Quy y là gi

Khi cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, khó khăn và không tìm thấy được lối thoát cho bản thân, nhiều người đã quyết định quy y. Vậy thực sự quy y là gì? Làm thế nào để quy y Tam Bảo cho đúng? Với bài viết này, Truyền hình An Viên sẽ mang đến cho bạn đọc góc nhìn khái quát nhất.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Quy y là gì? Quy y Tam Bảo là thế nào?

Nếu dịch theo từng chữ thì “quy” có nghĩa là quay lại, quay đầu, trở về còn “y” dùng để chỉ sự nương tựa, thuận theo. Thông thường mọi người đều nghĩ quy y chỉ dùng trong Phật giáo. Tuy nhiên, quy y còn có thể hiểu chạy trốn khỏi những điều sợ hãi để tìm đến nơi an toàn.

Chẳng hạn như, hồi bé những lúc cảm thấy bị đe dọa, lo sợ việc đầu tiên mà ta nghĩ đến chính là chạy về phía bố mẹ. Khi đã được ở bên bố mẹ, dường như mọi lo lắng, sợ hãi đều tan biến đi.

Quy y là gi

Quy y tam bảo là nương tựa, gửi gắm niềm tin vào Phật giáo, tìm kiếm sự bảo vệ, an toàn cho bản thân

Quy y trong Phật giáo cũng sẽ được hiểu theo nghĩa gần tương tự như vậy. Quy y là nơi giúp chúng sinh đến tìm kiếm sự an toàn cho bản thân, tâm được thanh tịnh, thoát khỏi những đau khổ của cuộc sống. Quy y sẽ bao gồm quy y Phật - Pháp - Tăng và được gọi chung thành quy y Tam Bảo.

Những Phật tử đã quy y luôn luôn phải trau dồi đạo đức và nhân cách của mình. Trong đó phải tuân thủ không phạm phải 5 điều cấm kỵ, bao gồm: Không sát sinh, không tà dâm, không trộm cướp, không uống rượu và không nói dối.

Trong Phật giáo, quy y sẽ được chia thành hai loại là quy y thế tục và quy y siêu thế.

Xem thêm: Tây Phương Cực Lạc là gì? Ở đâu? Cõi cực lạc có thật không?

2. Tại sao chúng ta nên quy y Tam Bảo?

Để giải đáp được câu hỏi này chúng ta cần phân tích trên ba phương diện: Phật – Pháp – Tăng.

  • Quy y Phật: Thông thường Đức Phật sẽ đại diện cho sự giác ngộ trong nhân thức của con người. Họ đã xác định được rõ bản chất thực sự của cuộc sống rồi từ đó lựa chọn quy y vào cửa Phật. Đó như là sự gửi gắm niềm tin, thân xác và tâm trí của mình cho Đức Phật.

Quy y là gi

Hiểu đúng về quy y là gì? 

  • Quy y Pháp: Phật pháp là những lời răn dạy của Đức Phật đến chúng sinh. Pháp giống như ngọn đèn dẫn lối để con người biết làm thế nào để tìm kiếm được chân lý, giác ngộ của cuộc sống.
  • Quy y Tăng: Nhà sư, nữ tu hay những nhà giảng Phật pháp đều được gọi chung là Tăng. Tất cả đều hướng tới việc học tập và thực hành các giáo lý Phật pháp.

Con người thường bị mê hoặc bởi bản ngã của mình mà quên mất đi những giá trị đạo đức, tâm tính bên trong. Vì vậy, quy y chính là cách để chúng ta tìm lại những bản chất tốt đẹp, vượt qua mọi khổ đau để tìm đến được bến bờ, tâm tính lương thiện, tốt đẹp. Như vậy mới gọi là quy y chân chính.

3. Ý nghĩa của nghi thức quy y là gì?

Quy y Tam Bảo có thể được xem như bước khởi đầu dành cho những Phật tử muốn theo đuổi những giáo lý của nhà Phật. Sau khi đã làm lễ quy y, các Phật tử đã gửi gắm cuộc sống của mình cho Phật. Vì vậy, phải luôn học tập và rèn luyện tâm tính bản thân, noi gương của phật.

Những giá trị mà Tam Bảo đem đến cho các Phật tử rất lớn, chúng không thể đong đếm được bằng của cải vật chất mà thể hiện ở tinh thần.

Có một thực tế là, Phật giáo không phải là một tín ngưỡng trừu tượng hay phạm trù triết học. Phật giáo chỉ là một cách để mọi người tiếp cận với cuộc sống nên Phật giáo chỉ thực sự có ý nghĩa khi được con người thể hiện ra bên ngoài.

Những người muốn quy y không nhất thiết phải đi tu, không cần từ bỏ thế tục và không phân biệt về giới tính hay độ tuổi. Điều mà Đức Phật muốn con người hướng đến là tu tâm, dưỡng tính, loại bỏ tà ác.

Nên đọc: Cõi Atula Là Gì? Chúng Sinh Bị Nghiệp Gì Khiến Vào Cõi Atula

4. Cần làm gì khi quy y Tam Bảo?

Các Phật tử sau khi đã quy y cần phải tuân thủ 5 giới ( 5 điều không nên làm) sau:

  • Không sát sinh: Con người không được cướp đoạt mạng sống của bất kỳ sinh linh nào kể cả là những con vật. Bởi lẽ chúng cũng sẽ biết đau, khổ sở như con người. Sát sinh sẽ ảnh hưởng đến kiếp luân hồi, vì vậy thay vì sát sinh hãy làm nhiều việc thiện, tích đức tạo nên một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn.

Quy y là gi

Ý nghĩa thực sự của việc quy y là gì? 

  • Không trộm cắp: Cướp đoạt tài sản không thuộc về mình sẽ khiến cho người khác phải chịu cảnh khổ đau, nghèo túng.  Vì vậy không nên trộm cắp, phải kìm hãm được những tham vọng không đúng của bản thân tránh để lại những hệ lụy không đáng có về sau.
  • Không tà dâm: Không nên để những dục vọng bất chính lấn át con người. Nếu đã có vợ thì nên một lòng, chung thủy son sắt để gia đình luôn hòa thuận, ấm êm.
  • Không nói dối: Không được nói sai sự thật, nói xấu sau lưng người khác nhằm chà đạp lên nhân phẩm, bôi nhọ danh dự gây tổn thương đến người khác. Chỉ một lời nói không đúng thôi cũng có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra sau đó. Cho nên, phật tử phải luôn làm theo lời răn dạy của nhà Phật, phải để ý đến lời ăn tiếng nói của mình tránh gây tai họa.
  • Không uống rượu: Đức Phật nhận ra rằng rượu hay các chất kích thích khác không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn khiến con người bị mê muội, khó kiểm soát được bản thân, dễ đánh mất đi ý thức và làm ra những điều xấu như giết người, cướp của,… Vì vậy, nên tránh xa rượu để giúp tâm thần luôn được tỉnh táo và minh mẫn.

5. Một số suy nghĩ sai lầm về lễ quy y Tam Bảo

Quy y với càng nhiều thầy thì lại càng tốt: Nhiều người suy nghĩ rằng cần phải quy y với những bậc cao tăng, nổi tiếng thì mới tốt. Nhưng trong lễ nghi khi quy y chỉ cần người thành tâm, thầy làm lễ và phải được chứng giám trước điện Tam Bảo. Thầy làm lễ chỉ có trách nhiệm thực hiện nghi lễ và truyền giới để giúp con người trở thành Phật tử. Chúng ta quy y vào Tam Bảo chứ không phải quy một người cụ thể nên ai là người làm lễ cũng không quan trọng.

Đã quy y thì không được kết hôn hay sinh con. Thực tế, khi quy y không cần phải rời xa trần thế, chúng ta có thể học cách quy y tại gia, trở thành Phật tử tại gia nên vẫn có thể kết hôn và sinh con bình thường. Chỉ cần nhớ ăn chay, niệm phật và nên đến chùa vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng.

Phật tử quy y phải tuân theo lời Phật nếu làm sai sẽ phạm phải tội nặng hơn. Phật tử khi quy y thường lo sợ sẽ làm sai và bị Đức Phật trừng phạt là không đúng. Bởi vì, bất kỳ ai, bất kỳ điều gì thì cũng đều tuân theo quy luật nhân quả nên Đức Phật sẽ không giáng họa hay trừng phạt ai cả.

Thông qua bài viết chia sẻ của Truyền hình An Viên trên đây, chắc hẳn các bạn đã có cho mình câu trả lời về quy y là gì, đồng thời cũng hiểu sâu hơn về quy y Tam Bảo. Hãy nhớ rằng Phật là tại tâm, tâm ta phải thiện thì dù tu hành ở chùa hay tu tại gia đều không quan trọng. 

Để cập nhật thêm những thông tin về Phật giáo nhanh chóng và chính xác, theo dõi Truyền hình An Viên trên các nền tảng Website, Facebook, Youtube.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"