Phương pháp định giá như thế nào

Muốn biết mức độ phát triển, khả năng kinh tế của một doanh nghiệp mạnh mẽ tới đâu. Chúng ta cần thông qua các quá trình định giá và quan sát. Vậy định giá doanh nghiệp là gì? Thế nào là tiêu chuẩn định giá? Hôm nay, hãy cùng Isaac tìm hiểu về các phương pháp để định giá một doanh nghiệp nhé!

Định giá doanh nghiệp là gì?

Nhắc đến những khái niệm cơ bản trong đầu tư, không thể không nhắc tới khái niệm giá trị doanh nghiệp. Làm sao để định giá cho doanh nghiệp khi mà bạn chưa hề có cái nhìn rõ ràng và cụ thể về nó.Giá trị doanh nghiệp có thể xác định bằng các khoản thu; các nguồn vốn đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp; mà là giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích là lại lợi ích cho các chủ sở hữu và các bên liên quan.

  • Discovery Commerce Là Gì? Ứng Dụng Discovery Commerce Trong Thực Tế
  • Mở Siêu Thị Mini Cần Bao Nhiêu Vốn
  • Khó khăn khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
  • Top 10 Thương Hiệu Nhượng Quyền Cafe Lớn Lợi Nhuận Cực Cao
  • Nguồn Hàng Kênh Phân Phối Nước Giặt Lix Toàn Quốc Giá Gốc

Giá trị mà một doanh nghiệp có thể đem lại cho các nhà đầu tư được xem xét trên 2 giá trị:

  • Giá trị thanh lý là tất cả số tiền có được khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh; bán tất cả các tài sản của nó
  • Giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương lai. Bắt đầu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua lượng thông tin trên, ta có thể hiểu được đơn giản rằng: Định giá doanh nghiệp chính là việc xác định giá trị doanh nghiệp

Lý do cần phải định giá doanh nghiệp?

Thông thường, khi chủ sở hữu quyết định ngừng kinh doanh; muốn bán doanh nghiệp thì tại thời điểm đó nó mới được định giá. Nhưng mỗi doanh nghiệp lại cần phải có một giá trị hiển thị nhất ở mỗi lần định giá. Ít nhất mỗi năm một lần, các doanh nghiệp sẽ được định giá. Lý do là:

  • Định giá doanh nghiệp có thể giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn khi có những chuyện bất ngờ xảy ra. Cũng giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn về giá cả, giữ được lợi ích khi muốn bán doanh nghiệp.
  • Việc nắm giữ giá trị cập nhật theo thời gian cho phép tận dụng cơ hội bán; hoặc sát nhập doanh nghiệp mới một cách nhanh chóng.
  • Có lợi khi quyết định mời thêm cổ đông hoặc có kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp.
  • Tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
  • Dễ dàng tạo niềm tin khi muốn tìm nhà đầu tư, khách hàng.

Các phương pháp định giá doanh nghiệp

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp. Căn cứ vào mức độ hoạt động, các số liệu thống kê về mức đô kinh doanh; từ đó có thể xác định được phương pháp định giá thích hợp cho doanh nghiệp đó.

Phương pháp định giá doanh nghiệp theo nội tại

Giá trị nội tại của doanh nghiệp là tổng giá trị được đánh giá từ các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp theo phương pháp kế toán hiện hành.

Tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán. Bao gồm:

  • Giá trị các tài sản lưu động, tài sản cố định
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Tại thời điểm chúng ta muốn xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào bảng cân đối kế toán; giá trị doanh nghiệp sẽ là giá trị của phần tài sản được báo cáo trên bảng cân đối kế toán.

Giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp trên gọi là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Nó phản ánh giá trị thực tế, giá bán các phần tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm định giá.

Căn cứ vào các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan, các báo cáo kế toán hàng năm của doanh nghiệp trong những năm gần nhất; các báo cáo kiểm kê tài sản, vật tư, hàng hóa, tiền vốn; các biên bản đối chiếu công nợ, các hợp đồng liên doanh liên kết [nếu có]; các tài liệu khác về đầu tư tài chính.

Ưu điểm

Đơn giản và dễ hiểu. Phản ánh chính xác thực tế về giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện hành ở thời điểm đánh giá. Vì thế nó được coi là một căn cứ quan trọng để thương lượng giao dịch giữa người bán và người mua; hoặc khi tiến hành thanh lý, giải thể doanh nghiệp.

Nhược điểm

Hầu hết giá trị của các tài sản trên bảng cân đối kế toán đều là các giá trị quá khứ. Cho nên giá trị hữu ích đối với các đối tượng cần sử dụng thông tin sẽ rất hạn chế.

Chưa tính đến khả năng sinh lời trong tương lai, phương pháp này mới chỉ xem xét giá trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh. Vậy nên, nó chưa thật sự thu hút được nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

Phương pháp định giá căn cứ vào hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Phương pháp này dựa vào các số liệu và giá trị kinh tế học được tính toán bằng quá trình phát triển; khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Điều mà các nhà đầu tư trông đợi là lợi nhuận, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Đó chính là cơ sở để định giá doanh nghiệp. Với cách nhìn nhận đó người ta đưa một số phương pháp định giá chủ yếu sau:

Phương pháp lợi nhuận

Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc lựa chọn tỉ suất hòa vốn. Nhưng có thể thấy nên chọn trái phiếu dài hạn của nhà nước làm tỉ suất vốn hóa là có cơ sở và hợp lý hơn. Bởi vì nó an toàn và dễ thu lại được vốn, lợi nhuận.

Phương pháp hiện tại hóa dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai

Phương pháp này có nguồn gốc từ một trong số các phương pháp tính hiệu quả vốn đầu tư. Ưu điểm của nó là dựa trên hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai; giá trị doanh nghiệp được đánh giá ở trạng thái động.

Nhưng điều khó khăn của phương pháp này là việc chọn tỉ suất hiện tại hóa dòng thu nhập và dự toán số năm doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Hơn nữa, việc dự toán quy mô khoản thu nhập hàng năm; đặc biệt là số lợi nhuận sau khi tính thuế cũng là một việc phức tạp và dễ mắc sai lầm.

Phương pháp hiện tại hóa lợi tức cổ phần

Dựa trên cơ sở về mặt lý thuyết thì tổng giá trị trao đổi các cổ phiếu của doanh nghiệp [và cũng là giá trị của doanh nghiệp] sẽ được tăng theo tổng giá trị hiện tại hóa các khoản lợi tức thu được trong tương lai.

Phương pháp kết hợp

Đây chính là sự kết hợp của những phương pháp trên. Do vậy, nó sẽ nhìn nhận doanh nghiệp như một tổ hợp các yếu tố kinh tế tạo thành.

Có 2 yếu tố chính đó là:

  • Các yếu tố vật chất [tài sản hữu hình]
  • Các yếu tố phi vật chất được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Ví dụ như: Uy tín, vị trí địa lý thuận lợi, trình độ quản lý, bí quyết công nghệ; các mối quan hệ khách hàng, trình độ lao động

Nếu xem như vậy thì quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tài sản hữu hình mà còn là cả tài sản vô hình. Đây là phương pháp khắc phục được những nhược điểm của phương pháp trên. Bởi vì nó cho phép đánh giá giá trị doanh nghiệp với cả giá trị hữu hình lẫn vô hình. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể xét đến lợi ích kinh tế của cả người mua và người bán. Nhờ những ưu điểm đó nên nó được sử dụng phổ biến trong các nước có nền kinh tế thị trường.

Phương pháp dựa vào bảng cân đối kế toán

Dựa vào bảng cân đối kế toán. Giá trị doanh nghiệp là giá trị của tài sản trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm chúng ta muốn xác định giá trị doanh nghiệp.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên có một nhược điểm là hầu hết giá trị của các tài sản trên bảng cân đối kế toán đều là giá trị quá khứ. Nên tính hữu ích đối với người sử dụng thông tin về giá trị DN sẽ rất hạn chế.

Chính vì vậy, phương pháp này chỉ mang tính lý thuyết, trong thực tế hầu như không được sử dụng.

Phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản

Tài sản của doanh nghiệp được tính theo giá trị thị trường tại thời điểm muốn định giá. Phương pháp này đòi hỏi các chuyên gia định giá DN cần kiểm kê trực tiếp; đánh giá lại giá trị của từng tài sản.Phương pháp này cung cấp giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp tại thời điểm định giá. Tuy nhiên thông tin này thể hiện giá trị tại trạng thái tĩnh giá trị thanh lý doanh nghiệp.

Trong khi đó, mục đích thông thường của việc định giá công ty là đề ra các quyết định kinh doanh trong tương lai. Nghĩa là xem xét doanh nghiệp trong trạng thái hoạt động liên tục; chứ không phải là khi doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Vậy nên, ngoài việc cung cấp thông tin trong các trường hợp giải thể hay phá sản. Định giá DN theo phương pháp này mang rất ít giá trị thực tế.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Phương pháp này thể hiện giá trị của dòng tiền tự do của doanh nghiệp trong tương lai. Dòng tiền này dùng cho cả chủ sở hữu và chủ nợ.Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp bảng cân đối kế toán và phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê tài sản. Tức là nó xác định giá trị doanh nghiệp trong trạng thái hoạt động liên tục chứ không phải trong trạng thái thanh lý. Tuy nhiên, nó lại có cách tiến hành khá phức tạp.

Mục đích của phương pháp này là xác định dòng tiền tự do trong tương lai của doanh nghiệp; xác định vốn chi phối bình quân để chiết khấu dòng tiền đó về giá trị hiện tại.

Xác định giá trị doanh nghiệp thông qua phương pháp chiết khấu dòng tiền bao gồm các bước:

  • Bước 1: Xác định dòng tiền tự do trong tương lai của doanh nghiệp [free cash flows to the firm FCFF]
  • Bước 2: Xác định giá trị cuối cùng [Terminal value]

Phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận khác thường

Các chủ sở hữu đều muốn đạt được tỉ lệ sinh lời dựa trên số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp. Đó chính là chi phí vốn chủ sở hữu. Nó được gọi là tỉ lệ sinh lời thông thường. Với tỷ lệ sinh lời thông thường, mỗi doanh nghiệp có một khoản lợi nhuận thông thường là :

Tỉ lệ sinh lời thông thường * Giá trị vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên lợi nhuận thực tế có thể đúng bằng hoặc khác với mức lợi nhuận thông thường này. Lợi nhuận khác thường [abnormal earnings] là sự chênh lệch giữa tổng lợi nhuận thực tế [earnings] và lợi nhuận thông thường [normal earnings] của doanh nghiệp

Lợi nhuận khác thường = Lợi nhuận [Chi phí vốn chủ sở hữu x Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu đầu kỳ].

Phương pháp định giá trên cơ sở so sánh giá trị thị trường

Phương pháp này cần dựa vào thị trường, chính là việc đánh giá các kì vọng ngắn hạn và dài hạn về sự phát triển; khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp có sự tương đồng. Từ đó, nhà phân tích có thể giả định rằng việc định giá các DN đó cũng có thể áp dụng được cho doanh nghiệp đang cần định giá.

Phương pháp này khá khó khăn trong việc lựa chọn các doanh nghiệp giống nhau. Hơn nữa, việc giải thích sự khác biệt hệ số giá giữa các doanh nghiệp; cũng như việc áp dụng các hệ số giá của các doanh nghiệp khác vào doanh nghiệp đang cần định giá cần đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng tới các hệ số giá đó.

Tuy nhiên, phương pháp này đặc biệt có ích trong việc định giá các DN không niêm yết trên thị trường chứng khoán với cơ sở số liệu chủ yếu là các báo cáo tài chính doanh nghiệp và thông tin trên thị trường chứng khoán.

Kết luận

Định giá doanh nghiệp hay xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề khó khăn và không chắc chắn. Tất cả các phương pháp được sử dụng để định giá đều không thể giải quyết được trọn vẹn vấn đề này. Nó chỉ có thể ước lượng tương đối giá trị của doanh nghiệp. Các sai số trong định giá xảy ra do sự không chắc chắn về kinh tế chứ không phải từ các phương pháp định giá doanh nghiệp.

5 / 5 [ 1 bình chọn ]

Nguyễn Văn Thịnh

Tôi là Nguyễn Văn Thịnh người sáng lập ra thương hiệu ISAAC và ISAAC GROUP là đội ngũ đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cho khách hàng ISAAC tự tin đáp ứng được mọi yêu cầu của bạn. Phương châm làm việc của chúng tôi là: cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai.

Video liên quan

Chủ Đề