Sản phẩm 3C là gì

3C’s Model là một trong những chiến lược Marketing phổ biến đối với các Marketers. Mô hình này dựa trên 3 yếu tố: Khách hàng (Customer), Công ty (Company) và Đối thủ (Competitor) để phát triển một chiến lược Marketing hiệu quả. Đây được xem là 3 biến số thúc đẩy và hoàn toàn phụ thuộc vào nhau. Trong trường hợp, bất kỳ biến nào thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng đến các biến khác. 

Chiến lược 3C’s trong Marketing là mô hình liên kết khi tích hợp có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Khách hàng (Customer) có những mong muốn và nhu cầu khác nhau. Công ty (Company) tìm ra những mong muốn này và cung các sản phẩm/dịch vụ. Để đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng, công ty phải cung cấp những sản phẩm giá thấp và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Tương tự, đối thủ (Competitor) cũng cố gắng đưa ra một sản phẩm khác biệt để có lợi thế cạnh tranh.

CUSTOMER

Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về người tiêu dùng là cách tốt nhất để bạn tìm ra cách thu hút thị trường mục tiêu (target market) của mình.  Các câu khẩu hiệu bắt tay và quảng cáo sáng tạo sẽ là điểm thu hút cần thiết cho chiến lược Marketing của bạn.

COMPETITORS

Bạn có thể sử dụng các kết quả của công cụ tìm kiếm để khám phá các thương hiệu và công ty đối thủ ngoài danh sách dữ liệu mà công ty cung cấp cho bạn. Bạn nên xác định những đối thủ chính của doanh nghiệp (3 hoặc 5 đối thủ) và sau đó phân tích về chiến lược của họ, bao gồm câu khẩu hiệu, các công cụ Marketing họ đang sử dụng, sản phẩm họ cung cấp và những logic Marketing tổng hợp.

COMPANY

Bạn có thể nổi bật giữa đám đông thương hiệu và tiếp cận đến khách hàng mục tiêu nếu bạn có lợi thế cạnh tranh. Công ty của bạn có thể đạt được điều đó thông qua chiến lược dẫn đầu về chi phí và chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. Dựa vào những phân tích về Khách hàng và Đối thủ, bạn sẽ đánh giá được vị thế của công ty và tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm để khắc phục và phát triển hơn cho chiến lược của công ty.

Để thực sự xây dựng lòng trung thành với thương hiệu (brand loyalty), bạn phải thu hút được khách hàng trong khi vẫn giữ vững được những giá trị của công ty và lưu ý đến đối thủ cạnh tranh của mình. Chính vì vậy, mô hình 3C’s này là một trong những cách giúp bạn tạo nên một chiến lược Marketing tốt dựa vào 3 yếu tố chính nên được ưu tiên xem xét. 

Mô hình phân tích kinh doanh 3C được một giáo sư, chuyên gia tư vấn quản lý người Nhật tên Kenichi Ohmae sáng tạo ra.

Xem thêm: Tính lương với mô hình 3P

Mục lục

  • 1 3C là gì?
  • 2 Ý nghĩa của mô hình 3C

1 3C là gì?

3C phân tích doanh nghiệp của bạn thông qua 3 yếu tố:

  • Customers – Khách hàng
  • Competitors – Đối thủ
  • Company – Công ty

Mô hình 3C hay được sử dụng trong Marketing, dùng để tìm ra các chiến lược tốt hơn cho doanh nghiệp. Thứ tự phân tích sẽ được triển khai theo Customers, Competitors và Company. Ngày nay thì không phải doanh nghiệp nào cũng dùng 3C để phân tích nữa, nhưng mà cũng không thể phủ nhận những gì mà 3C đem lại từ trước đến giờ.

2 Ý nghĩa của mô hình 3C

Customers – Khách hàng

Trước hết khi muốn bán hàng thì phải tìm hiểu khách hàng mà bạn sẽ phục vụ. Những yếu tố sau sẽ giúp bạn xác định ai là người mua hàng. Cùng lấy ví dụ là một công ty kinh doanh về máy tính.

  • Giới tính: cả nam và nữ
  • Độ tuổi: từ 18 – 45 tuổi
  • Học vấn: không phân biệt
  • Vị trí địa lý: bao quát thành phố và ship cả nước
  • Sở thích: game, nghe nhạc, xem phim
  • Tài chính: người có thu nhập từ 7-8tr/tháng
  • Ngành nghề: tất cả các ngành nghề

Bạn có thể chạy quảng cáo không phân biệt các yếu tố trên, sau đó các quảng cáo sẽ phản hồi lại cho bạn các đối tượng mà quảng cáo được tương tác. Còn một vấn đề nữa là nếu như có các yếu tố ít hơn 10 – 20% thì nên loại bỏ ra, vì tiếp cận phần khách hàng này tốn rất nhiều chi phí. Nếu như tỉ lệ khách nữ nam là 20 – 80 thì bạn nên loại bỏ target quảng cáo đến khách hàng nữ và chỉ tập trung vào khách nam thôi.

Sau khi có được chân dung khách hàng thì phải tìm hiểu xem họ thích những gì. Tìm hiểu insight khách hàng là một trong những công đoạn khó nhất. Bạn có thể tìm hiểu insight khách hàng dựa trên data khách hàng mình đã bán được. Đối với doanh nghiệp chưa có lịch sử kinh doanh thì có thể tham khảo dựa trên những gì sản phẩm đem lại, hoặc phân tích dựa trên dữ liệu của đối thủ.

Competitors – Đối thủ

Đối thủ phải là những doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm, mặt hàng giống như bạn hoặc cũng có thể là những doanh nghiệp cùng đem lại một giá trị tương xứng. Chẳng hạn như bạn kinh doanh đồ ăn nhanh thì đối thủ của bạn không chỉ mình các cửa hàng đồ ăn nhanh khác mà còn là các nhà hàng nữa. Để cạnh tranh được với đối thủ thì phải tìm hiểu mình hơn và kém gì so với đối thủ. Có rất nhiều yếu tố như:

  • Giá cả sản phẩm
  • Số lượng chi nhánh
  • Chất lượng sản phẩm
  • Chính sách bảo hành
  • Đội ngũ nhân viên
  • Các kênh tiếp cận khách hàng

Sau đó lập bảng so sánh giữa công ty và đối thủ, tìm những gì đối thủ đang hơn mình và tối ưu lại. Bạn có thể phân tích đối thủ bằng website của họ, xem các mẫu quảng cáo, cách mà họ quảng bá sản phẩm. Mặc dù cách để vượt đối thủ là phải ngang hàng với họ trước nhưng không có nghĩa là sao chép lại tất cả những gì họ có nhé. Những thông tin phân tích được từ đối thủ sẽ dùng để tham khảo. Doanh nghiệp của bạn phải có những cá tính riêng thì mới cạnh tranh lâu dài được.

Company – Công ty

Sau khi phân tích đối thủ và khách hàng thì đối tượng cuối cùng bạn cần phân tích là doanh nghiệp của chính bạn. Liệt kê ra những ưu điểm và khuyết điểm của bạn, nếu bạn không rõ thì có thể làm phiếu khảo sát cho khách hàng, hỏi những người bạn cùng ngành để xem bạn đang còn thiếu những gì. Nếu bạn bán hàng trên các gian hàng thương mại điện tử thì nên khảo sát các feedback mà khách hàng đã để lại, đó là về mặt sản phẩm.

Ngoài những gì mà công ty của bạn cung cấp thì phải khảo sát lại những gì mà công ty bạn phải làm được gì để cung cấp được sản phẩm đó như quy trình sản xuất, quy trình xuất nhập kho, các chính sách ưu đãi, các vấn đề lưu kho,…

Sau khi cung cấp đủ dữ liệu thì bạn có thể dựa vào đó để xây dựng kế hoạch làm việc một cách thực tế hơn. Mô hình 3C không phải để lập ra chiến lược, kế hoạch làm việc mà chỉ góp phần hỗ trợ cho việc đó thôi. Bạn có thể áp dụng 3C vào doanh nghiệp của mình để xem sự hiệu quả.

Nghiên cứu sản phẩm với mô hình 3C là làm gì?

3C's Model một trong những chiến lược Marketing phổ biến đối với các Marketers. Mô hình này dựa trên 3 yếu tố: Khách hàng (Customer), Công ty (Company) và Đối thủ (Competitor) để phát triển một chiến lược Marketing hiệu quả. Đây được xem 3 biến số thúc đẩy và hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.

Tam giác chiến lược là gì?

Khái niệm “tam giác chiến lược” kết hợp các kỹ thuật phân tích chính trị và phân tích chính sách cùng với phân tích hành chính và tổ chức vào kho kỹ năng cần thiết của các nhà quản lý công.

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.