Quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT HÀNG NHẬP KHẨU

 Danh mục các vật thể phải kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định tại quyết định số 2515/QĐ-   BNN-BVTV ban hành bởi cục kiểm dịch thực vật có hiệu lực từ 01/07/2015.

Nếu hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục này thì phải đăng ký kiểm dịch trước khi đăng ký tờ khai hải quan.

  1. Cơ quan phụ trách kiểm dịch:

Ở Sài Gòn: Tên cơ quan: Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2.

Địa chỉ: 28, Đường Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh hoặc văn phòng của chi cục tại cảng Cát Lát đối với hàng vận chuyển bằng đường biển.

Đối với hàng vận chuyển bằng đường hàng không thì đăng ký tại văn phòng của chi cục tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Các tỉnh khác: Vui lòng tham khảo Danh sách các chi cục Kiểm dịch thực vật:
è//billcompany.vn/danh-sach-cac-chi-cuc-kiem-dich-thuc-vat

Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu [2 bản].

Phytosanitary Certificate được phát hành bởi cơ quan kiểm dịch của nước xuất khẩu. Có thể sử dụng bản sao hoặc bản gốc để đăng ký. Nếu dung bản sao thì phải bổ xung bản gốc trước khi nhận chứng thư.

Bản sao vận đơn.

Nếu là hàng thực phẩm thì kèm theo giấy đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu [2 bản].

  1. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho chi cục và đóng lệ phí kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch sẽ trả lại cho doanh nghiệp 1 bản giấy đăng ký để nộp cho hải quan khi đăng ký tờ khai.Doanh nghiệp chụp lại giấy đăng ký để làm căn cứ cấp chứng thư sau này và nộp bản gốc cho hải quan để xin lấy mẫu.
  2. Doanh nghiệp liên hệ với nhân viên phụ trách lấy mẫu của chi cục để tiến hành lấy mẫu. Chứng thư sẽ được phát hành trong vòng 24h kể từ khi lấy mẫu và cơ quan kiểm dịch không phát hiện vật thể nguy hại trên mẫu.
  3. Nộp bản gốc chứng thư cho hải quan để thông quan lô hàng và giữ lại bản sao để lưu.

LƯU Ý: Kể từ ngày 01/4/2020, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia 2020 [Triển khai thực hiện theo 2 công văn dưới đây].

Nguồn: //logisticsinvietnam.vn/

Trường hợp có vướng mắc bạn  liên hệ trực tiếp Nam 0907 036 096 [Tel/Zalo/Whatsapp]  để được tư vấn báo giá miễn phí.

Cơ quan chức năng kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Trong đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 về hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Cụ thể, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm:

1- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.

2- Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

3- Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao chứng thực giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu [trường hợp quy định phải có giấy phép].

Bên cạnh đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung Khoản 3 [kiểm tra vật thể] Điều 7 trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Theo đó, căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại.

Giám định sinh vật gây hại, cơ quan kiểm dịch thực vật gửi mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại thu được cho tổ chức giám định sinh vật gây hại. Tổ chức giám định sinh vật gây hại thực hiện giám định sinh vật gây hại và trả kết quả cho cơ quan kiểm dịch thực vật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/1/2022.

Minh Hiển


Hàng hóa là thực vật muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì trước tiên phải thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Thủ tục này sẽ chứng minh cho chất lượng của hàng hóa của thương nhân có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không. Luật Thành Thái sẽ tư vấn cho Quý khách hàng về trình tự, thủ tục Cấp giấy nhứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam.

I. Các bước để kiểm dịch thực vật nhập khẩu:

Bước 1: Kiểm tra thực vật nhập khẩu có nằm trong danh mục:

– Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu. [Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT]

– Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu. [Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT]

Bước 2:

– Nếu thực vật nhập khẩu thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu thì tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật.

– Nếu thực vật thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu thì tiến hành xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Bước 3: Tiến hành lấy mẫu kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

II. Yêu cầu đối với hàng hóa là thực vật nhập khẩu vào Việt Nam. [Điều 26 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013]

1. Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a] Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;

b] Không có sinh vật gây hại trong danh mục quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 25 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 hoặc sinh vật gây hại lạ;

c] Bao bì đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.

2. Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được phép nhập khẩu theo quy định:

a] Có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam cấp;

b] Các tiêu chí đánh giá thuộc mục I.1

III. Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật. [Điều 28 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013]

a] Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. [Mẫu số 04/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT];

b] Bản sao Hợp đồng thương mại;

c] Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân [chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu].

IV. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu. [Điều 6 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT]

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.

2. Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu [trường hợp quy định phải có Giấy phép].

V. Lấy mẫu kiểm dịch thực vật nhập khẩu:

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

a] Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

b] Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

VI. Trình tự giải quyết hồ sơ

1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật quyết định và thông báo cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật về địa điểm và thời gian tiến hành kiểm dịch;

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật thì cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết

VII. Các dịch vụ Công ty TNHH Thành Thái Và Đồng Nghiệp thực hiện

Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ:

    ….

Ngoài ra, Công ty TNHH Thái Thái và Đồng Nghiệp sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng khi có nhu cầu kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại Việt Nam. Công ty TNHH Thành Thái và Đồng Nghiệp luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. Mọi sự thắc mắc về kiểm dịch thực vật xin liên hệ với chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề