Salonpas dán bao lâu

Nổi mụn nước, ngứa hay kích ứng nhẹ có thể xảy ra tại nơi dán. Nếu các triệu chứng trên xảy ra quá mức, việc trị liệu bằng cao dán Salonpas phải dừng lại và thông báo cho Bác sĩ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Salonpas®

Các kiểu dán dành cho nhiều vị trí đau

Dán kiểu MÁI NHÀ® giúp giảm đau, kháng viêm trong các cơn đau liên quan đến: đau vai, đau cơ, mỏi cơ, căng cơ ở vùng cổ, vai do tư thế hoặc môi trường sinh hoạt không tốt.
Cách dán: Dán 2 miếng Salonpas lên khu vực cổ, vai ở mỗi bên trái & phải tương tự như hình Mái Nhà.

Dán kiểu NGÔI NHÀ® giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả trong các cơn đau liên quan đến: đau vai, đau lưng, mỏi cơm, căng cơ ở vùng vai, lưng do tư thế không tốt, thiếu vận động hoặc béo phì.
Cách dán: Dán 2 miếng Salonpas lên khu vực cổ vai và giữa cột sống lưng với xương bả vai ở mỗi bên trái và phải tương tự như hình Ngôi Nhà.

Dán kiểu CỬA SỔ® giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả trong các cơn đau liên quan đến: đau cơ, mỏi cơ, căng cơ, bầm tím ở bắp chân, do đi lại hoặc vận động nhiều.
Cách dán: Dán hai miếng Salonpas vào bên trái và bên phải mỗi bên bắp chân như hình Cửa Sổ.

Salonsip® Gel-Patch

Cách cắt dán tiện dụng

Đau cổ, vai

Dán cố định vào điểm đau ở vai rồi kéo giãn đến điểm đau ở cổ.

Đau bả vai

Dán phủ lên cơ hình tam giá và cơ hình thang, tập trung vào mỏm cùng vai

Đau đầu gối

Dán phủ qua chóp đầu gối và bao quanh vùng đau

Đau cổ chân

Dán phủ 1/2 một bên mắt cá chân

Salonpas® Pain Relief Patch

Cách tự dán dễ dàng

Dính miếng dán vào vùng da bị đau

Các vị trí dán giúp giảm đau hiệu quả

Miếng dán hạ sốt ByeBye-FEVER TM

Các vị trí dán giúp hạ sốt hiệu quả

Dán vào 2 bên cổ hoặc sau gáy

Tiện dụng trong các trường hợp sử dụng sau

Salonpas giảm đau là một trong những loại thuốc rất phổ biến hiện nay được người bệnh sử dụng nhằm mục đích giảm đau, nhất là đau vùng cơ xương khớp như cứng khớp vai, đau lưng... Vậy người bênh nên dán Salonpas bao lâu là vừa đủ để tránh những tác dụng không mong muốn của loại thuốc này.

1. Salonpas giảm đau là gì? 

Salonpas là một loại thuốc có tác dụng làm giảm bớt các cảm giác đau đớn, nhức mỏi cơ khớp, đồng thời hỗ trợ trị liệu bệnh đau lưng hay bầm tím ở người bệnh.

Sản phẩm này là sản phẩm giảm đau không bắt buộc phải kê đơn nên được sử dụng rất phổ biến.

 

Salonpas giảm đau là một loại thuốc với tác dụng giảm cảm giác đau nhức, mỏi cơ, cứng vai, các triệu chứng của đau lưng

2. Thành phần chính của Salonpas

Công dụng giảm đau chính của sản phẩm tới từ sự kết hợp của hai hợp chất là methyl salicylate cùng với menthol, được xếp vào nhóm thuốc giảm đau hạ sốt nhưng không gây nghiện.

Methyl salicylate hay còn gọi là salicylic acid methyl ester là một trong những chất giảm đau tự nhiên được biết đến lâu đời. Chất này có nhiều trong các loại cây, có tác dụng kháng viêm giảm đau dùng trong dầu gió.

Tuy nhiên một số người có thể gặp phản ứng dị ứng với sản phẩm. Chính vì lẽ đó mà những người có cơ địa dị ứng hoặc đang có vết thương hở thì nên tránh sử dụng sản phẩm này và đặc biệt là bất cứ ai có tiền sử dị ứng với aspirin và salicylate.

Tuy thành phần trong sản phẩm có tác dụng giảm ho ngạt mũi và sổ mũi, nhưng việc hít nhiều và thường xuyên ở nồng độ cao có thể gây tổn thương cho hệ thống hô hấp.

3. Salonpas có những dạng nào?

 

Salonpas giảm đau được chia làm 2 dạng miếng sán và gel bôi

Salonpas giảm đau được chia làm 2 dạng chính là:

  • Miếng dán Methyl Salicylate 10% kết hợp Menthol 3%
  • Gel bôi 30g, 15g

Liều dùng thuốc Salonpas giảm đau cũng rất khác nhau đối với người lớn và trẻ em, cụ thể là:

  • Đối với người lớn, salonpas giảm đau dạng miếng dán có thể dùng 3 – 4 miếng/ngày vào vị trí đau, thời gian lưu miếng dán trên da không được vượt quá 8 giờ đồng hồ

Đối với trẻ em, nếu trên 12 tuổi thì salonpas giảm đau thường được dùng 3 – 4 miếng/ngày trên vùng da bị đau, thời gian miếng da trên da không quá 8 giờ. Trường hợp trẻ em dưới 12 tuổi thì cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ trong từng trường hợp khác nhau.

4. Salonpas dán trong bao lâu?

 

Thời gian lưu miếng dán trên da không được vượt quá 8 giờ đồng hồ

Đối với người lớn, salonpas giảm đau dạng miếng dán có thể dùng 3 – 4 miếng/ngày vào vị trí đau, thời gian lưu miếng dán trên da không được vượt quá 8 giờ đồng hồ

Đối với trẻ em, nếu trên 12 tuổi thì salonpas giảm đau thường được dùng 3 – 4 miếng/ngày trên vùng da bị đau, thời gian miếng da trên da không quá 8 giờ. Trường hợp trẻ em dưới 12 tuổi thì cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ trong từng trường hợp khác nhau.

5. Chỉ định và chống chỉ định khi dùng salonpas 

5.1.Đối tượng chỉ định dùng Salonpas để giảm đau, kháng viêm trong các cơn đau liên quan đến:

 

Dùng salonpas khi đau cơ, mỏi cơ...

  • Đau cơ, mỏi cơ
  • Đau cổ, đau vai, đau lưng
  • Viêm khớp, đau khớp, thấp khớp
  • Chuột rút, đau do chấn thương ở xương
  • Bầm tím, bong gân, căng cơ

5.2.Đối tượng chống chỉ định dùng Salonpas

Bạn không nên sử dụng Salonpas trong những trường hợp sau:

  • Dùng chung với băng dán nóng.
  • Trên mắt, vùng da quanh mắt.
  • Cơ thể quá nhạy cảm với thuốc giảm đau dùng ngoài.
  • Cùng thời điểm với các sản phẩm giảm đau dùng ngoài khác.
  • Trên vùng da tổn thương, vết thương hở, niêm mạc
  • Người có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc, tiền sử dị ứng với nhóm salicylat.
  • Ngoài ra, bạn không nên dùng Salonpas dạng dầu xoa cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi hoặc có tiền sử động kinh, co giật do sốt cao.

6. Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng salonpas.

 

Tác dụng phụ khi dùng salonpas là da bị mẩn đỏ nóng rát

  • Châm chích da
  • Da bị mẩn đỏ, nóng rát
  • Phản ứng quá mẫn
  • Cảm giác ngứa ran trên da

Mặc dù có khả năng xảy ra thấp, những sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị viêm loét, người cao tuổi, người đang dùng thuốc chống viêm không steroid [NSAID], ví dụ như ibuprofen, thuốc steroid hoặc có các nguy cơ xuất huyết dạ dày khác.

7. 4 lưu ý khi dùng salonpas

 

Thuốc salonpas giảm đau chỉ nên dùng ngoài da

  • Chỉ dùng ngoài da và không dùng vào mục đích khác ngoài chỉ định.
  • Không dùng chung với băng dán nóng.
  • Không băng chặt
  • Để xa tầm tay trẻ em. Nếu nuốt phải, đến ngay Bác sĩ hay trạm y tế gần nhất.

Bạn nên tránh để tiếp xúc với mắt, niêm mạc hoặc vùng da bị nổi mụn. Không để dây vào mắt, nếu bị dây vào mắt, rửa ngay bằng nước sạch hay nước ấm, nếu triệu chứng vẫn còn nặng, đến ngay Bác sĩ chuyên khoa mắt.

Chủ Đề