Quy định về xử lý rác thải may mặc

Để giải quyết vấn nạn hàng chục triệu tấn quần áo cũ bị bỏ đi, các quốc gia phát triển ở phương Tây đã đưa ra một số biện pháp để xử lý chất thải may mặc tối ưu nhất.

Sáng kiến xử lý chất thải may mặc. Ảnh: Regan Vercruysse - Alan Stanton

Ở các nước lớn, khoảng 5 – 6% chất thải rắn ở đô thị là quần áo đã qua sử dụng.

Trong tổng số 13,1 triệu tấn chất thải may mặc của Mỹ, chỉ có 15% được tái chế, số còn lại vùi trong các bãi rác lớn. Hay ở Trung Quốc, con số này lên đến 26 triệu tấn nhưng chưa đến 1% lượng quần áo cũ được tái sử dụng.

300.000 tấn quần áo cũ được đưa vào các bãi rác ở EU. Ảnh: Koryenyeva Tetyana - Shutterstock

Làm chậm thời trang nhanh

Đây là mối quan tâm của toàn thế giới chứ không riêng một quốc gia nào. Theo nhà thiết kế người Anh Phoebe English, ngành may mặc đã biến thành “ngành công nghiệp dùng một lần quái dị” vì tốc độ nhanh chóng mà các thiết kế mới được tung ra ở thị trường thời trang nhanh.

Ước tính, sản xuất dệt may sản sinh ra nhiều khí thải carbon hơn cả vận tải biển và các chuyến bay quốc tế cộng lại. Chỉ cần một hành động đơn giản là sử dụng quần áo trong thời gian dài hơn đã có thể góp phần bảo vệ môi trường.

Theo WRAP, các công ty trong chuỗi cung ứng hàng may mặc có thể cắt giảm 3% tác động của carbon, nước và chất thải nếu họ sản xuất quần áo bền hơn hiện tại khoảng 3 tháng và giảm đến 10% khi thời gian sử dụng được kéo dài 9 tháng.

Tuy nhiên, việc kiểm tra độ bền của hàng may mặc là vô cùng khó khăn do sức ép doanh thu đến từ các nhà bán lẻ. Cùng với đó là sở thích của người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ tuổi, họ luôn muốn thay đổi, chỉ mặc quần áo một vài lần.

Kéo dài chu kỳ thời trang

Những thương hiệu thời trang cũng đang nỗ lực để kéo dài tuổi thọ của quần áo mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đơn cử là Mud Jeans ở Hà Lan, quần jeans của hãng được sản xuất với mục đích tái sử dụng, sửa chữa và tái chế, sử dụng các kỹ thuật để cắt giảm hóa chất độc hại.

Người tiêu dùng sẽ ký hợp đồng để trả lại khi hết hạn sử dụng hoặc cho người khác thuê.

Mud Jeans sản xuất quần jeans với mục đích tái sử dụng. Ảnh: Mud Jeans

Thu hồi quần áo cũ để đánh vào nhận thức

M&S của Anh đặt ra mục tiêu sẽ có 25% hàm lượng nguyên liệu tái chế trên 25% tổng số sản phẩm của cửa hàng vào năm 2025.

Theo đó, hãng đã sản xuất một dòng trang phục nam với 50% len được thu hồi từ kế hoạch mua lại.

Mike Barry, Giám đốc kinh doanh của M&S cho biết, họ đã thu hồi quần áo cũ và tái sử dụng hàng trăm nghìn bộ quần áo với mục đích cho công chúng nhìn thấy số lượng khổng lồ từ đó có ý thức hơn về vấn đề này.

M&S đã tạo ra dòng quần áo nam với 50% len được thu hồi từ kế hoạch mua lại. Ảnh: M&S

Nghĩ đến việc tái chế trước khi sản xuất

H&M đã đầu tư vào một loạt các công nghệ tái chế đáng mong đợi. Nổi bật nhất là việc hợp tác với Viện nghiên cứu Dệt may Hong Kong [HKRITA] với kỹ thuật tiếp cận cơ học – công nghệ xử lý đến 3 tấn hàng dệt không được sử dụng mỗi ngày tại nhà máy sản xuất sợi Novetex [Hong Kong].

Hàng dệt bằng sợi tái chế sẽ có thêm khoảng 30% sợi nguyên chất và số lượng này có thể được sử dụng lại. Ví dụ như một bộ sưu tập của H&M sử dụng nylon tái sinh của Econyl – được làm từ lưới đánh cá và các chất thải nylon khác.

Bộ sưu tập từ lưới đánh cá và chất thải nylon của H&M. Ảnh: H&M

H&M cùng các đối tác cũng đã thiết lập một cuộc biểu tình tái chế sản phẩm may mặc. Tại đây, khách hàng có thể mang quần áo không sử dụng của họ đến và tham quan hệ thống tạo ra quần áo mới thu nhỏ.

Eric Bang, trưởng nhóm sáng tạo của H&M cho biết, khi sự kiện được ra mắt, khách hàng phải tận mắt chứng kiến mới có thể đặt lòng tin.

Xử lý nước thải ngành may mặc, Việt Nam là nước đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ. Vì vậy cso rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam để sản xuất hàng hóa. Trong đó ngành may mặc chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc đầu tư nước ngaoì vào Việt Nam. May mặc là ngành nghề đòi hỏi số lượng công nhân cao, một nhà máy sản xuất hàng may mặc tùy theo quy mô của nhà máy mà có số lượng công nhân viên khác nhau, từ vài chục, vài trăm tới hàng nghìn người công nhân.

Với việc tập trung nhiều công nhân viên như vậy, lượng nước thải phát sinh hàng ngày của nhà máy là rất lớn. Ngoài ra các công ty lớn thường có căng tin nấu ăn tại nhà máy cho công nhân viên. Vì vậy theo quy mô cang lớn thì việc phát sinh nước thải cũng càng lớn. Với số lượng nước thải phát sinh lớn như vậy, việc xử lý nước thải này trước khi thải ra môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhà đầu tư.

  • xu ly nuoc thai nganh ca phe
  • xu ly nuoc thai mực in
  • xử lý nước thải đệt nhuộm

Nội dung bài viết

  • Nguồn Nước Thải Ngành May Mặc
    • XỬ LÝ NƯỚC THẢI MAY MẶC
  • SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT MAY MẶC
  • Thuyết minh quy trình xử lý nước thải ngành may mặc:
  • Một số đặc trưng ngành may mặc tại Việt Nam:

Nước thải của ngành  may mặc phát sinh từ hai nguồn chính:
–  Nước thải sinh hoạt
+ Như đã nói ở trên, ngành may mặc là ngành sử dụng nhiều công nhân viên vì vậy nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh, căn tin nấu ăn của nhà máy. Nước thải này chứa nhiều các chất hưu cơ, vi khuẩn..  gây ô nhiễm với nồng độ thấp phù hợp với biện pháp xử lý sinh học.
–  Nước thải sản xuất
+ Phát sinh từ công đoạn sử dụng hóa chất  tẩy rửa, dung môi..và từ công đoạn in lụa các chi tiết nhỏ lẻ [nguồn nước thải này phát sinh chủ yếu từ các nhà máy dệt nhuộm, nhà máy có thực hiện việc tẩy rửa, còn lại các nhà máy không thực hiện công đoạn này thì chỉ có nguồn nước thải ở trên]. Với loại nước thải này, chúng ta cần sử dụng phương pháp hóa lý để xử lý.

Trên đây là hai phương án xử lý nước thải cho từng nguồn khác nhau của nhà máy, tùy theo đặc trung của nhà máy mà sử dụng biện pháp khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ nói về phương pháp kết hợp xử lý cả hai loại nước thải chung vào một hệ thống xử lý.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI MAY MẶC

Nước thải may mặc chứa nhiều vi sinh vật và chất hữu cơ, vì vậy trước khi đi vào hệ thống xử lý, nước thải này sẽ được sử lý sơ bộ qua bể tự hoại. Thông số và quy trình hoạt động của bể tự hoại đặc trưng như sau:

Bể tự hoại 3 ngăn được xây bằng gạch, có nắp đậy bằng tấm đan. Nguyên lý hoạt động của bể là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng, cặn lắng sẽ được giữ lại trong bể khoảng thời gian từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân giải, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan.

Ngăn đầu tiên của bể tự hoại có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể bị phân hủy yếm khí khi đầy bể, khoảng 6 – 8 tháng sử dụng, cặn lắng này sẽ được hút ra theo bởi các đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý.

Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn lơ lửng có trong nước thải sẽ tiếp tục lắng xuống đáy, nước thải được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ có trong nước. Sau đó, nước thải tiếp tục chảy sang ngăn thứ ba rồi thoát ra hố ga thu gom nước thải của công ty và sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước tới hệ thống xử lý nước thải.

SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT MAY MẶC

Công nghệ xử lý nước thải ngành may mặc

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải ngành may mặc:

Nước thải từ các khu vực bể tự hoại cảu nhà máy và nước thải sản xuất  sẽ được dẫn theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào hố thu gom của trạm xử lý. Tại đây, trước khi nước thải chảy vào hệ thống đ8ược lọc qua song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải nhằm bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau. Tiếp đó nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm có chức năng hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, nhằm ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu và trung hòa giữa nước thải sản xuất và nước sinh hoạt đảm bảo nước thải có tính chất đồng đều không có nồng độ ô nhiễm khác nhau, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm sang bể phản ứng để thêm hóa chất. Tại bể phản ứng, hóa chất keo tụ [hóa chất hay được sử dụng nhất là hóa chất polymer] được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất, công việc này sẽ được hoạt động tự động, đảm bảo sử lý nước thải vận hành ổn định.

Cùng với việc thêm hóa chất, máy khuấy được đặt trong bể sẽ thoạt động liên tục, hóa chất keo tụ được phối trộn nhanh và đều vào trong nước thải, nồng độ các chất thải trong nước sẽ hình thành các bông cặn nhỏ li ti khắp diện tích bể. Tiếp đó nước thải này sẽ tự chảy qua bể keo tụ tạo bông. tại đay với tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết sau đó hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Nước thải đã được keo tụ sẽ chảy sang bể lắng, tại bể lắng những bông keo tụ có trọng lượng riêng nặng hơn nước và kích thước lớn sẽ được lắng xuống đáy bể.
Phần keo tụ lắng lại này sẽ tạo bùn trong nước thải được giữ lại ở đáy bể lắng. Lượng bùn này sẽ được bơm qua bể chứa bùn, phần nước sau khi được tách bùn sẽ chảy về bể trung gian, sau đó được bơm sang bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước, các nguyên tố dạng vết. Nước thải sau khi đã qua bể lọc áp lực sẽ tiếp tục đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải và đồng thời khử trùng nước thải. Nước sau khi đã qua bể nano dạng khô sẽ đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật cho phép.
Lượng bùn còn lại tron bể chứa bùn sẽ được định kỳ thu gom làm khô và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.

Một số đặc trưng ngành may mặc tại Việt Nam:

Ngành dệt may Việt Nam nói chung có thể tận dụng một số điểm mạnh.

Đầu tiên, trang thiết bị của ngành may mặc nước ta đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm trong nước chất lượng ngày một tốt hơn và đã đuọc nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản công nhận.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được những mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu nuóc ngoài  và nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam thì cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề nhân công tốt.

Cuối cùng là, Việt Nam được đánh giá cao nhờ có nền chính trị ổn định và an toàn về xã hội, có nhiều sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng như mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Tổng ngạch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng nhanh.

Bên cạnh những thế mạnh đó, ngành dệt may nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức:

Đầu tiên: May xuất khẩu phần lớn vẫn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, kiểu mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao. Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn rất yếu, chưa phát triển tương xứng với ngành may, không có đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất ­lượng cao xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao như mong đợi. Như trên, tính theo giá so sánh về giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc trong nước đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Thứ hai: Đa số các doanh nghiệp dệt may có quy mô vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư­ thấp, hạn chế khả năng đổi mới, tiếp thu công nghệ, trang thiết bị. Chính việc quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa thể đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Vì vậy, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường hay chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn này, thể hiện rõ nhất là ban đầu trongthời gian chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa tại thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu nhất.

cuối cùng: Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất sản xuất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị, quảng bá còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may c­hưa xây dựng được th­ương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.

Quý khách hàng quan tâm đến công nghệ xử lý nước thải ngành may mặc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 0917 932 786 Ms Hương

Web: //congtyxulynuoc.com/

Email:

Chủ Đề