Quyết định bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND

Theo đó, căn cứ Quyết định số 531-QĐNS/TW ngày 04/6/2022 của Ban Bí thư về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Minh Trung, HĐND thành phố đã thực hiện quy trình xem xét, bãi nhiệm theo thẩm quyền.

Tại Kỳ họp có 48/52 đại biểu dự [vắng 4 đại biểu có lý do]. Qua bỏ phiếu kín, có 46/48 đại biểu tán thành bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐND thành phố và 47/48 đại biểu đồng ý bãi nhiệm đại biểu HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Trung.


Các đại biểu đã bỏ phiếu kín về bãi nhiệm Phó Chủ tịch HĐND thành phố và bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND thành phố khóa X đối với ông Lê Minh Trung

Căn cứ kết quả bỏ phiếu, HĐND thành phố thông qua Nghị quyết bãi nhiệm Phó Chủ tịch HĐND thành phố và bãi nhiệm đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Trung.

Trước đó, tại Kỳ họp vào ngày 26-5-2022 của Ban Bí thư do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức: Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Minh Trung - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng.

Ông Lê Minh Trung đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương, vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình. Vi phạm của ông Lê Minh Trung gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và của đảng viên.

HỒNG QUÂN

Đại biểu hội đồng nhân dân là gì? Các trường hợp và trình tự thủ tụ bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân?

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương, vì vậy mỗi đại biểu hội đồng nhân dân là “cầu nối” bày tỏ nguyện vọng của nhân dân địa phương đến với nhà nước. Chính vì vai trò quan trọng như vậy, nên việc bầu và bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân phải được quy định một cách chặt chẽ.

Cơ sở pháp lý:

– Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

1. Đại biểu hội đồng nhân dân là gì?

– Đại biểu hội đồng nhân dân là thành viên của hội đồng nhân dân do cử tri của đơn vị hành chính tương ứng bầu ra thông qua cuộc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và kín. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

– Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ.

– Số lượng đại biểu của hội đồng nhân dân ở mỗi chính quyền địa phương là không giống nhau và được xác định theo công thức cụ thể do Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định căn cứ vào dân số và đặc Điểm đô thị- nông thôn của đơn vị hành chính tương ứng.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

+ Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm ba mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;

+ Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu.

– Mỗi khóa hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 05 năm kể từ kỳ họp thứ nhất của hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của hội đồng nhân dân khóa tiếp theo. Nhiệm kỳ này có thể được rút ngắn hoặc kéo dài do Quốc hộ quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Xem thêm: Tiêu chuẩn, số lượng và độ tuổi đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

– Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

– Huyện không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;

+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu;

+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

+ Xã không thuộc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.

Xem thêm: Mức lương và hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân mới nhất

– Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.

– Một người chỉ có thể làm đại biểu hội đồng nhân dân ở tối đa hai cấp đơn vị hành chính trong cùng một nhiệm kỳ; nếu đã là đại biểu Quốc hội thì chỉ được làm đại biểu của một Hội đồng nhân dân trong cùng nhiệm kỳ.

Bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân là hoạt động của Hội đồng nhân dân hoặc cử tri buộc đại biểu hội đồng nhân dân phải ngừng làm việc trong một số trường hợp nhất định

2. Các trường hợp và trình tự thủ tụ bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân.

Điều 102, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

“1. Đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

4. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.”

Xem thêm: Thực hiện bầu cử bổ sung Đại biểu hội đồng nhân dân

Như vậy, đại biểu hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm trong trường hợp không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với tín nhiệm của Nhân dân, đó là các tiêu chuẩn:

– Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm, trình tự thủ tục bãi nhiệm là khác nhau:

– Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân: Việc bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân theo quy trình: [1]Thường trực Hội đồng nhân dân  đọc Tờ trình Hội đồng nhân dân về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân; [2] Hội đồng nhân dân thảo luận; [3] Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu; [4] Hội đồng nhân dân bỏ phiếu bãi nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín; [5] Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu; [6] Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân quyết định thông qua nghị quyết bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

– Cử tri bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân: Đến nay, sau 05 năm thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa ban hành hướng dẫn về trình tự thực hiện việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại Khoản 4 Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Việc quy định cử tri bãi nhiệm đối với đại biểu không đơn thuần là vấn đề pháp lý, thể hiện quyền của cử tri đối với đại biểu do mình bầu ra mà quan trọng hơn đó chính là cơ chế để cử tri giám sát hoạt động của đại biểu, đảm bảo đại biểu phải gắn bó mật thiết, thực sự là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Xem thêm: Sinh con thứ ba có được ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân

Để phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân, ngoài việc kịp thời ban hành quy định việc cử tri bãi nhiệm đại biểu cần nghiên cứu quy định Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu đối với nhân sự được giới thiệu ứng cử đại biểu khóa sau; giao Thường trực Hội đồng nhân dân mỗi cấp xây dựng quy định khung đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu không chuyên trách, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đại biểu, đáp ứng yêu cầu thực tế và mong đợi của cử tri. Ngoài ra cần có quy định riêng về tiêu chuẩn khen thưởng đối với đại biểu dân cử [ngoài đại biểu chuyên trách] để động viên, khích lệ đối với hoạt động của đại biểu theo từng năm.

Dưới đây là ví dụ về bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày     tháng     năm 20     

 NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU HĐND THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA XV, NHIỆM KỲ 2016-2021 ĐỐI VỚI ÔNG HOÀNG MẠNH PHÚ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ CHÍN

Xem thêm: Điều kiện ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

[Từ ngày 08/7/2019 đến ngày 10/7/2019]

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tại Tợ trình số 08/TTr-HĐND ngày 03/7/2019 về việc xem xét bãi nhiệm đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Hoàng Mạnh Phú;

Căn cứ kết quả biểu quyết bãi nhiệm đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Hoàng Mạnh Phú,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Bãi nhiệm đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Hoàng Mạnh Phú do khuyết Điểm, vi phạm nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ và nhân dân, làm giảm uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và cá nhân nên không đủ tiêu chuẩn là đại biểu HĐND Thành phố.

Điều 2. Thường trực HĐND Thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và ông Hoàng Mạnh Phú chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ chín, ngày 10/7/2019./.

Xem thêm: Tiêu chuẩn đối với người được giới thiệu ứng cử hội đồng nhân dân xã

Nơi nhận:
– Như Điều 2; – Ủy Ban Thường vụ Quốc hội; – Chính Phủ, Bộ Tư Pháp, Bộ Nội vụ; – Văn phòng Quốc hội, Ban CTĐB QH; – TT Thành ủy, UBND TP; – Đoàn ĐBQH Hà Nội; – Đại biểu HĐND TP; – VP HĐND TP, VP UBND, UBMTTQ các Q, H, TX thuộc TPHN;

– Lưu: VT.

Video liên quan

Chủ Đề