Phương pháp tính lãi suất cho vay bình quân

1.1. Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc

Với cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu.

Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ :

A vay 30 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/năm. 

Số tiền gốc phải trả ngân hàng hằng tháng là: 30 triệu/12 tháng = 2,5 triệu đồng

Số lãi phải trả ngân hàng hằng tháng là: (30 triệu x 12%)/12 tháng = 300.000 đồng

Số tiền phải trả hằng tháng là 2,8 triệu đồng

1.2. Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Cách tính lãi này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:

- Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay

- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng

- Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ: B vay 60 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hằng tháng = 60 triệu/12 = 05 triệu

Tiền lãi tháng đầu = (60 triệu x 12%)/12 = 600.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ 2 = (60 triệu - 05 triệu) x 12%/12 = 550.000 đồng

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi trả hết nợ.

Phương pháp tính lãi suất cho vay bình quân
Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng (Ảnh minh họa)
 

 2. Có những loại lãi suất vay nào?

Hiện nay, có 03 loại lãi suất thường được các ngân hàng áp dụng khi cho vay:

- Lãi suất cố định;

- Lãi suất thả nổi;

- Lãi suất hỗn hợp.

2.1. Lãi suất cố định 

Cách tính lãi vay cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Tức lãi suất cho khoản vay của khách hàng sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay.

Ưu điểm của lãi suất cố định là người vay biết được chính xác chi phí lãi vay là bao nhiêu để có sự chuẩn bị về tài chính. Ngoài ra, với mức lãi suất không đổi, người vay sẽ tránh được các rủi ro về lãi suất trong suốt quá trình vay.

2.2. Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất có sự thay đổi theo thời gian. Khi áp dụng loại lãi suất này, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay cho khách hàng theo định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Mức lãi suất thả nổi có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và theo chính sách của ngân hàng trong thời điểm đó.

Lãi suất thả nổi được tính theo công thức:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

- Lãi suất cơ sở: thường được các ngân hàng tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.

- Biên độ lãi suất được áp dụng một mức cố định trong suốt thời gian vay vốn và được ghi cụ thể trong hợp đồng vay.

Ví dụ: A vay ngân hàng 600 triệu trong 1 năm. Ngân hàng quy định áp dụng lãi suất thả nổi định kỳ 03 tháng điều chỉnh 01 lần. Lãi suất thả nổi = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 3%.

Tại thời điểm ký hợp đồng, lãi suất tiết kiệm 12 tháng là 7%/năm => Lãi suất vay trong 3 tháng đầu là 7% + 3% = 10%/năm.

Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ nhất: lãi suất tiết kiệm 12 tháng tăng lên mức 8%/năm => Lãi suất vay trong 03 tháng tiếp theo sẽ là 8% + 3% = 11%/năm.

Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ 2: lãi suất tiết kiệm 12 tháng giảm xuống còn 6%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 03 tháng tiếp theo sẽ là 6% + 3% = 9%/năm

2.3. Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là loại lãi suất phổ biến được áp dụng với các khoản vay mua nhà, vay mua xe.

Cụ thể, khách hàng sẽ được áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong thời gian vay vốn. Thời gian đầu ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cố định ưu đãi, thường là trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng tùy gói vay.

Sau thời gian này lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức trên.

Loại lãi suất này có lợi cho khách hàng do được áp dụng mức lãi suất cố định ưu đãi. Tuy nhiên sau thời gian ưu đãi, khách hàng cũng phải chịu rủi ro do biến động của lãi suất.

Nếu có thắc mắc về cách tính lãi suất vay ngân hàng, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Vay tiền ngân hàng nhưng không trả được do Covid-19, cần làm gì? 

>> Vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính, bên nào lợi hơn? 

>> Vay tiền không trả có bị đi tù không? Trốn nợ xử lý thế nào? 

Lãi suất vay ngân hàng luôn là điều mà hầu hết nhiều người đều quan tâm. Hiện nay có 4 cách tính lãi suất cơ bản: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất theo dư nợ giảm dần và lãi suất hỗn hợp. Vậy cách tính lãi suất trong từng phương thức cụ thể như thế nào?

Khi bạn đi vay ngân hàng theo bất kì hình thức nào, lãi suất vay luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Nắm được cách tính lãi suất vay bạn sẽ chủ động hơn trong kế hoạch trả nợ, cũng như cân nhắc về số tiền muốn vay và thời gian vay phù hợp nhất với tình hình tài chính của mình

Các loại lãi suất vay ngân hàng

Hiện các ngân hàng đang áp dụng 3 loại lãi suất chính cho khách hàng vay vốn gồm:

  • Lãi suất cố định
  • Lãi suất thả nổi
  • Lãi suất hỗn hợp

Mỗi loại lãi suất sẽ được sử dụng để tính lãi vay cho từng sản phẩm tín dụng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng và bù đắp rủi ro cho ngân hàng.

Lãi suất cố định 

Lãi suất cố định được tính theo lãi suất cố định quy định từ đầu. Bạn sẽ trả lãi theo mức lãi suất đó trong suốt thời gian vay vốn được quy định trong hợp đồng tín dụng. Đây là mức lãi suất cố định, không thay đổi, không bị ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường. 

Ưu điểm của lãi suất cố định là khách hàng biết được chính xác chi phí lãi vay là bao nhiêu để có sự chuẩn bị về tài chính. Ngoài ra với mức lãi suất không đổi khách hàng sẽ tránh được rủi ro về lãi suất trong suốt quá trình vay vốn. 

Ví dụ: Bạn đi vay tín chấp 50.000.000 VND trong thời hạn 1 năm (12 tháng), lãi cố định là 12%/năm tính trên dư nợ gốc. Số lãi và vốn bạn phải trả sẽ được tính như dưới đây:

  • Lãi suất hàng tháng = 50.000.000 * 12%/12 = 500.000 VND.
  • Số tiền bạn phải trả hàng tháng = 50.000000/12 + 500.000 = 4.166.667 + 500.000 = 4.666.667 VND
  • Các tháng sau số tiền phải trả sẽ tương tự như vậy cho đến khi kết thúc hợp đồng

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất có sự thay đổi theo thời gian. Khi áp dụng lãi suất thả nổi ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay cho khách hàng theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. Mức lãi suất này có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và theo chính sách của ngân hàng trong thời điểm đó.

Lãi suất thả nổi được tính theo công thức sau

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + biên độ lãi suất

Trong đó:

  • Lãi suất cơ sở: thường được ngân hàng tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.
  • Biên độ lãi suất sẽ được áp dụng một mức cố định trong suốt thời gian vay vốn và được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng.

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 500 triệu trong 1 năm. Ngân hàng quy định áp dụng lãi suất thả nổi định kỳ 3 tháng điều chỉnh 1 lần. Lãi suất vay được tính theo công thức: Lãi suất thả nổi = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 3%. Mức lãi suất vay khách hàng phải trả sẽ là:

  • Tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, lãi suất tiết kiệm 12 tháng là 7%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng đầu là 7% + 3% = 10%/năm.
  • Tại kỳ điều chỉnh lãi suất đầu tiên: lãi suất tiết kiệm 12 tháng tăng lên mức 8%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng tiếp theo sẽ là 8% + 3% = 11%/năm.
  • Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ 2: lãi suất tiết kiệm 12 tháng giảm xuống còn 6%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng tiếp theo sẽ là 6% + 3% = 9%/năm

Phương pháp tính lãi suất cho vay bình quân

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là loại lãi suất phổ biến hiện nay, vay mua nhà, vay mua xe hầu như đều áp dụng hình thức này. Theo đó, khách hàng sẽ được áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong thời gian vay vốn. Thời gian đầu vay vốn ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cố định ưu đãi, thường là trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng tùy gói vay. Sau thời gian này lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức như trên.

Loại lãi suất này có lợi cho khách hàng khi mà thời gian đầu thì chi phí lãi cao nhất do vốn gốc còn nguyên. Tuy nhiên sau thời gian ưu đãi khách hàng cũng phải chịu rủi ro do biến động của lãi suất.

Ví dụ: Khách hàng vay 500 triệu trong 10 năm để mua xe. Lãi suất ưu đãi cố định ban đầu trong 2 năm đầu là 8%/năm, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi là 10.5%/năm. Số tiền lãi phải trả và số tiền các tháng trả ước tính như sau:

  • Số tiền trả hàng tháng (kỳ đầu): 7.500.000 VNĐ
  • Số tiền trả hàng tháng tối đa: 7.666.667 VNĐ
  • Tổng tiền phải trả: 742.083.312 VNĐ
  • Tổng lãi phải trả: 242.083.312 VNĐ

Phương pháp tính lãi suất cho vay bình quân

Nắm rõ lãi suất vay ngân hàng để chủ động khi vay

Các phương thức tính lãi suất vay ngân hàng phổ biến 

Hiện nay trên thị trường có 2 phương thức tính lãi suất phổ biến là: tính lãi trên dư nợ ban đầu và tính lãi trên dư nợ giảm dần

Lãi suất theo dư nợ giảm dần

Lãi suất theo dư nợ giảm dần là số tiền lãi được tính theo số dư nợ thực tế, tức lãi được tính trên số tiền gốc ban đầu trừ đi số tiền gốc khách hàng đã trả cho ngân hàng.

Ví dụ: Bạn đi vay 50.000.000 VND lãi suất cố định 12 %/năm trong thời hạn 1 năm (12 tháng). Lãi được tính trên dư nợ giảm dần.Vậy số tiền bạn phải trả hàng tháng được tính như sau:

  • Số tiền gốc trả hàng tháng = 50.000.000/12 = 4.166.667 VNĐ
  • Số tiền lãi phải trả tháng đầu = 50.000.000 * 12%/12 = 500.000 VNĐ
  • Số tiền lãi trả tháng thứ 2  = (50.000.000 - 4.166.667)*12%/12 = 458.333 VNĐ

Bảng tính lãi vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần

Phương pháp tính lãi suất cho vay bình quân

Lãi suất trên dư nợ ban đầu

Với cách tính lãi suất trên dư nợ ban đầu thì số tiền lãi sẽ được tính trên số tiền bạn vay tại thời điểm ban đầu trong toàn bộ quá trình vay. Ví dụ bạn vay 100 triệu đồng. Sau 3 tháng bạn trả được 20 triệu thì số tiền lãi vẫn sẽ được tính trên 100 triệu đồng. 

Để giúp bạn hình dung rõ hơn về số lãi và gốc phải trả khi ngân hàng áp dụng lãi suất trên dư nợ ban đầu, TheBank sẽ phân tích ví dụ sau đây. Khách hàng A vay 50 triệu đồng trong 12 tháng, lãi suất 12% cố định trong suốt thời gian vay. Tiền lãi được tính trên dư nợ ban đầu.

Số lãi và gốc khách hàng phải trả được tính như sau:

  • Số tiền lãi phải trả hàng tháng = 50.000.000 * 12%/12 = 500.000 VNĐ
  • Số tiền gốc phải trả hàng tháng = 50.000.000/12 = 4.166.667 VNĐ

Số tiền gốc và lãi phải trả hàng tháng của khách hàng là giống nhau. Do đó hàng tháng khách hàng sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản là giống nhau và bằng 500.000 + 4.166.667 = 4.666.667 VNĐ.

Bảng tính lãi vay ngân hàng theo dư nợ gốc

Phương pháp tính lãi suất cho vay bình quân

Bảng tính lãi trên dư nợ gốc

Nên lựa chọn phương thức tính lãi vay nào?

Ưu nhược điểm của từng phương thức tính lãi

  • Nếu bạn chọn hình thức tính lãi suất cố định thì bạn sẽ biết trước chắc chắn mỗi tháng bạn sẽ cần trả tiền gốc và tiền lãi là bao nhiêu (vì lãi suất cố định suốt quá trình vay), từ đó bạn sẽ chủ động hơn trong kế hoạch tài chính của mình.
  • Nếu bạn chọn hình thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần thì số tiền lãi bạn phải đóng sẽ nhỏ dần đi, từ đó bạn sẽ giảm cảm thấy giảm bớt được áp lực trả lãi hàng tháng.
  • Nếu bạn chọn hình thức tính lãi suất thả nổi thì nó sẽ có phần rủi ro theo biến động mà bạn không thể biết trước được. Tuy nhiên, nó cũng là sự lựa chọn rất khôn ngoan nếu như bạn hiểu được xu thế lãi suất và nắm rõ các kỳ điều chỉnh lãi suất tăng hoặc giảm tại thời điểm đó. Nếu lãi suất giảm trong tương lai thì đó là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, còn nếu lãi suất tăng lên thì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ không chủ động được khả năng chi trả của mình.

Nên chọn cách tính lãi nào?

Với các sản phẩm vay trung dài hạn có thế chấp tài sản như vay mua nhà, vay mua xe, vay đầu tư tài sản cố định thì khách hàng sẽ áp dụng luôn phương pháp lãi suất hỗn hợp. Khách hàng có quyền chọn gói vay sao cho phù hợp nhất. Ví dụ ngân hàng HongLeong có 3 gói lãi suất vay mua nhà cho khách hàng lựa chọn:

  • Gói 1: Lãi suất 6,75%/năm cố định 6 tháng. Lãi suất thả nổi từ tháng thứ 7
  • Gói 2: Lãi suất 7,75%/năm cố định 12 tháng. Lãi suất thả nổi từ tháng 13
  • Gói 3: Lãi suất 8,15%/năm cố định 24 tháng. Lãi suất thả nổi từ tháng 25

Với hình thức vay tín chấp khách hàng sẽ có thể được lựa chọn giữa gói vay lãi suất trên dư nợ giảm dần hoặc gói vay lãi suất trên dư nợ ban đầu. Thường thì nhìn về mặt con số thì lãi suất trên dư nợ ban đầu sẽ cao hơn so với lãi suất trên dư nợ giảm dần. Tuy nhiên khi tính ra số tiền lãi phải trả thì thì số tiền tương đương nhau. Bạn có thể dùng công cụ tính lãi vay của TheBank để ước tính số lãi vay và có sự lựa chọn tốt nhất. 

Lãi suất cho vay ngân hàng hiện nay

Nếu bạn đang có ý định vay tiền ngân hàng để kinh doanh, đầu tư sản xuất hay với mục đích tiêu dùng thì bạn nên tìm hiểu rõ về cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng dựa trên dư nợ gốc hay dư nợ giảm dần... Từ đó, bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với khả năng kinh tế của mình.

Mọi thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng!!!

Đăng ký ngay