Review ngành kinh doanh quốc tế -- Đại học Mở

Cùng với việc thành lập trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,  Khoa Quản trị Kinh doanh được thành lập vào ngày 5/12/2003, là đơn vị đầu tiên đào tạo cử nhân ngành quản trị kinh doanh chất lượng cao theo chương trình quốc tế trong hệ thống các trường đại học công lập trên cả nước. Trải qua hơn 11 năm hoạt động và đào tạo, Khoa Quản trị Kinh doanh hiện nay là một khoa thu hút số lượng sinh viên lớn nhất toàn trường Đại học Quốc tế. Hiện nay hơn 4,330 sinh viên đại học và sau đại học trong tổng số 6,000 sinh viên của trường Đại học Quốc tế đang theo học tại Khoa.

Hiện nay ngành QTKD đang đào tạo các chuyên ngành như:

- Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp:

  • Mục tiêu đào tạo: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp định hướng cho sinh viên tập trung nghiên cứu về hành vi của cá nhân và tổ chức, đặc biệt là ứng dụng lý thuyết vào tình huống quản lý thực tế. Nội dung nghiên cứu liên quan đến kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, lập kế hoạch và điều chỉnh hoạt động của tổ chức thích ứng với môi trường kinh doanh, hoạch định phát triển nguồn nhân lực, quản lý sản xuất và dịch vụ.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp có thể khởi nghiệp như quản trị viên ở các công ty vừa và nhỏ trong nước và đặc biệt là các công ty liên doanh, công ty đa quốc gia, v.v hoặc xây dựng và quản lý doanh nghiệp của riêng mình, công ty gia đình. Sinh viên cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ hay các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.

- Chuyên ngành kinh doanh Quốc tế:

  • Mục tiêu đào tạo: Sinh viên được trang bị các mô hình lý thuyết và công cụ phân tích cần thiết để hiểu được nhiều khía cạnh của môi trường kinh doanh quốc tế (tài chính, tiếp thị, chính trị, kinh tế, luật, văn hóa và sự ảnh hưởng của môi trường này đến chiến lược, kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
    Sinh viên có khả năng nắm bắt các vấn đề liên ngành trong môi trường kinh doanh toàn cầu, cụ thể là ba lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng đến doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi quốc tế như: Kinh tế - Tài chính quốc tế, Tiếp thị quốc tế và Chiến lược kinh doanh quốc tế.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh quốc tế có thể khởi nghiệp như quản trị viên ở các công ty vừa hoặc nhỏ có hoạt động kinh doanh, sản xuất hoặc đầu tư trên phạm vi quốc tế, hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia.

- Chuyên ngành Tiếp thị (Marketing):

  • Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên các mô hình lý thuyết và công cụ phân tích cần thiết để hiểu rõ động thái của khách hàng tổ chức/cá nhân; có khả năng thực hiện công tác quản trị chiến lược Tiếp thị cho doanh nghiệp, bao gồm nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị sản phẩm và triển khai các chiến lược truyền thông, quan hệ công chúng, phát triển thương hiệu v/v…
  • Cơ hội nghề nghiệp: Định hướng Tiếp thị đặc biệt thích hợp cho sinh viên có ý định công tác trong các lĩnh vực: Bán hàng và quản trị việc bán hàng ; Kinh doanh bán lẻ; Nghiên cứu thị trường, và Truyền thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện .

- Chuyên ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn:

  • Mục tiêu đào tạo:
    • Giúp sinh viên nhận biết sâu sắc xu hướng và sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch - Khách sạn trong môi trường toàn cầu hóa, qua đó nắm bắt các loại hình kinh doanh trong ngành công nghiệp dịch vụ Du lịch - Khách sạn;
    • Nắm vững kỹ năng chuyên sâu về quản trị ngành Du lịch - Khách sạn;
    • Khả năng quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn và tạo lập doanh nghiệp mới;
    • Khả năng hoạch định chính sách, chiến lược của kế hoạch kinh doanh của nhà hàng - khách sạn;
    • Phát triển kỹ năng chuyên nghiệp về quản trị du lịch - khách sạn trong suốt quá trình đào tạo tại trường và thực tập
  • Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Du lịch - Khách sạn có thể đảm đương các vị trí sau:
    • Quản lý bộ phận ẩm thực trong khách sạn cũng như các nhà hàng tiêu chuẩn 5 sao;
    • Làm việc trong các bộ phận kinh doanh, bộ phận hoạch định chính sách của các công ty du lịch và khách sạn;
    • Phụ trách bộ phận nhân sự, kế toán, tài chính, marketing,..

Ngoài những mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp của từng chuyên ngành thì sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh sẻ được trang bị các kiến thức, kỹ năng và các khả năng sau khi ra trường như sau:

1. Chuẩn đầu ra

1.1. Kiến thức Lý luận Chính trị

Về lý luận chính trị:

  • Sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
  • Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan làm việc sau khi tốt nghiệp.
  • Có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực.

Về đạo đức, hành vi:

  • Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt.
  • Có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, gắn bó và có tinh thần phục vụ cộng đồng tốt.
  • Có tinh thần trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng.
  • Có tính chủ động, tích cực, cầu tiến, sáng tạo trong công việc.
  • Có tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả cao, tính chuyên nghiệp cao.

1.2. Khả năng ngoại ngữ

  • Sinh viên trường Đại học Quốc tế khi hoàn tất chương trình đại học phải đạt đến trình độ tiếng Anh trung - cao cấp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu là 550 TOEFL pBT hoặc các chứng chỉ khác có điểm số tương đương, cụ thể là: 79 TOEFL iBT, hoặc 6.5 IELTS, hoặc 650 TOEIC.
  • Sinh viên tốt nghiệp phải viết luận văn tốt nghiệp bằng Tiếng Anh và phải bảo vệ thành công trước Hội đồng Khoa học.
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia vào các cuộc đối thoại hoặc thảo luận với vốn từ tương đối đầy đủ cho mọi tình huống, có kiến thức tương đối tốt về các thành ngữ tiếng Anh, ngữ động từ và từ ngữ thông tục.
  • Sinh viên tốt nghiệp nắm vững tất cả các lĩnh vực ngữ pháp tiếng Anh và có thể trình bày dưới dạng luận văn các vấn đề trong đời sống cũng như trong môi trường học thuật.

1.3. Khả năng về công nghệ thông tin

  • Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích và khai thác công nghệ thông tin để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong hoạt động của tổ chức và năng suất cá nhân.
  • Sinh viên có khả năng sử dụng các phần mềm văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, xử lý thống kê và các phần mềm chuyên ngành để giải quyết các vấn đề về kế toán, tài chính và định lượng. 
  • Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để lựa chọn, xử lý số liệu, mô tả, chứng minh và giải thích các số liệu nhằm xây dựng các báo cáo, đưa ra các quyết định.

1.4. Kiến thức Chuyên môn

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh được trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý Kinh doanh để có thể làm việc trong các lĩnh vực:

  • Chuyên viên hay nhà quản lý cấp trung trong các bộ phận chức năng như nhân sự, hành chính, dự án, sản xuất, Kinh doanh và tiếp thị v.v tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các doanh nghiệp nước ngoài
  • Chuyên viên phụ trách quản trị Tiếp thị, chuyên viên phân tích tại các công ty Nghiên cứu thị trường, hoặc chuyên viên tư vấn quản trị tại các công ty tư vấn phát triển doanh nghiệp
  • Chuyên viên hay nhà quản lý trong các bộ phận, phòng ban của các nhà hàng, khách sạn, và các công ty du lịch v.v…

1.5.  Kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Quản trị Kinh doanh có các kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực như sau: