Sau khi mất chu văn An được thờ ở đâu

5, là nơi thờ Chu Văn An, đại danh nho thời Trần, địa chỉ ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Chu Văn An (1292-1370) tên chữ là Linh Triệt, quê ở thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ngay từ hồi còn trẻ ông đã nổi tiếng là một người cương trực, trong sạch, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan mà trở về làng mở trường dạy học.

Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông, trong số đó có nhiều người thi đỗ cao và làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… Nhờ đức độ và tài năng, ông được vua Trần Minh Tông (trị vì 1314-1329) vời ra kinh đô làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Đến đời Trần Dụ Tông (trị vì 1341–1369), nhà vua hèn yếu lại chỉ lo ăn chơi nên cường thần thao túng, chính sự thối nát. Chu Văn An đã dâng “Thất trảm sớ” (sớ xin chém đầu 7 tên gian thần) nhưng vua không nghe.

Do vậy, ông kiên quyết từ quan về ẩn ở núi Phượng Hoàng, thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; lấy hiệu Tiều Ẩn, mở trường dạy học và mất tại đây, để lại các tác phẩm: Tứ thư thuyết ước, Tiều Ẩn thi tập, Tiều Ẩn quốc ngữ thi tập, Y học yếu giải…. Sau đó, thấy ông khí tiết thanh cao, học vấn uyên thâm, xứng đáng là một nhà giáo tiêu biểu của quốc gia nên nhà vua mới là Trần Nghệ Tông (trị vì 1370–1372) đã cho dựng tượng thờ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tương truyền sau khi Chu Văn An mất, nhân dân làng Thanh Liệt cũng dựng đền thờ và xin phong ông làm thần hoàng phù hộ quê nhà. Sang đến thời Lê Trung hưng, ngôi đền này trở thành Văn chỉ, nơi thờ chung tất cả các vị khoa bảng của làng Thanh Liệt. Theo văn bia “Tiên hiền bi ký” dựng năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1765) thì ban đầu đền thờ Chu Văn An và con là Chu Tam Tỉnh, đỗ khoa Ngự thi năm Tân Hợi, cháu là Chu Đình Bảo, đỗ tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484), rồi Lý Trần Thản, đỗ tiến sĩ năm Ất Sửu.

Đền Chu Văn An cũ vì chật hẹp nên đã được di chuyển đến vị trí hiện nay bên dòng Tô Lịch để xây lại vào năm Giáp Tý niên hiệu Tự Đức, trên một khoảnh đất rộng rãi hơn. Đền lúc ấy gồm một tòa nhà 3 gian lợp ngói nằm giữa hai dãy giải vũ, dân quen gọi là đình Nội. Dưới thời Pháp thuộc, ngôi đền được trùng tu vào năm Nhâm Dần (1892).

Mặt đền quay về hướng đông nhìn sang chùa Bằng bên kia sông, phía trước có tòa thủy đình trên ao bán nguyệt. Sau khi mở rộng con đường Kim Giang chỉ còn lại sân đình với bình phong đắp cuốn thư. Ngôi đền hiện nay gồm nhà tiền tế 3 gian 2 dĩ xây kiểu tường hồi bít đốc, kết nối với trung đường 3 gian và hậu cung thành hình chữ “Công”. Các bộ vì ở tiền tế làm theo kiểu vòm bán nguyệt, ở hậu cung làm theo kiểu “chồng giường, giá chiêng”, chạm khắc đề tài tứ linh và tứ quý.

Trong đền hiện nay vẫn lưu giữ được một số di vật quý như hai bức y môn, cửa võng, bốn hoành phi, bốn đôi câu đối, lọ độc bình, một đỉnh đồng, năm sắc phong thần hoàng từ thời Lê – Nguyễn, một cuốn thần phả ghi tiểu sử Chu Văn An, sáu bia đá, một khám thờ… Tại hậu cung có một khám thờ lớn sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh xảo; pho tượng và bài vị Chu Văn An được đặt trang nghiêm ở chính giữa, hai bên phối thờ các vị đại khoa khác. Ngày 21-01-1989, ngôi đền đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

[embeddoc url=”/wp-content/uploads/2017/11/Đền-Chu-Văn-An.docx” width=”0px” height=”0px” download=”all” viewer=”microsoft” text=”Tải xuống: den chu van an.docx”]

Xã Thanh Liệt xưa có hai ngôi đình lớn, nhân dân địa phương quen gọi là đình Nội (đình Trong), và đình Ngoại (đình Ngoài). Đình nội thờ Chu Văn An - văn thần nổi tiếng thời Trần, đình Ngoại thờ Phạm Tu - võ tướng lừng danh thời Tiền Lý, đều là các danh nhân nổi tiếng người địa phương.

ĐÌNH NỘI THỜ CHU VĂN AN

Xã Thanh Liệt xưa có hai ngôi đình lớn, nhân dân địa phương quen gọi là đình Nội (đình Trong), và đình Ngoại (đình Ngoài). Đình nội thờ Chu Văn An - văn thần nổi tiếng thời Trần, đình Ngoại thờ Phạm Tu - võ tướng lừng danh thời Tiền Lý, đều là các danh nhân nổi tiếng người địa phương.

Về Chu Văn An (?-1370), nhân vật chính được thờ tự tại đình Nội nguyên tên là Chu An, tự Linh Triệt, hiệu Tiều Ẩn, sau khi mất được truy phong tước Văn Trinh công, thụy là Khang Tiết, được tòng tự ở Văn miếu. Ông quê tại làng Quang Liệt (sau đổi thành Thanh Liệt), huyện Long Đàm (sau đổi thành Thanh Đàm rồi đổi thành Thanh Trì). Các sách như: Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, hoàn thành năm 1438; Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, hoàn thành năm 1479; Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, hoàn thành năm 1777; Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích, hoàn thành năm 1788… đều chỉ ghi ông tên là Chu An. Có chăng gọi ông là Chu Văn Trinh, nhưng chữ “Văn” không phải tiếng đệm mà xuất phát từ tước phong được truy tặng sau khi mất là Văn Trinh công. Tiến sĩ Ngô Thế Vinh, một tác gia văn học nổi tiếng dưới triều Nguyễn từng thích nghĩa tên tước phong của Chu An trong văn bia đền Phượng Sơn như sau: “Văn, đức chi biểu dã; Trinh, đức chỉ chính cổ dã”, nghĩa là: “Văn, đó là biểu hiện bên ngoài của đức vậy; Trinh, là sự chính đáng của đức theo phong thái cổ vậy”. 

Sau khi mất chu văn An được thờ ở đâu

Phía trước Đại bái đình Nội

Về Chu Văn An, hiện không rõ đích xác năm sinh. Các tài liệu ghi ông sinh năm 1292, hay 1288, 1289, 1290, 1291… đồng thời ghi cả tên cha mẹ của ông đều là các tài liệu muộn, phần nhiều theo thần tích. Theo tín sử, Chu Văn An mất năm 1370.

Sách sử chép về ông không nhiều song khi nói đến ông, không sách nào không biểu lộ sự kính sùng, trân trọng. Đại Việt sử kí toàn thư cho biết, ông “học trò đầy cửa, từng có người thi đỗ đại khoa, vào Chính phủ, như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát đã làm đến Hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm hỏi thày thì lạy ở dưới giường, được nói chuyện với thầy mấy câu rồi đi ra thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí là quát thét không cho vào”. Do học vấn, đạo hạnh, và cả sự thành tựu cho học trò nên tiếng tăm của Chu An vang đến triều đình. Đến niên hiệu Khai Thái (1324-1329) đời Trần Minh Tông, ông được mời vào triều nhận chức Tư nghiệp Quốc tử giám. Về sự kiện này, Tư đồ Trần Nguyên Đán có thơ mừng, đánh giá rất cao về Chu An, cho ông là người “nghiền ngẫm tận cùng kinh điển nhà nho, hiểu biết rộng về sử sách, công phu thật to lớn” (Cùng kinh, bác sử, công phu đại), và rằng được người như ông về làm Tư nghiệp Quốc tử giám thì có thể “xoay lại con sóng ở bể học, làm cho phong tục trở lại sự thuần hậu” (Học hải hồi lan tục tái thuần); song các tư liệu hiện còn cũng không cho biết rõ ông làm chức Tư nghiệp trường Quốc tử giám trong bao lâu. Khi ghi chép về việc Chu An làm Tư nghiệp, Đại Việt sử kí toàn thư có ghi là để “dạy Thái tử học”, có thể suy ra đó là Thái tử Vượng, tức Trần Hiến Tông (1319-1343) sau này, được đánh giá là ông vua hiền “tinh anh, sáng suốt”, song tuổi thọ không nhiều, gần như chưa làm được gì thì đã sớm qua đời. Em của Trần Hiến Tông lên ngôi, tức Trần Dụ Tông (1336-1369) chỉ ham chơi bời, bỏ bê việc nước, mặc cho quyền thần lộng hành khiến triều Trần xuống dốc nhanh chóng. Với bản tính “ngạnh trực” của mình, ông đã dâng sớ xin chém bẩy tên lộng thần. Thất trảm sớ có thể coi là niềm vi vọng cuối cùng của Chu An vào thể chế chính trị đương thời, song không được vua nghe. Đó là lí do ông “treo mũ trở về quê” (Quải quan quy điền lí), từ bỏ triều đình và thậm chí xa lánh cả kinh thành, quê hương, đến tận núi Phượng Hoàng ở làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh ẩn cư, lấy tên hiệu là Tiều Ẩn, tiếp tục làm thầy dạy học. Từ đây, chỉ khi nào có việc đặc biệt hệ trọng ông mới về Thăng Long. Sau khi ông mất, Trần Nghệ Tông cho làm lễ tế, truy tặng tên thụy. Theo phần “Nghệ văn chí” trong Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và phần “Thư tịch chí” trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Chu An có các tác phẩm: Thất trảm sớ, Tiều Ẩn thi tập, Tiều Ẩn quốc ngữ thi tập, Tứ thư thuyết ước. Các tác phẩm trên đến nay về cơ bản đều thất truyền, chỉ còn lại 12 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn. Theo đó, ngoài bản Thất trảm sớ nổi tiếng ông có sáng tác thơ cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Theo ghi chép trong sử sách cùng các tài liệu hữu quan, cuộc đời Chu An không phải là cuộc đời của một chính khách, mà là một bậc danh sư nổi tiếng về học vấn và đạo hạnh, luôn suy tư về đất nước và nhân dân. Dân gian suy tôn Chu An bằng truyền thuyết cho rằng ngay cả Thủy thần vì cảm đạo học của ông nên cho hai con lên theo học. Sau, vì hạn hán lâu ngày, hai cậu học trò nhỏ vốn là thủy thần, phận sự là phải tuân thủ theo mệnh lệnh của thiên đế, nhưng vì được học từ thầy Chu An nên biết cảm thương sâu sắc cuộc sống khốn cực của nhân dân, đã kính vâng lời thầy làm mưa giúp dân qua cơn cơn nguy khó, chấp nhận sự trừng phạt của thiên đình dù phải trả giá bằng tính mạng.

Ca tụng công đức của Chu An, nhà thơ vịnh sử nổi tiếng thời Lê sơ là Đặng Minh Khiêm ví Chu An vòi vọi như núi Thái Sơn, xứng đáng cho người đời kính ngưỡng:

Phiên âm:

Thất trảm chương thành tiện quải quan,

Chí Linh chung lão hữu dư nhàn.

Thanh điều khi tiết cao thiên cổ,

Sĩ vọng nham nham ngưỡng Thái San.

Dịch thơ:

Thất trảm dâng rồi bỏ chức quan,

Chí Linh núi ấy xiết bao nhàn.

Khí tiết sạch trong ngời thiên cổ,

Kẻ sĩ trông vời tựa Thái Sơn.

Trên cây hương đá đặt tại đền thờ ông tại Huỳnh Cung khắc vào mùa đông năm Ất Tỵ niên hiệu Cảnh Hưng (1785), Bùi Huy Bích viết: “Kính nghĩ, phu tử là bậc Lí học thuần khiết, khi tiến hợp với lễ, khi thoái hợp với nghĩa. Những người được đào luyện qua cửa Phu tử đều vững vàng trong việc phát huy làm rạng rỡ thánh đạo, đẩy lui tà thuyết. Phong cách và dung mạo tuy trải trăm đời mà vẫn như gần gũi. Chẳng phải Kinh Thi [để ca tụng người có đức] có câu: ‘Ngẩng nhìn núi cao, đi trên đường lớn đó sao?”.

Nếu Khổng Tử được các triều coi là bậc Vạn thế sư biểu của Trung Quốc thì cũng có thể coi Chu Văn An là bậc Vạn thế sư biểu của Việt Nam, xứng đáng là người thầy mẫu mực cho muôn đời sùng kính, ngưỡng vọng.

Về ngôi đình thờ Chu Văn An ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, văn bia Tiên hiền bi kí của xã Thanh Liệt dựng vào ngày tốt tháng trọng hạ [tức tháng Năm] năm Ất Dậu, năm thứ 26 niên hiệu Cảnh Hưng (1765) cho biết xã Thanh Liệt khi đó thờ hai nhân vật, nhân vật chính là Chu Văn An và người cháu bốn đời của ông là Chu Đình Bảo, như vậy chí ít đến thế kỷ XVIII, đình Nội khi đó là đền thờ Chu Văn An, do là nơi “huyện tổ chức nghi lễ thờ có thính chất nhà nước” nên quy mô hẳn phải tương đối lớn. Đến thời Nguyễn, ngôi đền này kiêm thêm chức năng của văn chỉ, tức là nơi thờ tự các bậc tiên hiền theo Nho học của địa phương. Theo văn bia Tiên hiền bi kí do hội Tư văn xã Thanh Liệt dựng vào ngày 15/11 năm Ất Sửu, năm thứ 18 niên hiệu Tự Đức (1865), văn chỉ địa phương, hay đền thờ các vị tiên hiền khi đó thờ các vị: 1. Chu An, 2. Chu Tam Tỉnh, 3. Chu Đình Bảo, 4. Lý Trần Thản.

  Hiện không rõ niên đại khởi dựng ngôi đình này, có thể ban đầu là ngôi đền thời Chu An, được dựng từ rất sớm, thậm chí là sau khi Chu An qua đời. Do biến động qua các đời cùng sự điều chỉnh chức năng, công năng sử dụng, tên gọi di tích không nhất quán, lúc là đền, lúc là đình, lúc là văn chỉ thờ các bậc tiên hiền. Sang thế kỷ XIX, thời vua Tự Đức năm Giáp Tý, do đền nằm trong khu đất chật hẹp nên vị Tú tài người làng là Vũ Huy Diệu đã cùng nhân dân chọn nơi đất thoáng rộng (khu vực đình hiện nay) để xây dựng lại với một tòa ở chính giữa, ba gian lợp ngói, tả hữu hai dãy dải vũ bao bọc để thờ Chu Văn An, hai bên phối hưởng hai vị tiến sĩ là Chu Đình Bảo và Lý Trần Thản. Đến mùa đông năm Canh Dần, niên hiệu Thành Thái (1892), ngôi đình được xây dựng lại quy mô như hiện nay với Thủy đình; Đại bái; Trung cung; Hậu cung; Tả, Hữu vu.

  Đại bái là một ngôi nhà ngang 5 gian, 1 tầng, 2 mái chảy lợp ngói ta, chính giữa bờ nóc đắp nổi hình tượng hổ phù đội mặt trời lửa, ngậm chữ Thọ, hai đầu bờ nóc là makara cách điệu, cuối bờ dải xây giật cấp. Từ bờ dải qua tường lửng, nối với trụ biểu, tạo thế tay ngai, trụ biểu. Vào bên trong, tương ứng với 5 gian là 6 bộ vì gỗ trên 4 hàng chân cột gỗ. Bộ vì ba gian giữa kết cấu theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, hạ chồng rường, bẩy chéo. Bộ vì hai gian bên được làm theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, vì nách kẻ ngồi, bẩy hiên. Chạm khắc trang trí tập trung ở các con rường và đầu dư gian giữa với đề tài rồng, lá lật, hoa văn sóng nước khá uyển chuyển.

  Ngay sau Đại bái là Trung cung với lối kiến trúc hẹp lòng, bộ vì mai cua với 8 khoảng hoành được chạm khắc trang trí hai mặt, đề tài cá chép hóa rồng, hổ phù, tứ quý rất sinh động, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Sau khi mất chu văn An được thờ ở đâu

Kết cấu bộ vì tòa Trung cung

Hậu cung cũng là nếp kiến trúc hẹp lòng, gồm 3 gian, hệ tường bao quanh được xây vượt cao lên. Bộ vì đỡ mái làm đơn giản theo kiểu chồng rường. Gian chính giữa Hậu cung là khám thờ Chu An, bên trái là ban thờ Tiến sĩ Chu Tam Tỉnh và bên phải là ban thờ Tiến sĩ Chu Đình Bảo.

Trải qua thời gian tồn tại và có những biến động qua các lần trùng tu, sửa chữa, song cơ bản di tích vẫn trong khu vực đất Thanh Liệt, ven sông Tô và còn bảo lưu được những di vật quý như: kiệu gỗ, khám thờ, y môn, cửa võng, hoành phi, câu đối, lộc bình, đỉnh trầm, bia đá, sắc phong, thần phả...

Đình Nội là một trong những di tích quan trọng của huyện Thanh Trì, nơi thờ vị danh nhân lớn của đất nước, di tích được bảo quản tốt, đã góp phần không nhỏ vào việc suy tôn Chu An (Chu Văn An), người thầy mẫu mực trong lịch sử, có đóng góp quan trọng trên nền giáo dục nước nhà, đồng thời giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1989.