Tại sao gọi là Bình Ngô đại cáo mà không gọi là Bình Minh đại cáo

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >


PHI LỘ

Nhân anh Song có đưa ra đề tài TẠI SAO LÀ" BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO" MÀ KHÔNG PHẢI LÀ BÌNH MINH ĐẠI CÁO.( Lê Lợi đánh thắng quân Minh)

Xin mời anh em bình luận cho vui trên tinh thần học hòi để mở mang kiến thức.


COMMENTS

(1) Ông tổ nhà Minh  Chu Nguyên Chương là người đất Ngô. Tỉnh An Huy ngày nay (theo Đoạn trích English bên dưới)

  (2) Dân ta ngày xưa gọi giặc tàu chung là giăc Ngô có lẻ từ thời Đông Ngô qua xâm lược riềt rồi quen.

  Cũng như hễ cứ xe gắn máy là Honda không cần biết nó có thể là Suzuki, Yamaha ...

   ví dụ câu ca dao   GIẶC BÊN NGÔ KHÔNG BẰNG BÀ CÔ BÊN CHỒNG

  Thâm ý của Nguyễn Trãi  gọi  " BÌNH NGÔ " xin coi bên dưới

 (3) Một điều trùng hợp lý thú là Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương  & Lê Thái Tổ Lê Lợi đều xuất thân từ tầng lớp nông dân áo vải.

NTRINH

THAM KHẢO:

Bình Ngô đại cáo literally means Great Proclamation upon the Pacification of the Wu in which Wu (

Tại sao gọi là Bình Ngô đại cáo mà không gọi là Bình Minh đại cáo
Ngô) was the ancestors's land (now
Tại sao gọi là Bình Ngô đại cáo mà không gọi là Bình Minh đại cáo
Fengyang County
Tại sao gọi là Bình Ngô đại cáo mà không gọi là Bình Minh đại cáo
Anhui) of 
Tại sao gọi là Bình Ngô đại cáo mà không gọi là Bình Minh đại cáo
Zhu Yuanzhang, the founder of the Ming Dynasty. In 1356, Zhu Yuanzhang himself took the title Duke of Wu (吳國公) and later King of Wu (吳王, in Vietnamese: Ngô Vương). Therefore one could reason that Nguyễn Trãi named his work Pacification of the Wu instead of Pacification of the Ming in order to subtly emphasize the victory of Đại Việt and the failure of the Ming Dynasty which was called by its origin's name Wu in the proclamation.

Việc gọi như vậy thể hiện chủ trương đối ngoại của nước ta. Trung Hoa là nước lớn, nước Việt ta thì nhỏ nên dù đánh thắng họ nhiều lần nhưng vẫn luôn phải giữ lễ như nước chư hầu (năm nào cũng triều cống, vua mới lên ngôi phải cử sứ thần sang báo cáo...). Lê Lợi đã đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi nhưng cũng phải dè chừng việc họ quay lại. Chính vì vậy nên Lê Lợi đã không thể "đuổi cùng giết tận" hết quân Minh mà vẫn phải:


"Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run." (trích bản dịch Bình Ngô Đại Cáo của Ngô Tất Tố) 

Ngay từ lúc đánh đuổi quân Minh chưa xong, Lê Lợi đã phải sai người sang Trung Quốc xin nhà Minh phong Trần Cảo (hậu duệ nhà Trần) làm An Nam Quốc Vương, tức là vẫn giữ lễ chư hầu. Việc gọi thẳng là Bình Minh Đại Cáo sẽ là một hành động xúc phạm tới thể diện nước lớn, không có lợi về mặt đối ngoại. Nguyễn Trãi viết là Bình Ngô Đại Cáo vừa có ý tứ sâu cay (vì Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương - vị vua đầu tiên của nhà Minh - là người đất Ngô) mà vừa thể hiện sự tôn trọng nước lớn khi không chỉ đích danh họ.

Mặt khác, ta cũng phải thấy rằng Bình Ngô Đại Cáo là một văn bản mang tính đối nội nhiều hơn. Và văn bản lưu hành trong nước thì sẽ sử dụng những khái niệm phổ biến nhất cho nhiều người cùng hiểu. Dân ta khi đó quen gọi người Trung Hoa là Ngô. Về việc tại sao lại gọi là người Ngô thì có nhiều giả thiết, phổ biến nhất là chuyện giặc Đông Ngô tàn ác đô hộ nước ta.


Vấn đề bạn hỏi là tại sao không gọi là “giặc Minh” mà viết là “giặc Ngô”? Đây là một sự kiện lịch sử mà theo chỗ tôi được biết đã bắt nguồn từ gốc nhà Minh bên Trung Quốc.

Nhà Minh là nhà nước phong kiến phương Bắc tiếp nối 11 đời vua nhà Nguyên (1271-1368). Chu Nguyên Chương lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên, mở ra nhà Minh. Nhà Minh trị vì Trung Quốc được cả thảy 277 năm, gồm 16 đời hoàng đế (bắt đầu từ Minh Thái tổ: 1368-1398 đến Minh Tư Tông: 1627-1644). Giặc Minh xâm chiếm nước ta vào đời vua Minh Thành Tổ (1407) và rút quân bại trận ở chiến trường Đại Việt vào đời vua Minh Tuyên Tông (1427).

Minh Thái Tổ là vị vua khai sáng nhà Minh, tên thật là Chu Nguyên Chương,  đi tu ở chùa Hoàng Giác. Thời thanh niên, Chu Nguyên Chương tham gia nghĩa quân Hồng Cân chống lại ách thống trị của nhà Nguyên. Nhưng sau thấy lực lượng Hồng Cân thiếu chặt chẽ, ô hợp nên Chu Nguyên Chương rời bỏ tổ chức này để lập quân đội riêng, thuộc lực lượng Minh giáo (Manichéisme).

Năm 1363, Chu Nguyên Chương đánh tan đạo quân Nguyên và năm sau (1364) xưng hiệu là Ngô Vương. Chẳng bao lâu, Chu Nguyên Chương dẹp tan lần lượt các đạo quân của nhà Nguyên, thống nhất vùng lãnh thổ phía nam Trung Quốc rồi thôn tính cả Trung Nguyên. Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Minh.

Đời vua Minh Thành Tổ (tên Chu Lệ, con trai của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương), giặc Minh xâm lược nước ta. Đến đời Minh Tuyên Tổ (tên Chu Chiêm Cơ, cháu cố của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương) thì thất bại rút quân về phương Bắc. Dù nhà Minh tự xưng là “Minh” (chữ “Minh” trong khái niệm Minh giáo có nghĩa là “sáng”) nhưng vì đó là giặc xâm lược nên dân ta lúc bấy giờ không gọi nó là “Minh” mà gọi là “Ngô”.

Dân ta lấy danh hiệu của cha đẻ và ông cố nội của vua họ (Ngô Vương - người sáng lập triều Minh) mà gọi chửi. Dân ta gọi đó là “giặc Ngô” chứ không gọi “giặc Minh” và Bình Ngô đại cáo có nghĩa là bài cáo để tuyên bố rộng rãi cho toàn dân biết cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhân dân ta đã thành công, thắng lợi.

*** Trong bài phân tích tp "Bình Ngô đại cáo" của ĐH Cần Thơ

có nêu 3 quan niệm khác nhau về ý nghĩa của chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo như sau:

- Ngô: Một cách gọi theo thói quen của người Việt Nam thời đó để chỉ chung người Trung Quốc.

- Ngô: tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (tức Minh Thành tổ).

- Ngô: Một cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác, tàn bạo.

Trong 3 cách này, cách thứ 2 (cũng là cách trong Wikipedia mà Nhơn đã dẫn) có vẻ  thuyết phục với tôi hơnTrong văn hoá của mình, khi ghét ai có thể mình lôi dòng họ, tổ tiên người ta ra để xỉa xói nhất là nếu tổ tiên họ có điều gì không hay. Có thể Nguyễn Trãi đã viết từ Ngô theo ý này (từ Minh=sáng ->tốt đẹp).

Còn cách 1 có lẽ cũng từ cách 2 mà ra nhưng hình như ít thấy lài liệu sách sử nào nói, trừ việc em chồng (gái) được các nàng dâu gọi là giặc Ngô. Tôi chưa đọc được chỗ nào nói (thời xưa dân ta gọi Tàu là giặc Ngô, trừ thời bà Triệu (giặc Đông Ngô) và cũng chưa biết chỗ nào nói ngày xưa dân chúng gọi giặc gian ác, tàn bạo là Ngô. Nếu có bằng chứng từ sử sách thì 2 cách này cũng có thể chấp nhận được, tuy nhiên tôi vẫn nghiện về cách thứ 2 hơn.

Có lẽ, nọi người cũng dễ thống nhất về đối tượng của bài cáo này là dân trong nước (đặc biệt là tầng lớp có học, những người có khả năng không chấp nhận triều đại mới là chính đáng) nên cách giải thích dùng từ "Ngô" thay vì "Minh" vì lí do ngoại giao, đối với tôi chưa thật thuyết phục. Hơn nữa, nếu nói là vì nhúng nhường nên không nêu trực tiếp mà kêu tổ tiên người ta ra chửi thì có thiệt là nhúng hay không?

Mong có cao kiến từ các bạn có chuyên sâu

.*** SONG PHAN

***

Trước hết muốn sửa sai Đại Học Cần Thơ đã nhầm lẩn :

  • Ngô: tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (tức Minh Thành Tổ) .

Chu Nguyên Chương là Minh Thái Tổ , Minh Thành Tổ là Chu Đệ người con thứ tư của ông .

  • Tại sao có cái tên "Bình Ngô Đại Cáo" (平吳大誥) ?

Cuối triều nhà Nguyên Mông Cổ năm 1355 ,  miền nam Trường Giang TQ bắt đầu có nhiều cuộc nổi loạn của nông dân , trong đó có nhóm Hàn Tống xưng vua thành lập nước "Tống" , Chu Nguyên Chương là phó nguyên soái của quân "Tống" . Năm 1366 khi đưa quân vượt Trường Giang vua của Hàn Tống bị đấm tàu chết , thấy vậy nắm lấy thời cơ Chu Nguyên Chương cải nguyên và tự xưng là Ngô Vương , đây là lần đầu cũng là lần duy nhất xuất hiện chữ "Ngô"  trong lịch sử Nhà Minh , “Ngô” trong "Bình Ngô Đai Cáo" chính là nói Ngô Vương Chu Nguyên Chương , chứ không Phải vì thói quen , vì đất Ngô vv... 

2 năm sau năm 1368 khi thế lực lớn mạnh đánh chiếm Ưng Thiên (Nam Kinh) rồi Ngô Vương Chu Nguyên Chương cải nguyên xưng Hồng Vũ Đế lập ra Nhà Minh .

  • "Bình Ngô Đại Cáo" xuất hiện trong tình thế nào ?

Năm 1398 Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương mất , vì thái tử Chu Tiêu đã mất sớm nên cháu là Kiến Văn Đế kế vị , nghi kỵ các ông chú làm loạn nên ra tay tiêu diệt thanh trừng , lúc bấy giờ Chu Đệ đang trấn giữ Đại Đô (Bắc Kinh) phương bắc thấy nguy liền ra tay trước đem quân đánh xuống nam tiến vào thủ đô thành Ưng Thiên , Kiến Văn Đế trốn mất Chu Đệ lên ngôi vua niên hiệu Vĩnh Lạc là Minh Thành Tổ , vì không thấy xác Kiến Văn Đế nghi đã thoát đào đi "vượt biên" nên sau này trong thời gian ông làm vua mới bảy lần sai quan thần Trịnh Hòa dẫn đoàn tàu viễn chinh đi lùng soát khắp nơi ở hải ngoại .

Năm 1406 vua Vĩnh Lạc Minh Thành Tổ lấy cớ là nhà Hồ Đại Ngu (tên VN lúc đó) đã giết hại vua Trần của họ nên muốn đưa quân cứu Việt Nam , trước khi đưa quân sang VN năm 1406 tướng Minh Trương Phó (張輔) ra hịch "Truyền hịch An Nam quan lại quân dân nhân đẳng" (傳檄安南官吏軍民人等) kể liệt 20 tội cha con Hồ Quý Ly , rồi có bài "Bình Nam Lộ Bố" (平南露布) tuyên bố xuất quân , khi tiêu diệt xong Nhà Hồ năm 1407 vua Minh Thành Tổ ra "Bình An Nam Chiếu" (平安南詔) . Đây là 3 bài hịch và chiếu của nhà Minh trong quá trình thôn tính VN .

Năm 1421 vì tình hình an ninh bất ổn phương bắc , Minh Thành Tổ quyết định rời đồ về Bắc Kinh và đổi Ưng Thiên là thành Nam Kinh từ đó .

Năm 1424  Minh Thành Tổ mất , thái tử Minh Nhân Tông kế vị một năm cũng mất , rồi cháu Minh Tuyên Tông Kế ngôi , tình hình triều đình nhà Minh thay 3 vị vua trong 3 năm liên tục vô cùng nguy kịch , nên khi Nguyễn Trãi An Nam nổi loạn thì Nhà Minh không còn sức chống cự nữa , Minh Tuyên Tông phải ra lệnh rút quân cho An Nam độc lập .

Để đối lại với 3 bài hịch và chiếu của nhà Mình trước đó , sau khi dành được hoàn toàn độc lập , Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Vua viết bài "Bình Ngô Đại Cáo" (平吳大誥) bằng văn ngôn Hán Tự vào năm 1427 , trong bài kể rất rõ quá trình chiến đấu có cả ngày tháng những trận đánh , một nhà văn TQ thời nhà Thanh nói đây là một bài "Thiên Cổ Hùng Văn" , còn một học giả TQ thời nay thì nói đây là một bài "Báo cáo tổng kết chiến tranh" tuyệt vời .

Vài lời góp ý chúc Anh Em khỏe ! 

Tại sao gọi là Bình Ngô đại cáo mà không gọi là Bình Minh đại cáo

*** Ba Tran 19.09.2012


Page 2