So sánh Bộ giáo dục Mỹ và Việt Nam

Chúng ta thường thấy người Việt Nam đi du học Mỹ chứ ít thấy người Mỹ nào lại lựa chọn Việt Nam để học tập. Điều đó nói lên vấn đề gì? Có thể thấy giáo dục ở Mỹ tốt hơn, hiện đại hơn, chất lượng hơn nền giáo dục của Việt Nam.

Phương pháp dạy – học

Ở Việt Nam có thể bạn đã quá quen với phương pháp “thầy đọc, trò chép” thì khi sang Mỹ du học bạn sẽ khá là bỡ ngỡ. Bởi vì giáo dục Mỹ ngay từ mầm non cho đến đại học luôn khuyến khích học sinh, sinh viên bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong mọi vấn đề. Ở Mỹ, học sinh, sinh viên được tự tư duy, tự làm chủ, từ đó nâng cao khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo và tăng khả năng giao tiếp.

Phương pháp giảng dạy chính ở Mỹ là hướng dẫn và kích thích sự hứng thú của học sinh, từ đó học sinh sẽ tự tìm tòi, khám phá và đúc kết bài học cho riêng mình. Còn ở Việt Nam, bạn cũng theo học một thời gian hẳn đã rõ, dường như học sinh, sinh viên Việt Nam đều học một cách thụ động và bắt buộc.

Giáo dục Mỹ khuyến khích sinh viên chủ động trong việc học

Sự lựa chọn của sinh viên

Sinh viên ở Mỹ có sự chủ động về thời gian và lựa chọn giảng viên cho riêng mình. Còn sinh viên Việt Nam hầu hết phải học theo lịch của nhà trường và giảng viên cũng do nhà trường bố trí. Có thể thấy việc không được lựa chọn này tạo cảm giác cho sinh viên bị ép buộc học ở thời gian họ không muốn và giảng viên họ không thích.

Từ đó tạo cảm giác chán nản và kết quả học tập không được như ý. Còn sinh viên theo học ở Mỹ, họ được tự do và chủ động trong việc sắp xếp thời gian và giảng viên giảng dạy sẽ tạo sự hứng thú và thoải mái nhất có thể.

Cách nhìn nhận nghề nghiệp

Nếu ở Việt Nam âm nhạc và hội họa là bộ môn phụ thì ở Mỹ bộ môn nào cũng quan trọng như nhau. Giáo viên Việt Nam hầu như không bao giờ khuyên học sinh theo đuổi những ngành học liên quan đến bộ môn phụ, mà sẽ hướng học sinh lựa chọn những ngành học liên quan đến bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa…

Còn ở Mỹ, giáo dục Mỹ chú trọng phát triển tư cách con người bằng những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ở Mỹ không hề có khái niệm bài tập về nhà như là ở Việt Nam. Giáo viên Mỹ khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ, từ đó phát hiện tố chất của học sinh và định hướng để tập trung phát triển tố chất đó.

Như đã nói ở trên, ở Mỹ thì bộ môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục… đều quan trọng như những bộ môn khác.

Giáo dục Mỹ hướng sinh viên theo đuổi ngành phù hợp với tố chất

Suy nghĩ của học sinh, sinh viên

Với nền giáo dục như nói trên, học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ học trong tâm thế chạy theo điểm, còn học sinh, sinh viên Mỹ sẽ học vì một tương lai tốt đẹp hơn. Trường học Việt Nam chú trọng thành tích trong khi trường học của Mỹ quan tâm đến thành tựu.

Giáo dục Việt Nam hướng sinh viên đến một tương lai khi ra trường sẽ tìm được một công việc tốt, còn giáo dục Mỹ lại hướng sinh viên khi ra trường cách làm thế nào để trở thành ông chủ. Nền giáo dục khác nhau dẫn đến suy nghĩ của sinh viên về việc học, về tương lai cũng khác nhau.

Vẫn biết mọi sự so sánh là khập khiễng, nhất là khi mức sống và nền văn hóa của mỗi quốc gia là khác nhau. Tuy nhiên công bằng mà nói giáo dục Mỹ chính là tấm giương sáng để Việt Nam chúng ta học hỏi và noi theo từng ngày.

DU HỌC QUỐC ANH IECĐịa chỉ: 17-19 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 3925 0945 - HOTLINE 0905 718 896 (Ms.Chi)


Email: - Facebook: www.facebook.com/quocanh.duhoc

So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam để thấy sự khác biệt

Mỹ luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển bậc nhất thế giới và xứng đáng là tấm gương để các nước khác học tập theo. Hôm nay Định cư AZ sẽ đề cập đến những yếu tố quan trọng để thấy được sự so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam, bạn hãy cùng xem nhé!

1. Hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ dân chủ và tiên tiến bậc nhất trên thế giới

Một điều hết sức bình thường ở Mỹ là giáo sư vui vẻ cảm ơn mỗi khi sinh viên chỉ ra điểm sai trong bài giảng. Tôi thậm chí có lần còn được cộng điểm vì chỉ ra được những lỗi như thế. Thế mới hiểu tại sao sinh viên Mỹ có phong cách rất tự tin, vì họ nhận được sự khuyến khích thực sự từ các thầy cô mỗi khi phát biểu, ngay cả việc yêu cầu giáo sư nhắc lại câu vừa mới nói.

Ngoài giờ học chính thức, các giáo sư thường dành khoảng 2- 4 tiếng mỗi tuần để sinh viên có thể dễ dàng tới trao đổi hay giải đáp thắc mắc ở văn phòng riêng của họ. Sinh viên du học cũng có thể học qua gia sư của từng môn học. Đây là những bạn học sinh giỏi của các lớp trước được nhà trường thuê và trả lương khoảng $9/giờ, 10 giờ một tuần.

So sánh Bộ giáo dục Mỹ và Việt Nam
So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam qua 5 yếu tố

2. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam – Chương trình du học ở đại học Mỹ linh hoạt hơn ở ta

Sinh viên được chọn môn, chọn thầy, và chọn giờ học theo ý mình. Mặc dù du học sinh phải đăng ký ngành học ngay từ khi vào trường, nhưng sinh viên du học có thể thay đổi ngành học trong hai năm đầu mà hầu như không ảnh hưởng đến thời gian tốt nghiệp. Sinh viên du học chọn ngành Văn học vẫn có thể chuyển sang ngành Kiểm toán chẳng hạn. Trong 2 năm đầu tiên, hầu hết chương trình của các ngành đều giống nhau.

Tất cả sinh viên bất kể chuyên ngành nào, dù Kiểm toán hay Văn học, đều phải hoàn tất chương trình cơ bản trong hai năm đầu với nhiều môn trên nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh), khoa học xã hội (Lịch sử, Xã hội học, Chính trị), Tiếng Anh (học lối viết trong nghiên cứu), đến các lớp như Âm nhạc hay Sân khấu.

Chương trình đại học được thiết kế trong vòng 4 năm, nhưng vì học theo tín chỉ nên sinh viên có thể học nhiều lớp trong hai kỳ chính cũng như có thể học cả ba kỳ hè để rút ngắn thời gian học.

3. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về phương pháp giảng dạy

Về cách dạy ở trường đại học Mỹ, không bao giờ có tình trạng thầy đọc trò chép. Thầy cô trình chiếu bài giảng hoặc phát bài rồi nói về những vấn đề đó. Những điều cần giải thích thêm thầy cô mới ghi lên bảng.

Sinh viên có thể lên website của thầy cô xem lại bài trình chiếu để bổ trợ trong quá trình tự học. Thời khóa biểu được phát đầu kỳ, và các bài giảng cứ thế răm rắp tuân thủ theo từ tuần đầu tiên đến tuần cuối cùng. Và đặc biệt các giáo sư rất đúng giờ, hầu như họ đều vào lớp trước giờ học, khó có thể tìm được buổi học nào mà thầy cô lên lớp muộn, dù là chỉ một phút.

So sánh Bộ giáo dục Mỹ và Việt Nam
So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về phương pháp giảng dạy

4. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về cách đánh giá sinh viên

Điều khác biệt nữa là cách thức đánh giá sinh viên. Ở Mỹ trong một kỳ, một sinh viên thông thường học 5 môn. Mỗi môn có từ 3 đến 6 bài kiểm tra, với phần trăm điểm được phân bố. Còn ở Việt Nam, nếu như không có kiểm tra giữa kỳ thì chỉ có duy nhất một bài kiểm tra cuối kỳ.

Như vậy là sinh viên ở Mỹ phải học liên tục, chứ không như ở Việt Nam, lịch thi tạo điều kiện cho sinh viên có thể thong dong đầu kỳ rồi cuối kỳ học gấp rút trong vài ba ngày cho bài thi cuối kỳ rồi cũng xong. Và tất nhiên, kiến thức được xây dựng từ bài cơ bản đến bài nâng cao như mưa dầm thấm đất, sinh viên sẽ nắm được vấn đề một cách chắc chắn.

5. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về các hoạt động ngoại khoá

Ở Mỹ mỗi trường đại học có cả hàng chục đến cả trăm hội sinh viên chứ không phải mỗi trường chỉ có một vài hội sinh viên như ở Việt Nam. Nếu sinh viên muốn tham gia tình nguyện thì có thể tham gia chương trình tình nguyện của rất nhiều câu lạc bộ sinh viên.

Có câu lạc bộ về chuyên nghành (như Tài chính, Kiểm toán, Kinh tế học, Hóa học, Công nghệ thông tin), về văn hóa (hội sinh viên các quốc gia và vùng lãnh thổ), hay về giải trí (Nhiếp ảnh, Bóng bàn, Cờ vua). Bên cạnh đó có rất nhiều lớp học ngoại khóa (Yoga, nhảy Latin).

Những so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam trên sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng thể về ưu và nhược điểm của nền giáo dục nước ta và Mỹ. Nếu như yêu thích cách giáo dục của Mỹ bạn có thể bắt đầu chuẩn bị cho việc du học Mỹ của mình để tiếp nhận nền giáo dục hiện đại. Chúc các bạn thành công!

Coi thêm tại : So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam qua 5 yếu tố