Romeo và juliet gặp nhau ở đâu

Trọn bộ bản dịch 5 hồi của vở kịch này giá 300.000đ. Các bạn có nhu cầu xin liên hệ ad: 0904624177

Theo ý kiến đa số các nhà nghiên cứu, vở Romeo và Juliet viết vào khoảng 1594- 1595.

Viết vở kịch này, Shakespeare đã dựa theo một truyện bằng văn vần [khoảng 3.000 câu] của một nhà thơ trẻ người Anh là Arthur Brooke, xuất bản năm 1562. Bruc đã phóng tác theo một truyện bằng văn xuôi do một người Ý là Matteo Bandello viết, xuất bản năm 1554, hay nói cho đúng hơn, theo bản dịch tiếng Pháp của truyện này do Pierre Boisteau dịch, xuất bản năm 1559.

Thực ra, những nét chính của câu chuyện tình này đã có từ sớm hơn nữa, trong những truyện ngắn của Luigy đa Porto xuất bản khoảng 1535, của Adrien Sevin xuất bản khoảng 1542, v.v.

Mỗi người viết hoặc người dịch lại thêm thắt, sửa đổi cho cầu chuyện thêm hấp dẫn, hoặc tô vẽ các nhân vật cho thêm nổi. Chẳng hạn Sevin thêm vào nhân vật thầy lang, Brooke cho rõ nét nhân vật nhủ mẫu…

Nhưng chính là thông qua tác phẩm của Shakespeare mà câu chuyện của đôi bạn tình thành Verona đã được lưu lại cho hậu thể.

Tóm tắt nội dung vở kịch

Ngày xưa ở thành Verona của nước Ý, giữa hai họ lớn, họ Capulet và họ Montague, có một mối thù lâu đời. Mối thù sâu sắc đến nỗi hễ người hai họ, thậm chí gia nhân hai nhà, gặp nhau là có chuyện cãi cọ hoặc chém giết.

Một đêm, tộc trưởng họ Capulet mở dạ yến. Romeo, con trai tộc trưởng họ Montague, đang say mê Rôdalin, một cô gái trong họ Capulet, nên cùng một vài người bạn đeo mặt nạ đến dự buổi yến này để được gặp Rodalin. Nhưng khi đến nơi, thì Romeo gặp Juliet, con tộc trưởng Capiulet, và hai người yêu nhau say đắm ngay từ buổi đầu gặp gỡ.

Nửa đêm, tiệc tan, Romeo vượt tường nhảy vào vườn sau nhà Capiulet. Juliet hiện ra trên ban công phòng nàng, và hai người cùng trao cho nhau lời thề chung thủy.

Sáng hơm sau, Romeo tới gặp cha đỡ đầu là tu sĩ Loran và yêu cầu tu sĩ làm lễ thành hôn cho hai người. Tu sĩ ưng thuận vì hy vọng rằng mối lương duyên này sẽ giúp hai nhà hóa thù thành bạn. Sau lễ thành hôn, Juliet trở về, Rome hứa đêm sẽ lại tới.

Nhưng cũng ngày hôm đó xảy ra chuyện không may. Tiban, anh họ của Juliet, gặp Romeo và buông lời hỗn xược. Romeo nhịn, nhưng bạn chàng là Mokiuxio gây chuyện với đối phương. Hai bên đánh nhau và Mokiuxio bị đâm chết. Báo thù cho bạn, Romeo giết Tiban, và vì thế bị kết án lưu đày khỏi thành Veronice.

Sau khi giết Tiban, Romeo trốn trong phòng tu sĩ Loran. Ông an ủi chàng và khuyên chàng đêm đến hay tới từ biệt Juliet. Khi rời khỏi Veronice, hãy tìm cách tới Mantua, chờ ngày trở lại.

Đêm đó, nhờ vú nuôi giúp đỡ, Romeo và Juliet gặp nhau. Nhưng sáng hôm sau khi đôi bên từ biệt, cả hai linh cảm có chuyện không lành.

Quả vậy, Juliet bị gia đình ép hôn với một nhà quý tộc. Tuyệt vọng, nàng tới gặp tu sĩ xin kế giải vây. Ông cho nàng một lo thuốc giả chết, sau khi uống vào cơ thể sẽ cứng đờ, nhưng vài ngày sau sẽ tỉnh lại. Đêm đó nàng uống thuốc. Gia đình tưởng nàng chết thật, đem thây đặt vào hầm mộ gia đình.

Nhưng gia nhân của Romeo tưởng Juliet chết thật, phi ngựa tới Mantua báo tin. Nhận tin chẳng lành, Romeo tuyệt vọng, mua một liều thuốc độc rồi định trở về chết bên thi thề người yêu.

Nửa đêm hôm đố, Romeo tới hầm mộ nhà Capulet. Paris củng tới đó để khóc than nàng. Hai người đánh nhau. Paris bị Romeo dâm chết. Romeo vào trong hầm mộ, uống thuốc độc, rồi hôn Juliet mà chết.

Tu sĩ Lawrence khi dược tu sĩ John cho biết tin không di dược, cũng lật đật tới hầm mộ Juliet dêm đó để chờ nàng tỉnh dậy. Nhưng khi tới nơi thì đã quá muộn. Rômêo dã chết.

Juliet tinh dậy. Tu sĩ khuyên nàng vào nương thân trong nhà tu kín. Nhưng nàng không nghe và dùng dao của Romeo tự vẫn.

Tin lan ra, khắp thành Verona xôn xao. Vương chủ và người hai nhà kéo tới. Câu chuyện thương tâm dược tu sĩ kể lại.

Và “bên xác con, cha mẹ mới quên thù”.

Romeo và Juliet, vở kịch của tình yêu

Đúng như vậy, Romeo và Juliet là vở kịch của tình yêu trong sáng và chân thành. Như Flobe [Flaubert] đã nói: “Virgin đã sáng tạo ra người thiếu phụ yêu dương, Shakespeare dã sáng tạo ra người thiếu nữ yêu đương. Tất cả những thiếu phụ và thiểu nữ yêu dương khác chi là mô phỏng theo hai nhân vật Didon và Juliet”.

Nhưng nếu chl nói đơn giản rằng chủ dề của Romeo và Juliet là tình yêu thì không đủ. Chủ dề của vở kịch có hai mặt: tình yêu của đôi lứa thanh niên và oán thù truyền kiếp giữa hai họ. Vở kịch mở đầu bằng một cuộc ẩu đả giữa gia nhân hai nhà. Nó kết thúc bằng sự giải hòa giữa hai họ. Sự thù hằn giữa hai họ khiến cuộc tình duyên của Romeo và Juliet dang dở nhưng chính cái chết của dôi bạn tinh dã chấm dứt mối thù truyền kiếp.

Cái chết của họ không cho ta một cảm tưởng khuất phục đầu hàng. Họ đã thắng. Cái xã hội phong kiến hẹp hòi ti tiện đã phải cảm phục tinh yêu trong sáng của họ. Họ làm được một việc mà uy quyền của một vương chủ đã không làm nổi: chấm dứt một mối thù truyền kiếp.

Sự đấu tranh quyết liệt của Romeo và Juliet để bảo vệ tinh yêu của họ là sự đấu tranh quyết liệt của những tư tưởng nhân đạo thời Phục hưng chống lại những thành kiến dã man và ngu muội của thời Trung cổ. Chủ dề của vở kịch là: tinh yêu và lòng chung thủy chiến thắng oán thù.

Tinh yêu giữa Romeo và Juliet là một tinh yêu chân thành, thủy chung, trong sạch, rất trần thế, xa lạ với những quan niệm ảo mộng, siêu hình, tôn giáo hoặc bệnh não. Quan hệ giữa Romeo và Juliet là một sự hòa hợp cân bằng giữa vật chất và tinh thần, một mối tinh thơ mộng nhưng không viển vông, một sự yêu dương say đắm không hề bị hạ thấp xuống mức những dục vọng thấp hèn. Như một nhà nghiên cứu Liên Xô đã nói: “Hoàn toàn không có mâu thuẫn giữa lòng say mê của Juliet và sự ngay thẳng trong sạch của mối tinh nàng. Khi nàng nói với Romeo: “Em vuốt ve quá nhiều thi chàng đến chết mẩt”, chúng ta không cảm thấy một âm thanh nào lạc điệu”

Nghệ thuật của Romeo và Juliet

Thứ nhất là kịch tính cao độ của hành động. Trong truyện của Actơ Bruc, thời gian kéo dài tới mẩy tháng. Trong vở kịch của Shakespeare, thời gian co lại chỉ còn bốn ngày sôi nổi.

Thứ hai là tính chát sinh dộng của phong cách và vốn phong phú của ngôn ngữ. Shakespeare dã dược gọi là nhà pháp sư của ngôn ngữ Anh. Ông sử dụng một vốn từ rất lớn, trong đó ngôn ngữ dân gian góp một phần đáng kể. Các tục ngữ được ông sử dụng rất linh hoạt. Trong tác phẩm của ông, văn xuôi và văn vần đi liền với nhau, có khi gài vào nhau. Những câu nói đùa nhả nhớt của nhũ mẫu và Makiuxiô xen vào những đoạn tự tình ngây ngất giữa Romeo và Juliet, và đi liền ngay sau là những suy nghĩ triết học của tu sĩ Lawrence! Vở Romeo và Juliet đặc biệt có nhiều chỗ chơi chữ, những kiểu nói ý cầu kỳ, những lối nói cợt bằng những chữ cùng âm khác nghĩa. Trong quá trình dịch chúng tôi đã cố găng bám sát những hlnh tượng của nguyên văn. Tuy vậy, có nhiều trường hợp chúng tôi đã phải tỉm những hỉnh tượng tương đương, quen thuộc hơn đối với độc giả Việt Nam.

Về những lời đùa cợt nhả nhớt, có khi ngụ ý tục tằn, của hai nhân vật nhũ mẫu và Mercutio, chúng tôi muốn nhắc lại nhận định của Victo Huygo: ‘Về hai mặt phóng túng và bạo nói, Shakespeare chẳng thua gì Rabelais”.

Bản dịch này chủ yếu căn cứ trên bản Anh văn của Nhà xuất bản Cambridge University Press [1955] do J.D.Wilson và G.I.Duthie khảo hiệu và chú thích. Trong quá trình dịch, chúng tôi có tham khảo một số bản dịch Pháp văn như của Duval, Roth, Koszul và Victor Hugo.

Người dịch

Escalus: Vương chủ thành Verona

Paris: một chàng quý tộc trẻ tuổi, thân thích của Vương chủ

Montague và Capulet: hai tộc trưởng của hai họ thù địch

Một ông già họ Capulet

Romeo: con trai Montague

Mercutio: người họ của Vương chủ và bạn của Romeo

Benvolio: cháu Montague, và bạn của Romeo

Tybalt: cháu Capulet phu nhân

Tu sĩ Lawrence: dòng thánh Franxit

Tu sĩ John: cùng một dòng đạo đó

Balthasar: người hầu của Rômêồ

Sampson: gia nhân của Capulet

Gregory: gia nhân của Capulet

Peter: người hầu của nhũ mẫu của Juliet

Abraham: gia nhân của Montague

MỘT THẦY LANG

BA NHẠC CÔNG

BAN ĐỒNG CA

TIỂU ĐỒNG CỦA PARIS

MỘT TIỂU ĐỒNG NỮA

MỘT VÕ QUAN CỬA ĐỘI TUẦN TRA

Montague PHU NHÂN

Capulet PHU NHÂN

JULIET: con gái Capulet

NHŨ MẪU CỦA JULIET

Một số công dân thành Verona – một số quý tộc nam nữ, thân thích của hai nhà – một số người đeo mặt nạ – lính tuần – người gác – người hầu.

Chuyện xảy ra ở thành Verona

trừ hồi V cảnh I thì ở Mantua

HỒI MỘT

Tự ngôn

Ban đồng ca ra[1]

Ngày xưa, ở thành Verona tươi đẹp,
Có hai nhà thuộc dòng thế phiệt trâm anh
Mối thù xưa bỗng gây cảnh bất bình
Máu lương thiện khiến tay người lành nhuộm đỏ.
Số phận éo le, thâm thù hai họ
Lại khéo xui sinh hạ đôi tình nhân
Mối tình ai thê thảm muôn phần
Chôn cừu hận, chỉ còn đành một thác
Tình lứa đôi thảm thương tan nát
Trên xác con cha mẹ mới quên thù
Chuyện thương lắm, trình diễn đôi giờ,
Xin quý vị kiên tâm chiếu cố
Sức mọn tài hèn, chúng tôi xin gắng trổ.

Ban đồng ca vào

[ở thời Shakespeare, “ban đồng ca” thường chỉ là một người mặc y phục đen, ra làm công việc giới thiệu]

CẢNH I

Nơi công cộng

Sampson và Gregory ra, cầm kiếm, đeo mộc

SAMPSON – Gregory này, ta không thể nào chịu nhọ mặt được.

GREGORY – ừ, mình có làm lái than đâu.

SAMPSON – Không… Tao định nói rằng tức lên cổ là ta rút ngay.

GREGORY – ừ, thòng lọng chẹn cổ thì phải rút ra mới sống được chứ!

SAMPSON – Tao mà sôi tiết lên là tao giã ngay.

GREGORY – Khốn nhưng tiết mày thì đợi đến bao giờ cho sôi!

SAMPSON – Cứ thấy một thằng chó nhà Montague là tao ngứa ngáy chân tay.

GREGORY – Ây! Ngứa chân là muốn co cẳng rồi! Đứng yên mới chính thị là tay can trường. Mày mà ngứa chân là muốn co giò chuồn thẳng đấy!

SAMPSON – Khi một thằng chó chết nhà Montague trêu gan tao thì tao đứng vững như thành ấy chứ lị! Dù gặp trai hay gái nhà nó, tao cũng giành lấy lề đường sát tường tao đi .

GREGORY – Thế là mày hèn rồi. Chỉ có đứa nào yếu mới tìm tường mà dựa lưng.

SAMPSON – Đúng! Đàn bà là giống yếu đuối nên bao giờ cũng bị ép vào tường. Tao là tao cứ gạt bắn bọn đàn ông nhà Montague ra khỏi tường mà ép bọn đàn bà con gái nhà nó vào đấy.

GREGORY – Chuyện hiềm khích này chỉ dính dáng đến các ông chủ và trai tráng hai nhà thôi chứ.

SAMPSON – Kệ! Tao phải ra tay bạo chúa mới được. Tao sửa cho bọn đàn ông xong thì bọn đàn bà con gái liệu hồn. Cứ gọi là không còn sót một ả!

GREGORY – Không một ả nào còn sống ấy à?

SAMPSON – Hay là còn nguyên. Muốn hiểu thế nào thì hiểu.

GREGORY – Á nào nếm mùi thì sẽ hiểu.

SAMPSON – Tao mà còn đứng vững thì tao còn cho các ả nếm mùi. Tao là tay có sừng có mỏ chứ có phải vừa!

GREGORY – ừ, may đấy, chứ giá mày có vây có vẩy thì thật hệt con cá mắm. Thôi rút đồ lề ra đi… hai thằng nhà Montague đến kia kìa.

Abraham và Balthasar ra

SAMPSON – Gươm tao đã tuốt trần rồi đây. Gây sự đi, đã có tao đằng sau.

GREGORY – Thế nào? Đứng sau để chuồn cho dễ phỏng?

SAMPSON – Đừng sợ gì tao nhé!

GREGORY – Mẹ kiếp, tao mà lại sợ mày!* ’

SAMPSON – Phải nắm phần phải về mình. Để chúng gây sự trước.

GREGORY – Qua mặt chúng, tao sẽ cau mày, để xem chúng muốn giở trò gì.

SAMPSON – Để xem chúng dám giở trò gì chứ lị! Còn tao, tao sẽ nhổ nước bọt. Chúng im thì chúng nhục.

ABRAHAM – Quý ông nhổ vào chúng tôi đấy phải không?

SAMPSON – Vâng, đúng là tôi nhổ nước bọt đấy, thưa quý ông.

ABRAHAM – Quý ông nhổ nước bọt vào chúng tôi phải không?

SAMPSON [hỏi nhỏ] – Nhận thì có trái luật không?

GREGORY – Trái.

SAMPSON – Không, tôi không nhổ vào quý ông. Nhưng đúng là tôi nhổ đấy.

GREGORY – Quý ông định gây sự chăng?

ABRAHAM – Gây sự ấy à? Không! Thưa quý ông.

SAMPSON – Nếu quý ông định gây sự thì tôi sẵn sàng tiếp chuyện. Chủ tôi chẳng kém gì chủ các quý ông.

ABRAHAM – Nhưng cũng chẳng hơn.

SAMPSON – À… thưa quý ông…

Benvolio ra; rồi đến Tybalt

GREGORY [bảo nhỏ X] – Cứ bảo là hơn đi. Có bà con ông chủ tới kia rồi!

SAMPSON [bảo A] – À… chủ ta hơn chứ.

ABRAHAM – Anh nói láo!

SAMPSON – Các anh có giỏi thì tuốt kiếm ra! – Này Gregory, nhớ đánh miếng bổ thượng của mày nhé!

Cả bọn đánh nhau

BENVOLIO – Mấy thằng rồ có thôi đi không? Tra gươm vào vỏ nào! Chúng mày mất trí rồi!

Gạt kiếm của cả bọn xuống

Tybalt từ sau xông lên

TYBALT – Thế nào? Ngươi lại đi so gươm với bọn đầy tớ nhút nhát này à? Quay lại đây, Benvolio, trông cái chết đến với ngươi đây!

BENVOLIO – Ta đang dàn hòa đấy chứ! Hãy tra gươm vào vỏ, hoậc hãy dùng gươm giúp ta can bọn này ra.

TYBALT – Gươm trần cầm tay mà miệng lại nói chuyện dàn hòa! Sao mà ta căm ghét hai tiếng dàn hòa thế, cũng như ta căm ghét âm ti địa ngục, căm ghét cả họ Montague, căm ghét chính ngươi nữa. Coi chừng gươm ta đây, đồ hèn!

Đánh nhau. Thêm gia nhân hai nhà kéo đến, cùng xông vào loạn đả. Rồi một số công dân thành Verona và một võ quan tuần cảnh đến, tay cầm gậy gộc, giáo mác.

VÕ QUAN – Gậy đâu, giáo mác đâu, đánh đi! Choảng cho chúng một trận đi! Đánh cho chết họ nhà Capulet! Đánh cho chết họ nhà Montague!

Capulet ra, mặc áo dài, đi cùng Capulet phu nhân

CAPIULET – Cái gì ồn ào thế? Bay, đưa thanh trường kiếm cho ta!

CAPIULET PHU NHÂN – Đưa cho ông cái nạng, cái nạng! Ông đòi kiếm để làm cái trò gì?

CAPULET – Đã bảo đưa kiếm cho ta mà! Lão già Montague đã đến kia. Lão đang vung kiếm thách ta đó.

Montague và Montague phu nhân ra

MONTAGUE – À tên khốn kiếp Capulet! – Bỏ ta ra nào, đừng giữ ta lại nữa!

MONTAGUE PHU NHÂN [chống lại] – Ông đừng hòng nhích được một bước mà đi gây lộn.

Vương chủ ra, quần thần theo sau

VƯƠNG CHỦ – Quân làm loạn, lũ phá rối trị an kia! Sao bay nỡ gây cảnh gươm đao dây máu láng giềng!… Chúng không nghe thấy ta nói gì chăng?… Này lũ kia, lũ bay là người hay thú vật, mà nỡ đem máu đào ra rửa mối thù hằn độc hại. Ta ra lệnh cho lũ bay phải vứt ngay những vũ khí hung hăng trên những bàn tay vấy máu kia xuống và nghe ta phán truyền đây, nếu cưỡng lời ta sẽ cho dùng đến nhục hình! Đã ba lần rồi, chỉ vì những chuyện không đâu, mà hai ngươi – Capulet và Montague kia – đã làm náo loạn phố phường. Đã ba lần rồi, những công dân kỳ cựu thành Verona đã phải cởi bỏ những bộ quần áo trang nghiêm để rồi với bàn tay già cầm ngọn mác gỉ xông ra dẹp mối thù sâu độc của bọn ngươi. Nếu từ nay các ngươi còn gây rối loạn trong thành, ta quyết sẽ không tha cho tội chết. Lần này ta cho phép tất cả các ngươi lui. Capulet, đi theo ta. Còn ngươi, Montague, chiều nay hãy tới lâu đài Tự do là nơi ta thường xử án, để nghe ta truyền phán thêm về việc này. Một lần nữa, ta truyền tất cả phải lui ngay, kẻ nào trái lệnh sẽ phải tội chết.

Tất cả vào, trừ Montague, Montague phu nhân và Benvolio

MONTAGUE – Ai đem bới cái chuyện hiềm khích cũ này ra thế? Lúc việc xảy ra cháu có đây không, hãy kể lại ta nghe.

BENVOLIO – Khi cháu tới đây thì gia nhân hai nhà đang đánh nhau rồi. Cháu bèn tuốt gươm để can chúng ra thì vừa lúc ấy thằng Tybalt hung hăng kia xông đến, gươm trần lăm lăm cầm tay. Miệng nó hò hét thách thức, tay nó múa vung tàn tán, nhưng chỉ đánh gió. Gió kêu vi vu như chế giễu sự bất lực của nó. Trong lúc cháu và nó trao đổi vài đường kiếm thì mỗi lúc lại thêm người hai phe đến loạn đả, cho tới khi vương chủ tới ngăn đôi bên ra.

MONTAGUE PHU NHÂN – Còn Romeo đâu? Hôm nay cháu có thấy nó đâu không? Nó không dính líu đến chuyện này, thật ta mừng quá.

BENVOLIO – Thưa bác, một giờ trước khi vừng nhật thiêng liêng hiện ra trước khung cửa dát vàng của phương Đông, cháu thấy trong dạ bồi hồi, bèn ra ngoài dạo chơi. Đến rừng sung ở phía tây thành, cháu thấy anh Romeo đã ở đấy rồi. Cháu đi tới gặp anh, nhưng anh đã trông thấy cháu, và lẩn ngay vào rừng. Suy bụng ta ra bụng người, cháu thấy khi một mình thơ thẩn lại là lúc tâm tư bận rộn nhất, nên cũng tiếp tục suy nghĩ chuyện riêng mà chẳng tìm biết chuyện của anh ấy nữa. Thấy anh ấy có ý lẩn, thì cháu cũng vui lòng tránh.

MONTAGUE – Nhiều buổi sáng người ta đã bắt gặp nó ở đó, hạt lệ đầm đìa làm thêm ẩm ướt giọt sương mai, rồi lại não nuột thở dài khiến đám mây mù thêm u ám. Nhưng mặt trời vui tươi ở phương Đông xa xa vừa kéo màn đêm khỏi giường ngủ của Nữ thần Bình minh thì đứa con ảo não của ta đã buồn bã trở về để lẩn tránh ánh dương. Nó tự giam mình trong phòng riêng, đóng chặt cửa, không cho ánh hồng đẹp tươi lọt vào, tự tạo cho mình một cảnh đêm tối âm u. Nếu không khéo khuyên giải cho tiêu tan nguyên nhân sầu muộn đi, thì e sẽ nguy hại đến thân.

BENVOLIO – Thưa bác, bác có rõ vì đâu anh ấy ủ rũ như vậy không?

MONTAGUE – Ta nào có biết, mà hỏi thì nó không nói.

BENVOLIO – Nhưng bác đã hết sức gặng hỏi chưa?

MONTAGUE – Cả ta lẫn mấy ông bạn đều đã ân cần hỏi han, nhưng lòng ham mê của nó chỉ biết nghe có nó. Bạn tâm sự của nó lại là chính nó, một người bạn không rõ đáng tin cậy được bao nhiêu nhưng thật là kín đáo, bí mật, khó thăm dò. Nó như nụ hoa kia bị một con sâu ghét ghen đục khoét trước khi được phô hương khoe sắc dưới ánh mặt trời. Chỉ cần biết được nguyên nhân nỗi buồn của nó là ta sẵn sàng tìm mọi phương cứu chữa.

Romeo từ xa đi tới

BENVOLIO – Anh ấy tới đây rồi. Xin hai bác hãy lui gót. Một là cháu được biết vì sao anh ấy âu sầu buồn bã, hai là sẽ bị nhiều lần từ chối đây.

MONTAGUE – Chúc cháu may mắn được nó dốc cả nỗi lòng!… Này bà, ta đi thôi!

Montague và Montague phu nhân vào

BENVOLIO – Xin chúc anh một buổi sớm tươi vui!

ROMEO – Còn sớm thế kia ư?

BENVOLIO – Chín giờ vừa điểm.

ROMEO – Chao ôi, khi trong lòng phiền muộn thì thời gian trôi mới chậm làm sao!… Người vừa vội bỏ đi có phải là cha tôi đấy không?

BENVOLIO – Vâng, chính bác đấy… Nỗi buồn nào khiến chàng Romeo thấy ngày giờ chậm quá thế vậy!

ROMEO – Tôi buồn vì chẳng được cái điều nó làm cho ngày giờ thành ngắn ngủi.

BENVOLIO – Anh yêu?

ROMEO – Không…

BENVOLIO – Không yêu?

ROMEO – Yêu nhưng không được yêu.

BENVOLIO – Than ôi, Ái tình bề ngoài trông thật hiền dịu mà sao vướng vào mói thấy quá nghiệt ngã khắt khe!

ROMEO – Than ôi, Ái tình mắt bị bịt kín mà sao vẫn tìm được lối đi tới đích đã nhắm ?… Chúng ta sẽ ăn tối ở đâu đây?… Trời! Lại có cuộc đánh lộn nào mới xảy ra ở đây thế này?… Thôi anh chẳng cần nói nữa, tôi biết cả rồi! Căm thù gây ra biết bao éo le rắc rối, mà ái tình lại còn gây ra lắm chuyện éo le rắc rối hơn… Ôi, ái tình cuồng loạn! Ôi, căm thù si mê! Ngươi từ cõi hư vô mà ra nhưng ngươi lại là tất cả! ôi, tưởng ngươi nhẹ tênh mà hóa nặng trĩu, vật hư phù mà quan trọng xiết bao! Cõi hỗn mang mà đầy hình ảnh đẹp tươi! Ôi, lông chim mà nặng như chì, khói đen mà tỏa ánh sáng, lửa rừng rực mà lạnh ngắt, khỏe mà lại ốm yếu tật bệnh! Ngủ mà vẫn thức, mình nhưng chẳng phải là mình! Đấy, tôi yêu thế đấy, nhưng tôi chẳng được yêu đâu. Anh lại cười à?

BENVOLIO – Không, có lẽ tôi đang muôn khóc đây.

ROMEO – Vì sao vậy, hỡi anh bạn đa cảm?

BENVOLIO – Vì thấy trái tim đa cảm của anh đau.

ROMEO – Tình thương yêu tệ hại như vậy đó. Lòng tôi đã trĩu nặng mối buồn riêng, nay lại nặng thêm vì nỗi phiền muộn của anh! Tình thân yêu của anh đối với tôi chỉ khiến tôi thêm sầu não. Ái tình cũng như làn khói tụ lại bằng hơi thở dài; được gạn trong thì thành ngọn lửa sáng rực trong mắt đôi lứa yêu nhau; bằng trái nguyện thì hóa ra biển thảm đầy nước mắt. Ái tình còn là gì nữa nhỉ? Là sự điên cuồng thận trọng nhất, là nỗi nghẹn ngào đắng cay, mà cũng là sự sảng khoái êm dịu

Chủ Đề