ta thường thấy một vài streamer sẽ hét to còn hơn cả loa phóng thanh khi nhận được số tiền lớn, đó cũng có thể xem như một cách mà khán giả thực sự tương tác với người mà họ đang theo dõi và làm nên sự sôi động cho kênh.

Trên kênh của King Gothalion – một streamer với 1 triệu người theo dõi ở Twitch [vừa chuyển sang Mixer], một fan có nickname Alex Flores nói rằng mình đã donate hơn 6 ngàn USD suốt hơn 4 năm theo dõi. Ban đầu nó chỉ như một hành động tưởng thưởng và cảm ơn những gì mà King Gothalion đã làm, nhưng dần dần nó trở thành một thứ gây nghiện, nhất là khi bạn thấy tên của mình được hiện lên trước mặt hàng chục ngàn khán giả và thực sự trở thành động lực cho streamer [mặc dù chỉ trong vài giây ngắn ngủi].

Một vài fan trung thành thường xuyên donate có thể xây dựng mối quan hệ với streamer yêu thích, cũng như trở thành người quản lý kênh chat hay gia nhập đội ngũ phía sau. Nhưng cuối cùng thì mọi thứ thường không được bền lâu, nhất là khi bạn bỏ ra hàng ngàn USD và nhận ra rằng mức độ “tương tác” của mình tỉ lệ thuận với con số. Trường hợp của Alex Flores cũng vậy, khi anh ta nói rằng mình bị “bỏ rơi” hàng tuần lễ chẳng ai quan tâm khi không donate nữa.

Việc Disguised Toast đóng donate cũng nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình từ những streamer khác, nhiều người cho rằng tiền donate ủng hộ streamer cũng giống như bạn bỏ ra để xem một bộ phim nào đó, nó đơn thuần chỉ để giải trí và không bao hàm ý nghĩa nào khác. Tất nhiên so sánh một chút thì một bộ phim dù thế nào đi chăng nữa vẫn sẽ phải tốn tiền đầu tư lúc đầu, trong khi đó streamer thì hoạt động trên tinh thần hoàn toàn miễn phí, do đó donate có thể coi như một khoản đầu tư nho nhỏ cho họ cũng được.

Một vấn đề nữa là đối với các streamer lớn khi đã có một lượng fan tương đối và các hợp đồng quảng cáo đều đặn, vấn đề tài chính sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với khi khởi đầu, từ đó khiến họ không còn quá đặt nặng chuyện có donate hay không nữa vì chỉ cần lên sóng là tự động sẽ có tiền. Còn những streamer nhỏ thì donate gần như là vấn đề sống còn, chẳng ai cứ mãi ngồi trước máy tính hàng giờ đồng hồ mà không có mục đích, như vậy có thể nói nếu như các streamer lớn như Toast không nhận donate nữa thì một phần đó có thể đi tới những nơi cần nó hơn.

Cuối cùng donate cũng phản ánh một phần văn hóa ở các nước phát triển hay nói cụ thể hơn là tại Mỹ, nơi mà thanh niên đi theo văn hóa “tiêu trước trả nợ sau”. Joshua Caleb – người tự cho mình đang làm một công việc bán thời gian với mức lương tối thiểu đi kèm rất nhiều khoản nợ, nhưng vẫn quyết định dùng 100 USD tiền thưởng ít ỏi cuối năm của mình để donate cho streamer yêu thích của mình là BarryIsStreaming. Joshua thực tế còn chả dùng một đồng nào của số tiền thưởng này, vì sau khi donate xong anh ta tiếp tục chia sẻ nó cùng với bạn bè của mình. Lý do là vì Joshua thích stream của BarryIsStreaming khi nó không ồn ào và nó khiến anh ta thư giãn, tránh xa khỏi áp lực ngoài cuộc sống.

Người xem đôi khi cũng đồng cảm với streamer vì một phần nào đó công việc của họ cũng rất giống với nhiều người Mỹ khác, đó là có thể mất tất cả bất cứ lúc nào. Datto – một streamer với hơn 500 ngàn người theo dõi và vừa mua được nhà không lâu cũng đôi lúc nói về nỗi bất an của mình, khi anh ta sợ rằng một ngày nào đó tựa game mình đang chơi là Destiny sẽ lụi tàn và Datto sẽ chẳng còn ai theo dõi nữa.

Nó cũng giống với rất nhiều khán giả của Datto, bọn họ thấu hiểu điều đó và mặc dù cho rất nhiều người còn chưa thể có nhà riêng, fan sẵn sàng donate cho Datto mà không bao giờ nghĩ streamer này còn giàu có hơn cả mình. Theo một nghĩa nào đó với các streamer nổi tiếng và ổn định về người xem, cái mà bọn họ hướng tới khi fan donate hoàn toàn không phải là tiền, mà chỉ đơn giản đây là một cách tương tác ngoài stream mà thôi.

Vậy nên sau khi đóng donate thì Disguised Toast cũng đùa rằng mình không hề lo lắng vì đang có rất nhiều tiền rồi, đây hoàn toàn là thực tế vì với số lượng người theo dõi và kênh youtube đang hoạt động đi kèm rất nhiều nguồn khác, anh ta tự tin rằng kể cả không cần stream thì mình vẫn có thể kiếm ra tiền từ đâu đó mà thôi.

[box background=”banana” border=”dark”]Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Mọt Game: //bit.ly/2ByvA1e[/box]

UPDATE NGAY lịch đăng video mới trên Mọt Game Channel vào 19h30 thứ 3 - 5- 7 - Chủ Nhật hàng tuần nào.

Ngoài ra cũng nên ghé thăm fanpage Gosugamers Vietnam khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video… vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN.

Cuối cùng bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Mọt Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?

Streamer hiện đang là xu hướng hot hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nghề Streamer là gì? Cách kiếm tiền từ nghề Streamer bạn nhé.

Những điều cần biết về streamer

Live-stream hay streaming là tính năng phát sóng trực tiếp thông qua các trang web hoặc mạng xã hội [Twitter, Facebook, Youtube…]. Chỉ cần bạn ngồi trước webcam hoặc camera điện thoại, bật chế độ phát sóng trực tiếp là bạn đã trở thành một streamer. Tuy nhiên, để trở thành một nghề nghiệp thì đòi hỏi bạn phải có khả năng thu hút nhiều người xem bản phát sóng trực tiếp của bạn và kiếm ra tiền từ đó.

Tiền thân của streamer chính là caster – những người chuyên bình luận về một chủ đề, hoạt động nào đó trực tiếp trên sóng truyền hình. Bình luận viên trong các trận cầu trực tiếp chính là ví dụ nổi bật cho điều này.

Streamer là một công việc khá mới lạ hiện nay, tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu nghề streamer.

Các streamer sẽ là người như thế nào?

  • Người giỏi trong một lĩnh vực nào đó và thực hiện phát sóng trực tiếp xoay quanh thế mạnh của mình. Ví dụ, bạn chơi giỏi game Liên minh huyền thoại thì các video clip về cách bạn chơi, các chia sẻ của bạn về game sẽ thu hút người xem và bạn kiếm được tiền nhờ số lượt xem đó. Hay bạn ca hát hay thì các bản stream hát lại các ca khúc nổi tiếng sẽ mang đến cho bạn kết quả tương tự. Hoặc bạn có thể đứng trước camera máy quay để thực hiện, hướng dẫn các bài tập với các dụng cụ thể thao ngoài trời vì nhu cầu rèn luyện sức khỏe hiện nay cũng rất cao. Tóm lại bạn có thể streaming tất cả mọi thứ miễn là nó hợp pháp, không phản cảm và không gây tổn hại đến người khác.
  • Người có sự nổi tiếng trong xã hội hoặc trên mạng, như hot girl hot boy, ca sĩ, diễn viên, v.v. có thể tận dụng hình thức phát sóng trực tiếp để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ…
  • Người bán hàng online muốn tiếp thị hàng hóa, sản phẩm/dịch vụ của mình đến nhiều khách hàng tiềm năng thì làm streamer sẽ là một nghề bạn không thể bỏ qua.

Hiện nay tại Việt Nam đang có các streamer nổi tiếng như Pew Pew, Viruss, Missthy, Xuka, Yuri… Họ vẫn làm việc khoảng 8 tiếng một ngày như những ngành nghề khác. Đó là khoảng thời gian họ ngồi trước máy tính để nghĩ ra những đề tài, soạn lời chia sẻ và thực hiện streaming phục vụ người xem và các fan của họ.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi làm streamer?

Nếu bạn tìm và đọc bài viết này thì chắc hẳn rằng bạn đang có ý định tìm hiểu để bước vào ngành nghề streamer này. Đặc biệt bạn nhận thấy bản thân cũng đang có những điểm tương đồng với các streamer hiện tại như khả năng chơi giỏi một tựa game nổi tiếng nào đó, tài năng âm nhạc, độ nổi tiếng, khiếu hài hước và sự tự tin thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các yếu tố giúp bạn trở thành streamer nhé!

Theo đuổi đam mê nhưng vẫn có tiền

Đây thường là tiêu chí hàng đầu của các streamer và ngành nghề này cũng bắt nguồn từ đây – khi người chơi game giỏi/ hoặc giỏi một lĩnh vực nào đó muốn kiếm tiền từ đam mê của mình.

Làm streamer là cách mà họ theo đuổi đam mê của mình nhưng vẫn mang lại thu nhập.

Tư duy của streamer không chăm chăm vào việc mỗi tháng kiếm được bao nhiêu tiền. Thay vào đó, trước hết họ nỗ lực theo đuổi đam mê của mình, có chỗ đứng nhất định để được nhiều người quan tâm theo dõi. Từ đó, họ làm ra tiền từ đam mê của mình.

Nghề streamer không hề đơn giản như bạn nghĩ. Nếu bạn chỉ quan tâm tới số tiền mình sẽ kiếm được thì bạn rất dễ nản chí, từ bỏ trong giai đoạn mới bắt đầu. Chỉ có đam mê mới có thể khơi dậy tính sáng tạo, kiên trì và sự bền bỉ trong công việc của bạn.

Đương đầu với nhiều rào cản, định kiến

Tại Việt Nam, streamer vẫn chưa được phần đông xã hội công nhận như một ngành nghề chân chính. Vì vậy, không ít người có định kiến đối với việc bạn làm streamer. Đặc biệt là gia đình, người xunh quanh bạn. Đơn cử như, ba mẹ sẽ có suy nghĩ gì khi thấy con của mình ngồi trước màn hình vi tính nói cả ngày, chơi game cả ngày? Nhất là trong thời gian đầu khi bạn cần phải tạo lập danh tiếng và chưa kiếm được nhiều tiền từ đó? Những điều này rất dễ trở thành rào cản khiến bạn không thể tiếp tục nghề Streamer.

Vì thế, bạn cần chuẩn bị tinh thần tâm lý để đương đầu với chúng và theo đuổi nghề streamer, vượt qua được thì bạn mới có thể kiên trì và gặt trái ngọt về sau.

Cách kiếm tiền từ nghề Streamer

Khi có được sự nổi tiếng trong xã hội hoặc trên mạng, với lượng người yêu thích, fan hâm mộ lên đến hàng ngàn, hàng chục ngàn, trăm ngàn thậm chí là hàng triệu và chục triệu thì streamer sẽ là ngành nghề giúp bạn hái ra tiền.

Chắc hẳn nhiều đọc giả sẽ thắc mắc, bằng việc stream miễn phí cho người xem như vậy thì họ kiếm tiền từ đâu có đúng không? Hay chơi điện tử/ ngồi nói cả ngày như thế và không đi làm thì lây đâu ra tiền để sống? Nếu họ có tiền thì số tiền đó đến từ đâu?

Trong mục này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên, đồng thời cho biết cách kiếm tiền từ nghề Streamer.

Theo đó, thu nhập của streamer cả ở Việt Nam và thế giới đều chủ yếu đến từ các nguồn như:

Donate

Donate hay đóng góp tiền là hình thức hiện đang tồn tại trong giới streamer trên thế giới. Theo đó, nếu người theo dõi các video của một streamer thấy hay thì họ có thể tự nguyện góp một chút tiền giúp streamer này duy trì hoạt động của mình.

Tuy nhiên, tại Việt Nam thì khái niệm này vẫn chưa phổ biến. Người Việt đã quen với việc xem miễn phí và hiện vẫn chưa có quy định hay một sự quản lý nào về vấn đề này. Theo đó, để cải thiện được hiện trạng như hiện nay, các streamer cần phải xây dựng lòng tin cũng như tạo sự gần gũi hơn với những người theo dõi mình trên kênh, không chỉ giao tiếp qua màn ảnh mà nên có những buổi gặp mặt fan của mình để giao lưu, tặng chữ ký hay quà lưu niệm.

Rất nhiều streamer đã nhanh chóng kiếm được những khoản tiền lớn chỉ nhờ những bưởi offline chia sẻ và gặp gỡ này, theo kinh nghiệm của những streamer thành công thì họ thường khắc dấu mai vàng để khi gặp fan có thể đóng dấu cho họ như một cách thể hiện tinh thần tập thể của cộng đồng, điều này được các fan hết sức hưởng ứng và tăng lòng tin với người làm nghề streamer, giúp họ có thêm nhiều khoản đóng góp để duy trì hoạt động của mình.

Quảng cáo

Đây là hình thức mà các bạn streamer hẳn sẽ quan tâm đến, và thực tế thì nó khá phổ biến tại Việt Nam. Các loại quảng cáo thụ động như trên Youtube, quảng cáo Google Ads xuất hiện random trên web đang phát streaming của bạn,v.v. thì bạn sẽ nhận được tiền thông qua số lượt người xem video của bạn lúc đó.

Streamer có rất nhiều cách để tăng thu nhập cho bản thân.

Ngoài ra,  một hình thức khác là doanh nghiệp/công ty đứng ra làm nhà tài trợ cho bạn, trả tiền để họ được đặt banner ngay dưới bản phát trực tiếp của bạn, một video nhỏ phát quảng cáo của họ với mục đích là tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến những người xem stream của bạn.

Số lượng người theo dõi kênh

Hiện tại giá một lượt theo dõi trên Twitch TV là 4.99$ [khoảng 117 nghìn VND], tỉ lệ ăn chia có thể là 5 -5 hoặc 6 -4 giữa Twitch TV và Streamer.

Làm bình luận viên

Nếu bạn giỏi về một lĩnh vực nào đó, phổ biến nhất hiện nay là game. Thì bạn có thể được trả lương cố định để làm streamer chia sẻ về game yêu thích của mình. Thường do các công ty truyền thông hoặc công ty phát hành game thuê bạn.

Hi vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có biết thêm nhiều điều về nghề streamer và có sự chuẩn bị nếu như đã quyết tâm đi theo con đường này.

Video liên quan

Chủ Đề