Tại sao da vàng

Vàng da không đơn thuần chỉ là da có màu vàng mà niêm mạc hoặc kết mạc mắt cũng có thể bị vàng theo. Vàng da tuy không phải là bệnh, nó chỉ là một triệu chứng, tuy vậy khi có dấu hiệu vàng da có thể liên quan đến nhiều loại bệnh khác nhau. Vàng da không chỉ gặp ở trẻ em mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong bài này chỉ đề cập đến vàng da do bệnh lý gan mật ở người trưởng thành.

Bệnh gan, mật nào gây vàng da?

- Người trưởng thành bị vàng da trong các bệnh về gan, mật là do cản trở sự bài tiết sắc tố mật [bilirubin], làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên. Như vậy khi gan hay đường dẫn mật bị viêm hoặc có những bất thường khác của tế bào gan và đường dẫn mật [bao gồm cả túi mật] đều làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên gây nên hiện tượng  da, niêm mạc [kể cả kết mạc mắt] nhuộm màu vàng của sắc tố mật vì vậy chúng có màu vàng. Đối với gan, mọi tác động vào tế bào gan dù là viêm gan cấp tính hay mạn tính, xơ gan hay ung thư gan đều làm tổn thương tế bào gan. Các bệnh viêm gan cấp tính do virut [virut viêm gan A, B, C, E, D…] thường có biểu hiện vàng da rất điển hình. Ngoài hiện tượng vàng da thì niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc lưỡi và kết mạc mắt cũng vàng. Đi kèm với hiện tượng vàng da là phân bạc màu [nhiều trường hợp phân trắng như phân cò], nước tiểu ít và sẫm màu [giống màu nước vối]. Khi gan bị viêm cấp tính thường bị to ra. Khám lâm sàng có thể sờ thấy gan to và siêu âm, chụp Xquang sẽ thấy gan to ra rõ rệt].  Đặc biệt là xét nghiệm máu sẽ thấy lượng bilirubin trong máu tăng cao cả 3 loại [bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp] và men gan cả hai loại [AST và ALT] đều tăng cao [trên gấp đôi].

Ngoài viêm gan cấp tính do virut còn có các trường hợp viêm gan cấp do rượu, do ngộ độc thuốc [rifamixin, INH, paracetamol…] cũng làm cho tế bào gan bị tổn thương nặng và tăng bilirubin gây vàng da, niêm mạc. Bên cạnh các bệnh làm tế bào gan tổn thương gây vàng da thì nhiều bệnh về đường mật cũng gây vàng da. Các bệnh như sỏi mật, viêm đường mật, u đường mật. Bệnh u đường mật ngoài gan  thường làm cho vàng da tăng dần [vàng da tăng theo tỷ lệ thuận với hiện tượng tắc mật], còn bệnh u đường mật trong gan thì thường vàng da tăng một cách từ từ. Trong các trường hợp sỏi đường mật, viêm đường mật cấp tính thường xuất hiện 3 triệu chứng tương đối tuần tự: đau, sốt, vàng da. Trong các loại nguyên nhân của gan và đường mật làm tổn thương tế bào gan, làm cản trở sự lưu thông của sắc tố mật thì bệnh về tụy tạng, tuy không thuộc hệ thống gan mật nhưng đôi khi cũng làm cản trở sự lưu thông của bilirubin và cũng làm cho hiện tượng vàng da tăng lên có khi vàng da ngày càng đậm như u đầu tụy, đặc biệt là ung thư đầu tụy. Trong các trường hợp vàng da nghi do bệnh về tụy tạng thường phải siêu âm, chụp cắt lớp [CT scanner], chụp cộng hưởng từ [MRI], chụp mật… Bên cạnh đó xét nghiệm sinh hoá máu để xác định bilirubin, men gan và đặc biệt là xác định men amylase.

Khi nghi bị vàng da nên làm gì?

- Khi nghi bị vàng da nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện với lý do là nếu vàng da nhẹ thì rất khó đánh giá, bởi vì người Việt Nam là người “da vàng”. Đánh giá da có bị vàng hay không cũng không nên dùng ánh sáng đèn mà phải quan sát dưới ánh sáng tự nhiên [ánh sáng mặt trời]. Đi khám bệnh ngoài khám lâm sàng còn được tiến hành các loại xét nghiệm và các kỹ thuật lâm sàng khác như siêu âm, chụp CT, MRI, chụp đường mật ngược dòng… mới có thể xác định được nguyên nhân để có chỉ định điều trị kịp thời. Tùy theo nguyên nhân sẽ có chỉ định điều trị khác nhau.

Khi được điều trị đúng và kịp thời bệnh sẽ giảm và vàng da cũng thuyên giảm theo. Việc điều trị nguyên nhân gây nên vàng da cũng tùy theo từng bệnh, có thể điều trị nội khoa [dùng thuốc] nhưng trong một số bệnh cần phải can thiệp bằng ngoại khoa [phẫu thuật] mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da. Song cũng có những trường hợp không thể điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa như viêm gan do virut.

- Mọi trường hợp viêm gan do virut cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu kể cả Tây y, Đông y và thuốc Nam. Vì vậy cần lưu ý rằng trong khi gan đang tổn thương nặng, tế bào gan đang bị virut tấn công lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu dùng bất cứ thuốc gì không rõ nguồn gốc, người cho thuốc lại thiếu kiến thức về y học và không theo chỉ định của bác sĩ đều có thể làm tăng thêm sự tổn hại tế bào gan và bệnh sẽ trầm trọng thêm.

- Để phòng hiện tượng vàng da do bệnh gan, mật gây ra, tránh bị mắc các bệnh về gan thì cần tiêm phòng vaccin viêm gan, ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nên uống các loại rượu kém chất lượng như rượu tự nấu, rượu tự pha chế. Nếu mắc các bệnh về đường mật [kể cả bệnh túi mật] cần được điều trị dứt điểm. Để làm tốt việc này thì người bệnh cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ.

- Những vùng đang có bệnh sốt rét lưu hành cần đề phòng muỗi đốt [cần nằm màn một cách tuyệt đối, nếu màn được tẩm hoá chất diệt muỗi thì càng tốt]; dùng mọi biện pháp để tiêu diệt bọ gậy [lăng quăng] và muỗi trưởng thành để tránh mắc bệnh sốt rét vì hậu quả của nó có thể đưa đến xơ gan. Nên tẩy giun định kỳ để tiêu diệt giun và trứng giun, nhất là loại giun đũa để tránh hậu quả sỏi mật do giun chui ống mật. 

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU
Theo SK&ĐS

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng vàng da chẳng hạn như vàng da sinh lý, vàng da do một số bệnh về gan mật hoặc do thói quen bổ sung dinh dưỡng chưa đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn về vấn đề “da vàng là thiếu chất gì” và một số cách khắc phục bệnh.

1. Da vàng là thiếu chất gì?

Vàng da có thể xuất hiện sau khi trẻ được sinh ra khoảng 24 giờ [đối với những trẻ sinh đủ tháng] hoặc trong khoảng 2 tuần [đối với những trẻ sinh non]. Tình trạng này được gọi là vàng da sinh lý. Với các trường hợp này, chỉ số bilirubin trong máu không quá cao và mức độ vàng da cũng không quá nghiêm trọng. Trẻ chỉ bị vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực hay vùng bụng trên rốn.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng da

  • Ăn quá nhiều thực phẩm chứa caroten

Caroten có nhiều trong các loại quả màu vàng, chẳng hạn như xoài, đu đủ, cà rốt,… Ngoài ra, nó còn có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và các loại rau xanh còn có cả trong rau xanh, chẳng hạn như đậu bắp, súp lơ xanh, cà tím, bí ngô,…

Nếu bổ sung quá nhiều loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày có thể gây ra tình trạng dư thừa Caroten trong máu và dẫn đến vàng da. Tuy nhiên, đây là tình trạng lành tính và nếu bạn ngừng ăn những loại thực phẩm nêu trên thì vấn đề vàng da sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Vàng da do thiếu chất sắt

Với thắc mắc “da vàng là thiếu chất gì”, các chuyên gia giải thích, rất có thể tình trạng này là do cơ thể bị thiếu máu do không được cung cấp đầy đủ sắt. Sắt rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể. Khi bị thiếu sắt, cơ thể thường mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và có thể gây những ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh những triệu chứng nói trên, vàng da cũng chính là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang bị thiếu sắt.

  • Vàng da là do một số loại bệnh lý gây ra

Ngoài những nguyên nhân kể trên, vàng da còn có thể do một số bệnh lý gây ra. Cụ thể là:

+ Vàng da do một số bệnh liên quan đến hồng cầu, chẳng hạn như bệnh tan máu bẩm sinh [bệnh Hb: thalasemenia, HbE], bệnh hồng cầu hình liềm,… Khi những tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh chóng dẫn đến lượng bilirubin trong máu được sinh ra quá mức và những tế bào gan sẽ không kịp thời chuyển hóa được lượng bilirubin này. Chính vì thế sẽ khiến cho bilirubin tích tụ trong máu và gây vàng da.

Vàng da do một số bệnh lý về gan

+ Vàng da do một số bệnh liên quan đến tế bào gan, chẳng hạn như viêm gan, ung thư gan, xơ gan,… Khi những tế bào gan bị tổn thương, bị suy giảm chức năng thì việc chuyển hóa bilirubin cũng sẽ không được đảm bảo, có nguy cơ cao dẫn tới ứ đọng bilirubin trong máu và gây vàng da.

+ Do một số bệnh về ống mật chủ chẳng hạn như sỏi mật, ung thư đầu tụy, viêm tụy cấp, hẹp đường dẫn mật, ung thư túi mật, viêm đường dẫn mật,… Bình thường dịch mật có chứa bilirubin sẽ được dẫn từ ống dẫn mật nhỏ về ống mật chủ. Trong trường hợp ống mật chủ hẹp hoặc có tình trạng tắc nghẽn thì dịch mật có nguy cơ tràn vào máu và gây ra vàng da.

+ Vàng da do một số loại thuốc: Bên cạnh những nguyên nhân phía trên, một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ gây vàng da, chẳng hạn như các thuốc làm giảm bạch cầu [thuốc sulfa và nitrofurantoin], Chloramphenicol,... Loại thuốc này có thể làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển hóa của gan và đường mật, làm tăng nguy cơ tồn đọng bilirubin và gây vàng da. Ngoài ra, vàng da do truyền máu, do bất đồng nhóm máu, do sốt rét,...

2. Phải làm sao khi bị vàng da?

2.1. Chẩn đoán bệnh

Khi bị vàng da, bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau: Vàng niêm mạc mắt, vàng lòng bàn tay, bàn chân, nước tiểu vàng, phân bạc, sốt, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, đau tức hạ sườn phải,...

Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Đối với những người có tiền sử nghiện rượu bia, viêm gan do virus có dùng thuốc hoặc có triệu chứng nghi ngờ sỏi mật, cần thông báo với bác sĩ. Cụ thể một số xét nghiệm thường được chỉ định là:

- Siêu âm ổ bụng để kiểm tra gan và một số cơ quan trong ổ bụng. Siêu âm có thể phát hiện các bất thường trong gan hoặc sỏi mật.

- Xét nghiệm máu: Định lượng nồng độ bilirubin trong máu, cũng như đánh giá tình trạng men gan. Các xét nghiệm khác như tổng phân tích máu kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cấu], sắt huyết thanh, ferritin, chức năng thận, HBsag, HCV,...

- Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện CT Scanner để kiểm tra chuyên sâu về gan, tụy, đường mật,... nếu có nghi ngờ.

2.2. Điều trị bệnh

Để điều trị tình trạng vàng da đạt hiệu quả cao, cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tùy vào từng trường hợp, bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa hoặc điều trị phẫu thuật loại bỏ sỏi để cải thiện tình trạng vàng da.

Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt để cải thiện tình trạng vàng da

Nếu bệnh vàng da là do tình trạng thiếu sắt hoặc ăn quá nhiều thực phẩm chứa caroten thì bạn nên bổ sung sắt hoặc giảm bớt lượng thực phẩm có chứa nhiều caroten trong chế độ ăn hàng ngày.

Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Ngược lại, đối với những bệnh nhân phát hiện bệnh quá muộn khiến bệnh tiến triển nặng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều và thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, ngay khi có biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín giúp bạn kiểm tra và theo dõi sức khỏe, đặc biệt là những bệnh lý về gan mật – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vàng da. Trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ đảm bảo cho bạn một kết quả chính xác đồng thời tư vấn, điều trị theo những phác đồ hiệu quả nhất.

Để được đăng ký đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề