So sánh nhà nước và các tổ chức xã hội

Mục lục bài viết

  • 1. Đặc trưng cơ bản của nhà nước:
  • 1.1. Định nghĩa:
  • 1.2. Nhà nước có quyền lực đặc biệt:
  • 1.3. Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ
  • 1.4. Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia [Nước Việt Nam khác với nhà nước Việt Nam]
  • 1.5. Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội
  • 1.6. Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế [phát hành tiền]
  • 2. Liên hệ:
  • 3. Phân biệt Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với tổ chức xã hội khác [Đảng]
  • 3.1. Định nghĩa:
  • 3.2. Tính quyền lực:
  • 3.3. Công cụ quản lý
  • 3.4. Chủ quyền quốc gia:
  • 3.5. Nguồn ngân sách:

1. Đặc trưng cơ bản của nhà nước:

1.1. Định nghĩa:

Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người đuợc tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũngnhư lợi ích của lực lượng cầm quyền.

- Bản chất nhà nước là những thuộc tính bên trong của nhà nước. Bao gồm tính giai cấp: nhà nước hoạt động để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và tính xã hội hoạt động nhằm mục đích duy trì, quản lý xã hội. Bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia và người dân ở một mức độ nhất định.

[i] Tính giai cấp: thể hiện ở chỗ nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhà nước có nguồn gốc giai cấp và là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuận giai cấp không thể điều hòa được. Nhà nước là công cụ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị của giai cấp thống trị, duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác.

[ii] Tính xã hội: nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước có trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia và công dân của mình. Nhà nước là tổ chức quyền lực công, tổ chức nhân danh xã hội thực hiện việc quản lý xã hội, nhà nước không thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng khác trong xã hội. Nhà nướcthực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Duy trì, quản lý trật tự xã hội và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội. Do vậy, nhà nước có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển mọi mặt của xã hội.

Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, tác động với nhau thể hiện bản chất của bất kì nhà nước nào, gắn bó và đan xen với nhau.

- Bản chất nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song quan trọng nhất là cơ sở kinh tế, xã hội của nhà nước. Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nhà nước ở mỗi thời kì phát triển khác nhau thì khác nhau nên nội dung bản chất của nhà nước cũng biến đổi theo những thay đổi trong cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nhà nước.

1.2. Nhà nước có quyền lực đặc biệt:

Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt. Quyềnlực là quyền năng của chủ thể này áp đặt ý chí của mình lên chủ thể khác bắt người khác làm theo [dựa trên tiền, uy tín cá nhân, địa vị xã hội…].Quyền lực công thuộc về mộtnhóm người, quyền lực đó được công khai, bao trùm tất cả cá nhân, tổ chức trong xã hội không chừa mộtai, kể từ khi xã hội có nhà nước. Thành viên của nhà nước lànhững người được trao quyền nhà nước [cán bộ, công chức]: chủ tịch Quốc Hội, Bộ trưởng, công an, chiến sĩ…Ngoài ra,có các biện pháp cưỡng chế mang tính nhà nước

1.3. Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ

Dân cư là những cá nhân sống trong phạm vi lãnh thổ nhà nước [người Việt Nam sống ở nước ngoài, người trên tàu biển cắm cờ Việt nam…]. Quyền lực nhà nước được thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ, nhà nước thực hiện việc phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính- lãnh thổ, không phụ thuộc vào chínhkiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính…

Người dân có mối quan hệ với Nhà nước bằng chế định quốc tịch, chế định này xác lập sự phụ thuộc của công dân vào một nước nhất định và ngược lại nhà nước phải có những nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình.

1.4. Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia [Nước Việt Nam khác với nhà nước Việt Nam]

Quốc gia bao gồm lãnh thổ nhất định, dân cư sống trên lãnh thổ đó, quyền lực chính trị để quản lý dân cư đó.

Nhà nước là bộ máy được hợp thành để quản lý quyền lực, nhà nước đại diện chính thức về mặt pháp lý cho toàn xã hội về đối nội và đối ngoại. Chủ quyền qgia thể hiện quyền tự quyết, định đoạt vấn đề đối nội, đối ngoại của 1 quốc gia, khôngphụ thuộc vào lực lượng bên ngoài.

- Tổ chức không được nhà nước công nhận hợp pháp => tổ chức không được tự quyết

- Tổ chức được nhà nước công nhận => tổ chức được tự quyết những k trái quy định pháp luật

1.5. Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội

- Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và áp dụng pháp luật để quản lý xã hội

- Pháp luật do nhà nước ban hành có tính bắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện với các biện pháp tổ chức, cưỡng chế, thuyết phục.

1.6. Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế [phát hành tiền]

- Nhà nước là tổ chức quy định, thực hiện thu các loại thuế [đặc trưng nhất đối với tất cả mọi người] vì nhu cầu nuôi dưỡng bộ máy nhà nước; trả lương cho cán bộ công chức. Khác với các tổ chức xã hội khác thu tiền phí, quỹ.. để duy trì hoạt động. Chỉ đồng tiền donhà nước phát hành ra mới được công nhận, lưu hành. Còn các tổ chức xã hội phát hành tiền phải được sự đồng ý của nhà nước.

2. Liên hệ:

Các thành viên của nhà nước gồm thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, công an, chính sĩ... Có nhiệm vụ thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Ví dụ:

Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách thức, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

3. Phân biệt Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với tổ chức xã hội khác [Đảng]

3.1. Định nghĩa:

Nhà nước là một tổ chức đặt biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là tập hợp những người có cùng quan điểm, cùng chí hướng, lập trường... Gia nhập một cách tự nguyện để thực hiện mục đích của mình.

3.2. Tính quyền lực:

Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, là quyền năng của chủ thể này áp đặt ý chí của mình lên chủ thể khác bắt người khác làm theo. Quyền lực nhà nước là quyền lực công cộng bao trùm tất cả cá nhân, tổ chức trong xã hội không chừa một ai, quyền lực thuộc về một nhóm người. Được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Quản lý dân sư theo lãnh thổ.

Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng là tổ chức có quyền lực nhưng không phải là quyền lực đặc biệt, chỉ có tính bắt buộc do ban lãnh đạo đứng đầu. Quyền lực này không có sự phân chia theo lãnh thổ hành chính, mà chỉ thành lập trong các đơn vị hành chính quốc gia. Quản lý thành viên theo lý tưởng, chính trị của mình.

3.3. Công cụ quản lý

Nhà nước sử dụng pháp luật như một công cụ giúp quản lý trật tự xã hội. Được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Đảng Cộng Sản Việt Nam quản lý bằng điều lệ Đảng. Khi tham gia vào Đảng thì điều lệ Đảng sẽ có giá trị bắt buộc với thành viên. Được bảo đảm bằng sự tự nguyện và cưỡng chế của tổ chức đó.

3.4. Chủ quyền quốc gia:

Nhà nước có chủ quyền quốc gia, điều này bao gồm các yếu tố không thể tách rời lãnh thổ, dân cư và quyền lực chính trị. Trong xã hội, chỉ có nhà nước mới có quyền đại diện cho lợi ích của quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Nhà nước đưa ra quyết định một cách độc lập, tối cao, không quốc gia nào có thể can thiệp.

Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể thực thi chủ quyền quốc gia nếu được nhà nước trao quyền, chỉ đại diện cho giới, tổ chức của mình. Có quyết định độc lập trong tổ chức đấy, có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức xã hội khác.

3.5. Nguồn ngân sách:

Nhà nước ấn định các thứ thuế, đây là các khoản bắt buộc phải nộp cho nhà nước, là nguồn thu chính để nuôi sống bộ máy nhà nước và để nhà nước thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Thuế dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước có sự hậu thuẫn của các cơ quan cưỡng chế. Là tổ chức duy nhất phát hành tiền.

Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ đặt ra lệ phí, thu phí trong nội bộ tổ chức, đóng góp của thành viên, sự hỗ trợ của nhà nước để duy trì hoạt động của mình.Thu về thanh lý tài sản, các khoản thu từ hỗ trợ, tài trợ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân cho hoạt động của tổ chức đảng.

Ngân sách nhà nước cấp bằng chênh lệch tổng dự toán chi trừ [-] số tiền đảng phí được trích giữ lại và các khoản thu khác của tổ chức đảng và thông qua các cơ quan, đơn vị: Ngân sách xã, phường, thị trấn; kinh phí do các cơ quan hành chính, đơn vị trong lực lượng vũ trang; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế. Đối với tổ chức đảng trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc khu vực nhà nước, phần chênh lệch này do các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế đảm bảo và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối với chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở ghép đảng viên của nhiều cơ quan, đơn vị thì đồng chí bí thư tham gia công tác chuyên môn ở cơ quan, đơn vị nào thì kinh phí hoạt động công tác đảng do cơ quan, đơn vị đó đảm bảo.

Video liên quan

Chủ Đề