Sinh học lớp 6 bài 29 các loại hoa

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 6
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 29: Các loại hoa giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 29 trang 96: – Quan sát từng hoa trong H.29.1 hoặc hoa đã mang đến lớp, tìm xem mỗi hoa có bộ phận sinh sản chủ yếu nào rồi đánh dấu X vào mục: các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa trong bảng dưới đây:

Hoa số mấy Tên hoa Các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa Thuộc nhóm hoa nào?
Nhị Nhụy
1
2
3
4
5
6
7
8

– Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa hãy chia các hoa đó thành hai nhóm và kể tên các hoa trong mỗi nhóm.

– Hãy chọn từ thích hợp trong các từ hoa đơn tính, hoa đực, hoa lưỡng tính, hoa cái điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa có thể chia hoa thành hai nhóm chính:

1. Những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là …

2. Những hoa thiếu nhị và nhụy gọi là …

+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là …

+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là …

– Từ tên gọi của các nhóm hoa đó, hãy hoàn thiện nốt cột cuối cùng của bảng trên.

Trả lời:

Hoa số mấy Tên hoa Các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa Thuộc nhóm hoa nào?
Nhị Nhụy
1 Hoa dưa chuột cái X Hoa đơn tính
2 Hoa dưa chuột đực X Hoa đơn tính
3 Hoa cải X X Hoa lưỡng tính
4 Hoa bưởi X X Hoa lưỡng tính
5 Hoa liễu đực X Hoa đơn tính
6 Hoa liễu cái X Hoa đơn tính
7 Hoa cây khoai tây X X Hoa lưỡng tính
8 Hoa táo tây X X Hoa lưỡng tính

– Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia các hoa đó thành hai nhóm:

+ Hoa đơn tính: dưa chuột, liễu, bí

+ Hoa lưỡng tính: cải, bưởi, khoai tây, táo tây

1. Những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính.

2. Những hoa thiếu nhị và nhụy gọi là hoa đơn tính.

+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực.

+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là hoa cái.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 29 trang 98: Tìm thêm ví dụ khác về hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.

Trả lời:

– Hoa mọc đơn độc: bí, thược dược, hoa trà

– Hoa mọc thành cụm: bưởi, lúa, ngô, sen, mẫu đơn.

Câu 1 trang 98 Sinh học 6: Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên ba loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà em biết.

Trả lời:

– Căn cứ vào việc xuất hiện cả nhị và nhụy hay chỉ xuất hiện 1 trong 2 yếu tố đó ta chia hoa gồm có hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

– Ví dụ ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam; ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột.

Câu 2 trang 98 Sinh học 6: Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Có 2 cách xếp hoa trên cây là hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.

– Ví dụ, hoa mọc đơn độc như hoa sen, hoa súng, hoa hồng… ; hoa mọc thành cụm như hoa cải, hoa cúc, hoa ngâu..

Câu 3 trang 98 Sinh học 6: ] Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?

Trả lời:

Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn.

Soạn Sinh 6 bài 29 các loại hoa giúp bạn ôn tập kiến thức và trả lời các câu hỏi trang 98 SGK sinh học 6.

Nội dung các bài hướng dẫn soạn Sinh 6 bài 29 của Đọc Tài Liệu dưới đây sẽ giúp bạn trả lời tốt các câu hỏi trang 98 sách giáo khoa và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài các loại hoa.

Kiến thức Sinh 6 bài 29

Những kiến thức cơ bản của bài học bạn cần ghi nhớ:

1. Phân chia các nhóm căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa

- Ở các hoa khác nhau có bộ phận sinh sản khác nhau.

+ Hoa có bộ phận sinh sản gồm cả nhị và nhụy được gọi là hoa lưỡng tính.

+ Hoa có bộ phận sinh sản chỉ gồm nhị hoặc nhụy được gọi là hoa đơn tính: hoa đực chỉ có nhị, hoa cái chỉ có nhụy: hoa bí, mướp...

2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây

- Dựa vào cách xếp của hoa trên cây người ta chia hoa thành 2 nhóm:

+ Hoa mọc đơn độc [mỗi cuống hoa chỉ có một hoa]: ví dụ hoa hồng, hoa sen, hoa râm bụt, hoa bí bầu

+ Hoa mọc thành cụm [trên mỗi cuống chính mang nhiều hoa]: hoa cúc, hoa cải, hoa mai, hoa đào…

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà em cần nắm trong tiết học Sinh 6 bài 29 về Các loại hoa. Ngoài ra em hãy tham khảo thêm phần Soạn Sinh 6 với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập SGK ở phía dưới đây nhé!

Câu 3 trang 98 sgk sinh 6 giúp bạn giải câu 3 sách giáo khoa trang 98 sinh học lớp 6: Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì.

Câu 2 trang 98 sgk sinh 6 giúp bạn giải câu 2 sách giáo khoa trang 98 sinh học lớp 6 tốt và ôn tập các kiến thức quan trọng của bài học với nội dung Có mấy cách xếp hoa trên cây

Câu 1 trang 98 sgk sinh 6 giúp bạn giải câu 1 sách giáo khoa trang 98 sinh học lớp 6: phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính

Giải câu hỏi trang 96 SGK sinh 6 giúp bạn trả lời câu hỏi thảo luận trang 96 sách giáo khoa sinh học 6: bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa

Giải câu hỏi trang 98 SGK sinh 6 giúp bạn trả lời câu hỏi thảo luận trang 98 sách giáo khoa sinh học 6: ví dụ về hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.

Câu 1: Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, có thể chia hoa thành hai nhóm là: 

  • A. Hoa đực, hoa cái
  • C. Hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm
  • D. Hoa tự  thụ phấn, hoa giao phấn

Câu 2: Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia hoa thành hai nhóm là: 

  • A. Hoa đực, hoa cái
  • B. Hoa đơn tính, hoa lưỡng tính
  • D. Hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn

Câu 3: Hoa đơn tính là hoa: 

  • A. Có đài, tràng
  • B. Có đài, nhụy
  • C. Có đài, tràng, nhị, nhụy

Câu 4: Hoa cái là

  • B. hoa đơn tính chỉ có nhị.
  • C. hoa lưỡng tính chỉ có nhị.
  • D. hoa lưỡng tính có đủ cả nhị và nhuỵ.

Câu 5: Cây nào dưới đây có hoa đơn tính ?

Câu 6: Hoa lưỡng tính có đặc điểm nào dưới đây ?

  • A. Chỉ có nhuỵ
  • B. Chỉ có nhị
  • C. Có đủ đài và tràng

Câu 7: Hoa nào dưới đây có cách xếp trên cây khác với những loài hoa còn lại ?

  • A. Hoa súng
  • B. Hoa tra làm chiếu
  • D. Hoa râm bụt

Câu 8: Loài hoa nào dưới đây có lá đài và cánh hoa giống hệt nhau ?

  • A. Hoa cà
  • B. Hoa bí đỏ
  • C. Hoa bưởi

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

  • B. Hoa mướp đắng là hoa lưỡng tính.
  • C. Hoa hồng là hoa đơn tính.
  • D. Hoa sen là hoa đơn tính.

Câu 10: Nhị hoa thường có màu gì ?

  • A. Màu xanh      
  • B. Màu đỏ
  • D. Màu tím

Câu 11: Trong một bông hoa đơn tính không thể xuất hiện đồng thời hai bộ phận nào sau đây? 

  • B. Đài và tràng
  • C. Đài và nhụy
  • D. Nhị và tràng

Câu 12: Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có hoa mọc thành cụm ?

  • A. Bưởi, tra làm chiếu
  • B. Râm bụt, cau
  • D. Sen, cam

Câu 13: Mỗi loài hoa lưỡng tính thường có bao nhiêu nhụy? 

Câu 14: Nhị và nhuỵ không tồn tại đồng thời trong một bông hoa

  • A. bưởi.      
  • C. ổi.      
  • D. táo tây.

Câu 15: Hiện tượng hoa mọc thành cụm có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

  • A. Giúp hoa nương tựa vào nhau, hạn chế sự gãy rụng khi gió bão.
  • B. Giúp tăng hiệu quả thụ phấn nhờ việc di chuyển của côn trùng trên cụm hoa.
  • C. Giúp côn trùng dễ nhận ra, nhờ vậy mà tăng cơ hội thụ phấn cho hoa.


Xem đáp án


Video liên quan

Chủ Đề