Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng gồm rất nhiều thủ tục, các bước thẩm định, đấu thầu nghiêm ngặt theo luật đầu tư và xây dựng. Việc này đòi hỏi nhiều nguyên tắc quản lý, phê duyệt công trình từ nhà đầu tư, nhà thầu. Vì vậy các chủ đầu tư cần phải nắm rõ các kiến thức cần thiết. Thông qua bài viết dưới đây, NIK EDU sẽ giúp bạn hiểu rõ được quy trình này.

Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng có thể được hiểu là tập hợp các đề xuất có liên quan tới hoạt động sửa chữa, cải tạo, xây mới công trình xây dựng. Mục đích của các hoạt động này hướng tới là nâng cao, duy trì, phát triển chất lượng của công trình, dịch vụ, sản phẩm trong thời hạn và chi phí xác định. 

Theo quy định, ngay tại giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng bạn cần phải có Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đầu tư xây dựng hay còn gọi là Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thể hiện rõ nội dung, hạng mục dự án.

Xem thêm Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng

Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 có quy định rõ những hoạt động xây dựng gồm:

  • Khảo sát xây dựng
  • Thiết kế xây dựng
  • Lập bản quy hoạch xây dựng
  • Lập bản dự án đầu tư xây dựng
  • Lựa chọn nhà thầu xây dựng
  • Thi công xây dựng công trình
  • Giám sát xây dựng
  • Quản lý xây dựng
  • Nghiệm thu và bàn giao, đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì
  • Các hoạt động khác có liên quan tới xây dựng công trình
  • Đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo phải theo đúng như quy hoạch, thiết kế và bảo vệ được cảnh quan, môi trường xung quanh. Ngoài ra, dự án còn phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội và điều kiện tự nhiên tại địa phương, mang lại cho nhân dân cuộc sống ổn định đồng thời có thể kết hợp thúc đẩy sự phát triển về kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, phòng chống, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu
  • Dự án phải đảm bảo sử dụng hợp lý, đúng mục đích, đối tượng, trình tự nguồn lực và tài nguyên khu vực
  • Nghiêm túc thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật và quy định của nhà nước liên quan tới sử dụng vật liệu xây dựng. Nếu là công trình công cộng, nhà cao tầng phải đảm bảo người khuyết tật, người già, trẻ em có thể tiếp cận sử dụng an toàn, thuận lợi. Trong quá trình đầu tư xây dựng có thể ứng dụng khoa học, công nghệ, hệ thống thông tin
Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng
Cần thực hiện dự án đầu tư xây dựng đúng nguyên tắc

Xem thêm Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng

  • Dự án phải đảm bảo các yếu tố về: Tiến độ, chất lượng, tính an toàn, sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và có biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ
  • Từng công trình trong dự án xây dựng phải có tính đồng bộ, đồng thời cũng phải đồng bộ với cả các công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật
  • Nếu cá nhân hay tổ chức muốn tham gia vào hoạt động xây dựng công trình cần phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về năng lực, có khả năng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình do mình thực hiện
  • Hoạt động đầu tư xây dựng phải đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và phòng chống được các hiện tượng thất thoát, tham nhũng, tiêu cực
  • Hoạt động đầu tư xây dựng phải phân định được rõ ràng chức năng quản lý của nhà nước và của chủ đầu tư, người tham gia đầu tư phù hợp với loại vốn sử dụng đầu tư
  • Cần đưa ra các giải pháp kỹ thuật, quản lý trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch, đầu tư, quản lý vận hành công trình xây dựng sao cho đáp ứng các tiêu chí tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng và bảo vệ môi trường xung quanh

Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng

Một dự án đầu tư xây dựng sẽ được thực hiện theo trình tự sau:

Chuẩn bị dự án là giai đoạn đầu tiên và đóng vai trò quan trọng. Giai đoạn này sẽ có các công việc:

  • Triển khai tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như năng lực đầu tư, khả năng huy động các nguồn lực, lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp
  • Dựa vào nhu cầu của chủ đầu tư để tiến hành lập Báo cáo đầu tư, đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế. Có 3 hình thức lập Báo cáo đầu tư là:
    • Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có)
    • Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi 
    • Lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
  • Nộp lên cơ quan có thẩm quyền các báo cáo để tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế cơ sở
  • Tổ chức thi tuyển để tìm được đơn vị thiết kế kiến trúc công trình xây dựng với phương án tối ưu nhất
  • Chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án để đảm bảo tính an toàn, chất lượng
Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng
Sở đồ tổng quan trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Xem thêm Trình tự thực hiện dự án đầu tư

  • Triển khai giao hoặc thuê đất (nếu có)
  • Chuẩn bị mặt bằng thuận lợi để triển khai xây dựng công trình, tiến hành rà phá bom mìn (nếu có)
  • Tổ chức khảo sát xây dựng và lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự án, dự toán xây dựng
  • Với công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng cần cấp giấy phép xây dựng
  • Tổ chức đấu thầu, từ đó lựa chọn nhà thầu có năng lực và tiến hành ký kết hợp đồng
  • Tiến hành thi công xây dựng
  • Tổ chức giám sát thi công
  • Tạm ứng và thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành dựa theo quy định hợp đồng
  • Nghiệm thu các hạng mục công trình hoàn thành
  • Bàn giao và đưa vào sử dụng công trình, tiến hành vận hành, chạy thử cùng một số công việc liên quan khác

Các công việc ở giai đoạn cuối trong quy trình dự án đầu tư xây dựng gồm:

Nghiệm thu và đưa vào khai thác, sử dụng

  • Nếu đã xây dựng hoàn chỉnh đúng như trong thiết kế phê duyệt, đảm bảo vận hành tốt, đúng yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ đưa công trình vào khai thác sử dụng, vận hành
  • Bàn giao từng phần hoặc từng hạng mục công trình đã hoàn thành dựa theo điều kiện cụ thể cũng như yêu cầu của chủ đầu tư
  • Lập các biên bản nghiệm thu công trình – đây là cơ sở pháp lý để chủ đầu tư thanh quyết toán chi phí và đưa công trình vào khai thác, sử dụng
  • Các hồ sơ bàn giao công trình gồm có: Hồ sơ hoàn thành công trình, quy định bảo trì công trình, tài liệu hướng dẫn sử dụng và vận hành
  • Các hồ sơ xây dựng công trình đảm bảo phải được nộp lưu trữ theo đúng quy định về lưu trữ nhà nước

Kết thúc công trình xây dựng

  • Sau khi bàn giao cho chủ đầu tư toàn bộ công trình và hết thời gian bảo hành công trình theo quy định thì kết thúc xây dựng công trình
  • Nhà thầu cần phải chuyển khỏi công trình toàn bộ tài sản của mình trước khi tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư
Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng
Bàn giao công trình xây dựng

Vận hành công trình

  • Chủ đầu tư hoặc tổ chức được quyền quản lý sử dụng công trình sau khi nhận bàn giao sẽ tiến hành vận hành, khai thác công trình theo đúng như mục đích, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật ban đầu đã được phê duyệt
  • Chủ đầu tư hoặc tổ chức được quyền quản lý sử dụng công trình phải có trách nhiệm trong việc duy tu, bảo trì, bảo dưỡng công trình và quyết toán hợp đồng xây dựng

Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu dự án đầu tư xây dựng là gì, phân loại ra sao và trong quá trình thực hiện phải đáp ứng những nguyên tắc nào. Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện dự án đúng trình tự.

Tham gia các khóa học cách đầu tư tài chính của NIK EDU: khóa học này được giảng dạy bởi những chuyên gia uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Khi bạn được học trực tiếp, sẽ cảm thấy kiến thức dễ hiểu hơn, tiếp thu nhanh hơn. Từ đó có động lực để đầu tư. Bạn có thể tham khảo khóa học TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0 miễn phí trong 3 ngày của NIK tại đây

Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng