Tại sao châu nam cực lại có nhiều khoáng sản

[trang 140 sgk Địa Lí 7]: - Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?

Trả lời:

- Châu Nam Cực nằm ở vùng cực Nam của Trái Đất

- Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. nên châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.

[trang 141 sgk Địa Lí 7]: - Quan sát hình 47.2, nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.

Trả lời:

- Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can: nhiệt độ cao nhất khoảng -10oC [Tháng 1], nhiệt độ thấp nhất khoảng -42oC [Tháng 9]; biên độ nhiệt trung bình năm khoảng: -32oC.

- Trạm Vô-xtốc: nhiệt độ cao nhất khoảng -38oC [Tháng 1], nhiệt độ thấp nhất khoảng -73oC [tháng 10]; biên độ nhiệt trung bình năm khoảng -35oC.

Nhìn chung nhiệt độ của châu Nam Cực quanh năm rất thấp, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

[trang 141 sgk Địa Lí 7]: - Quan sát hình 47.3, cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực.

Trả lời:

Toàn bộ bề mặt lục địa Nam Cực bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

[trang 142 sgk Địa Lí 7]: - Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?

Trả lời:

Băng ở Nam Cực tan sẽ làm mực nước biển dâng cao, làm ngập các vùng đất thấp ven biển, nhất là các đồng bằng châu thổ dân .

Câu 1: Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

Lời giải:

- Khí hậu:

+ Rất giá lạnh – "cực lạnh" của thế giới. Nhiệt độ quanh năm dưới – 10oC

- Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

+ Là vùng khí áp cao; gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, với vận tốc thường trên 69km/h. Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

- Sinh vật:

+ Thực vật không thể tồn tại.

+ Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển, cá voi.

- Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng,...

Câu 2: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống?

Lời giải:

Chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo có lớp mỡ dày tác dụng giữ nhiệt tốt, đồng thời chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo, các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn cá, tôm và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh.

Bài 1 trang 41 Tập bản đồ Địa Lí 7: Quan sát kĩ lược đồ bên và dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết:

Vị trí của châu Nam Cực

Vì sao lại nói châu Nam cực là châu lục lạnh nhất thế giới

Châu Nam Cực có đặc điểm nổi bật gì về:

• Gió bão

• Băng

• Động, thực vật

• Khoáng sản

Lời giải:

Vị trí của châu Nam Cực: Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, chứa cực Nam địa lý, gần như nằm hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực.

Châu Nam cực là châu lục lạnh nhất thế giới vì: Vào năm 1967, các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam cực là – 94,5oC.

Châu Nam Cực có đặc điểm nổi bật về:

• Gió bão: Có nhiều gió bão nhất trên thế giới, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vận tốc thường trên 60km/h

• Băng: Gần như toàn bộ bề mặt lục địa bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ, thể tích băng ở đây lên tới trên 35 triệu km3.

• Động, thực vật: Do khí hậu lạnh khác nghiệt nên thực vật không thể tồn tại; động vật có các loài: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, các loài chim biển, cá coi xanh,...

• Khoáng sản: Than đá, sắt, đồng.... và tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

Bài 2 trang 41 Tập bản đồ Địa Lí 7: Hãy cho biết vì sao một châu lục rất lạnh, khắc nghiệt mà các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới lại đến đây để thám hiểm và nghiên cứu.

Lời giải:

Một châu lục rất lạnh, khắc nghiệt mà các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới lại đến đây để thám hiểm và nghiên cứu vì:

- Nam Cực là châu lục được phát hiện muộn nhất và còn nhiều điều bí ẩn.

- Châu Nam Cực là một bộ phận của Trái Đất, sự di chuyển của khí quyển và sự thay đổi thời tiết ở Nam Cực cũng ảnh hưởng tới khí quyển toàn Trái Đất.

Tiền Giang chịu ảnh hưởng mấy mùa gió? Kể ra [Địa lý - Lớp 8]

3 trả lời

2100000 cm bằng bao nhiêu km [Địa lý - Lớp 6]

5 trả lời

Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất? [Địa lý - Lớp 6]

3 trả lời

Nêu vị trí địa lí, phạm vi của Châu Nam cực? [Địa lý - Lớp 7]

3 trả lời

167. Nam Cực lạnh như thế, vì sao lại chứa nhiều mỏ than?

Trữ lượng mỏ than Uâytôliati phía đông Châu Nam Cực khiến cho thế giới phải kinh ngạc. Hơn nữa chất lượng than ở đó đặc biệt tốt, nó có thể so sánh với than có chất lượng cao ở Ôxtrâylia nổi tiếng trên thế giới.

Như ta đã biết, than đá là di thể của thực vật ở đại Cổ sinh hoặc đại Trung sinh biến thành. Ở đại địa chất, thời kỳ thành than thời tiết rất ấm áp, cây lấy gỗ và cây ăn quả mọc um tùm. Một lượng lớn xác cây cối ở bên hồ hoặc ở bờ biển bị đất cát của sông che phủ, dần dần chuyển thành than đá, cuối cùng biến thành mỏ than. Do đó người ta cho rằng than đá là sản vật của vùng khí hậu ẩm thấp. Nhưng Châu Nam Cực lạnh như thế, một đám cỏ cũng không mọc được, vậy tại sao dưới đất lại có nhiều than?

Điều này phải dùng thuyết lục địa trôi dạt để giải thích. Kỷ Hàn vũ cách đây khoảng 570 triệu năm về trước, ở Nam bán cầu đã hình thành lục địa cổ Wangana rộng lớn, Châu Nam Cực và Châu Nam Mỹ, châu Phi, Châu Úc và lục địa Ấn Độ liền với nhau làm một. Mặc dù lục địa Bắc bán cầu lúc tách, lúc nhập, nhưng lục địa ở Wangana ở Nam bán cầu liền thành một dải trong một thời gian dài. Tình hình đó được duy trì mãi đến kỷ Đá vôi, Nhị điệp ở đại Cổ sinh. Hồi đó trên lục địa cổ khí hậu ấm áp, xác cây cối có điều kiện thích hợp để hình thành mỏ than. Mỏ than Wangana ở Châu Nam Cực được hình thành ở thời kỳ đó. Bắt đầu từ đại Trung sinh, lục địa cổ Wangana bị tách ra và trôi dạt, kỷ Chu la của đại Trung sinh Châu Nam Cực trôi ngược lên phía bắc, đến đại tân sinh Châu Úc tách khỏi Châu Nam Cực trôi về phía đông bắc đến vị trí ngày nay, lục địa ấn độ trôi về phía bắc nối liền với mảng Á - Âu, còn Châu Nam Cực trôi về phía nam đến vị trí gần với Nam Cực như hiện nay và trở thành lục địa băng giá nhất trên Trái Đất. Các loại khoáng sản [như than đá, sắt, vàng, đồng… gồm hơn 200 loại] dưới đất Nam Cực cũng trôi đến đây để cố định và trở thành mục tiêu đeo đuổi của các nhà thám hiểm.

Do đó muốn tìm hiểu sự hình thành khoáng sản của Châu Nam Cực thì phải tìm hiểu lịch sử địa chất của Châu Nam Cực. Ngoài ra khảo sát các vùng như Châu Úc, Châu Phi và Ấn Độ chúng ta có thể phát hiện, về kết cấu địa tầng, Châu Nam Cực rất giống với chúng. Mối quan hệ huyết thống này là điều chứng minh tốt nhất cho sự trôi dạt của các lục địa. Vì vậy mỏ than dưới đất Châu Nam Cực không hề liên quan gì với khí hậu giá rét ngày nay ở đó.

Từ khoá: Đại lục trôi dạt.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: 10 vạn câu hỏi vì sao về trái đất
  • Dịch giả: Nguyễn Văn Mậu
  • Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
  • Nguồn: tve-4u

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Gỉai thích vì sao ở Nam Cực khoáng sản giàu than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ Đề