Quy định pháp luật về dịch vụ thu hộ

Bán online phụ thuộc CoD

Mới đây, vụ việc CTCP Chuyển phát nhanh GNN ra thông báo dừng hoạt động từ ngày 1/9 đã khiến cộng đồng kinh doanh trực tuyến tỏ ra lo ngại. Bởi trước khi dừng hoạt động, công ty này còn nợ khoảng 2,7 tỷ đồng tiền thu hộ từ các hóa đơn bán hàng. Số tiền này được GNN thu hộ người bán thông qua hình thức nhận hàng - thu hộ (Cash on Delivery - CoD).

Quy định pháp luật về dịch vụ thu hộ
Các đơn vị giao nhận áp dụng hình thức thanh toán CoD đang phát triển rất mạnh

Ghi nhận thực tế hiện nay, mặc dù cơ sở hạ tầng dành cho thanh toán trực tuyến đã khá phát triển tại Việt Nam nhất là ở các địa bàn đô thị, tuy nhiên hình thức thanh toán CoD vẫn khá phổ biến trong kinh doanh qua mạng internet. Thống kê của trang ShipChung.vn - một cổng giao nhận CoD có trụ sở tại Hà Nội - hiện nay 92% đơn hàng mua bán trực tuyến vẫn sử dụng hình thức thanh toán CoD để thu tiền từ khách hàng. Trong đó, thu tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn do thanh toán điện tử chưa thực sự thu hút được cả phía bên bán và bên mua.

Anh Võ Bá Long, đại diện một DN làm nghề kho vận ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho biết, thường thì khách hàng mua sắm trực tuyến không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa của bên bán, có thể do thói quen mua sắm tại các chợ truyền thống khiến họ yêu cầu phải xem thực tế hàng hóa rồi mới thanh toán tiền. Ngoài ra, một số DN hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát cung cấp dịch vụ chuyển - nhận khá chuyên nghiệp, chấp nhận chuyển hàng đi các tỉnh lẻ, vùng sâu, vùng xa nơi khách hàng không có tài khoản ngân hàng, nên các đơn vị bán hàng online phải cần đến họ để chuyển hàng và thu hộ tiền.

Theo anh Long, khi nhận vận chuyển hàng từ các đơn vị bán hàng, phía các đơn vị chuyển phát sẽ thu 2 loại phí là phí vận chuyển và phí thu hộ. Phí thu hộ thường vào khoảng 1% giá trị hàng hóa hoặc tùy theo quy định của từng đơn vị chuyển phát. Khi khách nhận hàng và thanh toán đơn hàng thành công thì phía đơn vị chuyển phát và bên bán hàng sẽ thực hiện đối soát và thanh toán. Thông thường các DN chuyển phát giữ lại nguồn tiền khá lớn từ các hóa đơn bán hàng của người bán và định kỳ đối soát – thanh toán lại cho bên bán trong thời gian 1-2 tuần/lần. Đối với các DN bán hàng trực tuyến lớn thì việc bị giữ lại doanh thu không ảnh hưởng nhiều, nhưng đối với những người bán hàng online nhỏ lẻ thì sẽ khiến vòng quay tiền dài hơn, ảnh hưởng tới lợi nhuận. Chưa kể nếu gặp các trường hợp khách không nhận hàng, hoặc không may hợp tác với các đơn vị vận chuyển thiếu uy tín thì nguy cơ mất vốn rất lớn.

Pháp lý nào cho thanh toán CoD?

Theo tìm hiểu của phóng viên Thời báo Ngân hàng, hiện nay trên thị trường có khoảng 300 DN được cấp phép hoạt động bưu chính, trong đó đa phần đều được thực hiện dịch vụ CoD. Thực tế trên thị trường con số các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giao nhận nhỏ lẻ có thể lớn hơn rất nhiều lần so với thống kê vì nhu cầu giao nhận hàng hóa và thu hộ tiền bán hàng đang ngày càng lớn do hoạt động bán hàng online qua các trang mạng xã hội ngày càng gia tăng mạnh.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền - Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh cho rằng, mặc dù hình thức thanh toán CoD phát triển rất mạnh nhiều năm nay ở Việt Nam, nhưng pháp lý để xử lý những mâu thuẫn, tranh chấp trong các trường hợp xảy ra ở lĩnh vực CoD lại chưa được quy định riêng và cụ thể trong bất cứ văn bản luật nào. “Việc giao nhận hàng đã được quy định trong Luật Bưu chính, song ở đây lại gắn với hình thức thu tiền hộ, nếu ốp vào hoạt động thanh toán trung gian thì cũng không hợp lý”, ông Truyền nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Tuyến - Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nêu quan điểm, việc thanh toán CoD phát triển quá mạnh sẽ dẫn tới nhiều trường hợp chiếm dụng vốn. Bởi khi tiền mặt được khách hàng giao cho đơn vị giao nhận càng nhiều thì luồng tiền sẽ càng lớn và việc thu - trả, tranh chấp giữa bên bán hàng và bên vận chuyển cũng sẽ xảy ra nhiều hơn.

Ông Nguyễn Trọng Tuyến cho rằng, bản chất cốt lõi của các công ty chuyển phát là giao nhận hàng hóa chứ không phải thanh toán. Vì thế cần phải có quy định khuyến khích các đơn vị bán hàng trực tuyến kết nối với các trung gian thanh toán chính thức như ngân hàng và các ví điện tử để tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm rủi ro cho tất cả các bên.

Ghi nhận từ thị trường cho thấy, hiện nay một số DN hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa cũng đã có sự hợp tác với các ví điện tử để thực hiện thanh toán quẹt thẻ và thanh toán qua mã QR. Chẳng hạn như hãng ShipChung.vn đã phối hợp với Công ty mPos và hãng vận chuyển ViettelPost để bổ sung hình thức giao hàng – quẹt thẻ tại nhà. Các đơn vị bán lẻ lớn như: Thegioididong, FPT Shop, Nguyễn Kim… cũng đã phối hợp với mPos.vn để triển khai hình thức “cà thẻ di động”.

Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia trong vòng khoảng 4-5 năm nữa hình thức thanh toán CoD bằng tiền mặt sẽ vẫn chiếm ưu thế và các DN vận chuyển vẫn muốn thu hộ tiền mặt để có thể thu phí từ người bán hàng. Chính vì vậy, để hạn chế thanh toán tiền mặt thì cần có những quy định riêng cho lĩnh vực thanh toán CoD. Theo đó, nên đưa ra các quy định về vốn điều lệ hoặc các cam kết đối soát - thanh toán tối thiểu đối với các DN vận chuyển hàng thu hộ tiền bán hàng. Riêng ở lĩnh vực ngân hàng, quan sát cho thấy mới đây nhất, NHNN đã đưa “DN cung ứng dịch vụ bưu chính công ích” vào danh sách các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt (năm 2018). Vì vậy, đây có thể là cơ sở để luật hóa và quản lý hiệu quả hơn đối với hoạt động thanh toán CoD trong các năm tới.

Nội dung MIX

- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Số hiệu:39/2014/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Toàn Thắng
Ngày ban hành:11/12/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:

Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chỉ phát hành 1 Ví điện tử cho mỗi tài khoản thanh toán

Theo Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chỉ được phép phát hành 01 Ví điện tử cho 01 tài khoản thanh toán của khách hàng tại 01 ngân hàng từ ngày 01/03/2015. Cũng theo Thông tư này, việc nạp tiền vào Ví điện tử, rút tiền ra khỏi Ví điện tử của khách hàng phải được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán; đặc biệt, nghiêm cấm việc tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví điện tử. Đối với các tổ chức phi ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm cung ứng một hoặc một số dịch vụ như: Dịch vụ chuyển mạch tài chính; bù trừ điện tử; cổng thanh toán điện tử; hỗ trợ thu hộ, chi hộ; hỗ trợ chuyển tiền điện tử và dịch vụ Ví điện tử sẽ được xem xét cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ ngày 01/03/2015. Sau 09 tháng kể từ ngày này, các văn bản, giấy tờ đã cấp về việc cho phép thí điểm cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ chính thức hết hiệu lực. Để được hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức nêu trên phải xây dựng, thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử; đồng thời, phải tuân thủ các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015.

Xem chi tiết Thông tư 39/2014/TT-NHNN tại đây

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

--------

Số: 39/2014/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 2. Các loại dịch vụ trung gian thanh toán

1. Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm:

a) Dịch vụ chuyển mạch tài chính;

b) Dịch vụ bù trừ điện tử;

c) Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.

2. Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:

a) Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;

b) Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;

1. Dịch vụ chuyển mạch tài chính là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua ATM, POS, Internet, điện thoại di động và các kênh giao dịch điện tử khác giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và/hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

3. Dịch vụ cổng thanh toán điện tử là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối giữa các đơn vị chấp nhận thanh toán và ngân hàng nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử và các dịch vụ thanh toán điện tử khác.

4. Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ là dịch vụ hỗ trợ các ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng có tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng tại ngân hàng thông qua việc nhận, xử lý, gửi thông điệp dữ liệu điện tử và tính toán kết quả thu hộ, chi hộ; hủy việc thu hộ, chi hộ để quyết toán cho các bên có liên quan.

5. Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử là dịch vụ hỗ trợ việc tiếp nhận, truyền dẫn và xử lý dữ liệu trong các giao dịch chuyển tiền điện tử của ngân hàng hoặc được ngân hàng ủy thác.

8. Đơn vị chấp nhận thanh toán là tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán.

Chương II
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

Điều 4. Cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (sau đây gọi tắt là Giấy phép) theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 101/2012/NĐ-CP).

Điều 5. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép

1. Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP.

3. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thực hiện theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Sử dụng Giấy phép

1. Tổ chức được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động theo đúng nội dung quy định trong Giấy phép.

2. Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo Giấy phép.

Chương III
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

Điều 7. Quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải xây dựng và thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải tuân thủ các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

Chương IV
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 10. Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử

1. Quy định điều kiện sử dụng dịch vụ; yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ và trong quá trình sử dụng dịch vụ; từ chối cung cấp dịch vụ khi khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng dịch vụ, không tuân thủ quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc vi phạm các thỏa thuận khác.

2. Quy định các biện pháp đảm bảo an toàn cho việc sử dụng dịch vụ.

3. Quy định loại phí và mức phí sử dụng dịch vụ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

4. Lựa chọn ngân hàng, các tổ chức khác làm đối tác để ký kết hợp đồng cung ứng, phát triển dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với nội dung Giấy phép và quy định của pháp luật.

5. Các quyền khác theo hợp đồng với ngân hàng, khách hàng và đối tác phù hợp với quy định của pháp luật.

a) Hướng dẫn khách hàng cách thức sử dụng dịch vụ;

b) Giải quyết hoặc trả lời các khiếu nại, yêu cầu tra soát của khách hàng;

c) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do lỗi kỹ thuật của hệ thống, lỗi để lộ thông tin khách hàng và các lỗi khác của tổ chức cung ứng dịch vụ;

d) Phối hợp với khách hàng thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày;

đ) Cung cấp đầy đủ thông tin định kỳ, đột xuất về các giao dịch thông qua hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ khi có yêu cầu của khách hàng;

e) Công bố các loại phí và mức phí cho khách hàng trước khi khách hàng sử dụng dịch vụ.

2. Phối hợp với khách hàng và các đối tác thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn, bảo mật khi sử dụng, cung ứng dịch vụ.

3. Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng với ngân hàng, khách hàng và đối tác.

Điều 12. Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán

1. Quy định điều kiện sử dụng dịch vụ; yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ và trong quá trình sử dụng dịch vụ; từ chối, chấm dứt cung cấp dịch vụ khi khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng dịch vụ, không tuân thủ quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc vi phạm các thỏa thuận khác.

2. Quy định các biện pháp đảm bảo an toàn cho việc sử dụng dịch vụ.

3. Quy định loại phí và mức phí sử dụng dịch vụ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

4. Lựa chọn ngân hàng, các tổ chức khác để ký kết hợp đồng cung ứng, phát triển dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với nội dung Giấy phép và quy định của pháp luật.

5. Các quyền khác theo hợp đồng với ngân hàng, khách hàng và đối tác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán

1. Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ:

a) Quy định và thông báo các điều khoản và điều kiện về việc sử dụng dịch vụ qua các kênh thích hợp (trang thông tin điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ, tờ rơi và mẫu hợp đồng/mẫu đăng ký sử dụng dịch vụ...). Tổ chức cung ứng dịch vụ và/hoặc phối hợp với ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng các vấn đề sau đây trước khi sử dụng dịch vụ:

- Các hình thức thanh toán;

- Các loại phí và lệ phí;

- Mẫu bảng kê chi tiết giao dịch, thông báo số dư cung cấp cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ;

- Quyền và trách nhiệm của khách hàng;

- Chính sách hoàn trả tiền bao gồm điều kiện, thủ tục, thời gian và chi phí hoàn trả;

- Nghĩa vụ của khách hàng trong các trường hợp xảy ra sự cố, tổn thất, mất mát và các giao dịch lừa đảo;

- Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Hướng dẫn khách hàng cách thức sử dụng dịch vụ;

c) Kiểm tra, xác thực, cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ;

e) Đối với dịch vụ Ví điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ có trách nhiệm yêu cầu khách hàng phải có tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng trước khi sử dụng dịch vụ; cung cấp đầy đủ thông tin định kỳ, đột xuất về các giao dịch thanh toán, số dư, hạn mức liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khi có yêu cầu của khách hàng.

4. Thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ.

5. Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng với ngân hàng, khách hàng và đối tác.

Chương V
BÁO CÁO, CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, trường hợp nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Làm đầu mối tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, Vụ Thanh toán có trách nhiệm xem xét và gửi hồ sơ cho các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước để tham gia ý kiến.

3. Tổng hợp ý kiến từ các đơn vị liên quan, thẩm định hồ sơ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp hoặc từ chối việc cấp Giấy phép.

4. Làm đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý các vấn đề liên quan về cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép.

5. Làm đầu mối tiếp nhận báo cáo về việc thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các ngân hàng.

Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các tổ chức không phải là ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm cung ứng một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục và gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 5 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước để xem xét cấp Giấy phép.

Sau 09 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép các tổ chức không phải là ngân hàng thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán sẽ hết hiệu lực.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.

 Nơi nhận:

- Như Điều 23; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Website NHNN;

- Lưu: VP, PC, TT.

KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC

Nguyễn Toàn Thắng

Quy định pháp luật về dịch vụ thu hộ
Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-NHNN được thay thế bởi Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-NHNN theo quy định tại .
Quy định pháp luật về dịch vụ thu hộ

Quy định pháp luật về dịch vụ thu hộ
Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-NHNN được thay thế bởi Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-NHNN theo quy định tại .
Quy định pháp luật về dịch vụ thu hộ

Quy định pháp luật về dịch vụ thu hộ
Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-NHNN được thay thế bởi Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-NHNN theo quy định tại .
Quy định pháp luật về dịch vụ thu hộ

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the State Bank of Vietnam guiding on payment intermediary service

Pursuant to the Law on the Sate Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 of the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the State bank of Vietnam;

Pursuant to the Decree No. 101/2012/ND-CP dated November 22, 2012 of the Government on non-cash payments;

At the proposal of the Director of Payment Department;

The State Bank Governor promulgates the Circular guiding on the payment intermediary services; 

Article 1. Scope of application and subjects of application

This Circular provides guidelines on payment intermediary services applied for organizations, individuals related to the supply and use of payment intermediary services.

Article 2. Types of payment intermediary services

1. Provision of electronic payment facilities include:

a) Financial telecommunications services;

b) Electronic clearing services;

c) Electronic payment services;

2. Payment service support includes:

a) Collection off-payment and payment off-payment support service;

b) Money transfer support service;

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Financial telecommunications service is the service to provide facilities ensuring the connection, transfer and handling with electronic data to perform payment transactions by ATM, POS, Internet, mobile phone and other electronic transactions among the providers of payment service and/or the providers of payment intermediary service.

2. Electronic clearing service is the service to provide facilities to perform the receipt, contrast of data and calculate the amount of money that need to be collected and paid after being cleared between participants being the providers of payment service or the providers of payment intermediary service to settle for related parties.

3. Electronic payment service is the service to provide facilities to perform the connection among units accepting payment and banks to support customers in electronic commercial transactions, paying bills and other electronic payment service.

Click download to see the full text

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

Quy định pháp luật về dịch vụ thu hộ

TẠI ĐÂY