Tại sao có người không mọc răng khôn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Mọc răng khôn không có ý nghĩa gì về chức năng nhai bởi hàm răng 28 cái đã đủ để con người ăn uống thường ngày. Hơn nữa, răng nằm sâu bên trong hàm nên không mang ý nghĩa thẩm mỹ cao, hơn nữa còn có thể gây xô lệch mất thẩm mỹ.

Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.

Do răng khôn mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.

Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu...

Thực chất những chiếc răng số 8 này gọi là răng khôn bởi chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ.

Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai

Nói cách khác, răng khôn còn là “kẻ thù” của nhiều người bởi chúng mang lại phiền toái và đau đớn rất nhiều. Hầu như răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn. Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời.

Cũng có nhiều người quan niệm rằng răng khôn không tự nhiên mà mọc lên, hay răng khôn có ý nghĩa riêng của nó nên không nên nhổ bỏ. Hàm răng đủ của con người là có 32 răng, trong đó 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới.

Không những không có ý nghĩa đặc biệt gì mà mọc răng khôn còn gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây những cơn đau nhức khó chịu hơn là mọc những răng khác.

Răng khôn mọc còn có thể gây nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bệnh nhân sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn.

Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại.

Lý do cần nhổ răng khôn là bởi răng khôn thường mọc ở các vị trí không thuận lợi, hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm. Việc này sẽ khiến khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.

Răng khôn gây đau đớn, khó chịu với nhiều người

Đã có nhiều trường hợp mọc răng khôn nhưng không nhổ bỏ và không được chữa trị kịp thời nên gây lây lan nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh.

  • Cần nhổ răng khôn khi răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Khi răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
  • Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm thì nên nhổ bỏ.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở song hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì nên chỉ định nhổ.
  • Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân cần làm chỉnh hình, trồng răng giả.
  • Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.

Không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể bảo tồn giữ răng khôn ở những trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch triệt để.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường...
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Lượt xem : 2562

Trong khi mọi người ai cũng mọc răng khôn nhưng bạn lại không có, điều này làm bạn cứ lo lắng việc răng khôn chưa mọc có sao không? Nếu không có răng khôn thì có gì bất thường về sức khỏe không? Hãy cùng nha khoa Đăng Lưu tìm câu trả lời nhé!

Răng khôn hay còn có cái tên khác là răng 8. Đây là răng hàm thứ ba mọc cuối cùng ở lứa tuổi trưởng thành. Cho đến nay, sự hiện diện của răng khôn chưa khẳng định được chức năng gì rõ ràng mà đa phần chỉ mang lại những “tai họa” cho chủ nhân của nó, gây ra các bệnh ảnh hưởng đến răng miệng.

Độ tuổi bắt đầu mọc răng khôn

Răng khôn mọc ở độ tuổi trưởng thành thường từ 17 tuổi đến 27 tuổi. Tuy nhiên, đa số răng khôn sẽ xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 23 đến 25, thường thì có bạn sẽ bị mọc hai chiếc răng khôn cùng một lúc, hoặc một chiếc răng nhưng độ đau nhức kéo dài không chấm dứt trong một khoảng thời gian ngắn.

Răng khôn chưa mọc có sao không ?

Ở độ tuổi 17, 18 răng khôn vẫn xuất hiện nhưng đa số là ít hơn bởi vì lúc này răng trưởng thành của bạn đang ổn định, việc xuất hiện răng khôn thường muộn hơn. Răng khôn mọc kéo dài từ 1 đến 2 tháng hoặc có trường hợp lên đến trên 1 năm.

Có bao nhiêu răng khôn là đủ?

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra trong xương hàm của người tiền sử có đến 34 thậm chí đến 36 chiếc răng. Điều này được lý giải là do trong thời đại đó, con người chỉ săn bắt và ăn thịt sống nên xương hàm họ phải chắc khỏe mới có thể nhai và nghiền nát thức ăn được.

Qua quá trình tiến hóa, khi con người đã biết sử dụng lửa để làm chín thức ăn nên thức ăn sẽ mềm hơn,  xương hàm không phải hoạt động và dùng lực quá nhiều như trước đây nữa, cung hàm cũng dần thu nhỏ lại, số răng cũng theo đó mà giảm dần. Phần lớn chỉ còn đủ chổ cho 28 răng, trong đó có 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.

Răng khôn mọc ngầm 

Thực chất thì mỗi người sẽ có đến 32 chiếc răng, trong đó bao gồm cả 4 răng khôn. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu cho thấy tỉ lệ những người không có răng khôn chiếm khoảng 30% và tỉ lệ những người có răng khôn mọc lệch thì chiếm khoảng 30 – 35%.

Như vậy, nếu bạn chỉ có 28 chiếc răng và răng khôn vĩnh viễn không mọc thì bạn cũng đừng quá lo lắng nhé.

Răng khôn chưa mọc có sao không?

Những chiếc răng khôn chưa mọc hoặc vĩnh viễn không mọc có phải đang tiềm ẩn một nguy cơ nào đó đối với sức khỏe răng miệng? Theo chuyên gia, răng khôn chưa mọc có 2 xu hướng sau:

Vĩnh viễn không mọc

Theo số liệu thống kê của nha khoa trên toàn thế giới, có khoảng 35% dân số toàn cầu không mọc răng khôn. Các nha sĩ hàng đầu xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do cấu trúc gen và cơ địa của mỗi người chứ không phải là biểu hiện của bất kì bệnh lý răng miệng hay cơ thể nào như nhiều người vẫn lo lắng.

Răng khôn mọc lệch gây đau nhức

Trường hợp không mọc răng khôn không phải là không tồn tại răng khôn mà là những chiếc răng này sẽ không trồi lên khỏi lớp nướu, chúng sẽ mãi mãi nằm dưới ổ răng. Thế nên, nếu khung hàm của bạn cũng gặp phải tình trạng này thì cũng không cần phải lo ngại nhé!

Răng khôn mọc lệch mọc ngầm

Nguy hiểm hơn nữa là những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm ở dưới nướu gây viêm lợi đau nhức. Tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng này nếu như không điều trị sớm thì không chỉ gây nên bệnh mùi hôi miệng mà chúng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như biến chứng răng hàm mặt vô cùng nguy hiểm.

Vì vậy, nếu nhận thấy răng khôn không mọc, bạn nên đến gặp Bác sỹ nha khoa để kiểm tra và chụp X-quang kỹ lưỡng răng hàm, từ đó mới có thể xác định răng khôn không mọc có ảnh hưởng gì không? Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bác sỹ sẽ kịp thời có giải pháp can thiệp để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bạn.

    Tag:
  • Tư vấn bệnh lý khác
  • Tư vấn nhổ răng

Video liên quan

Chủ Đề