Phục vọng là gì

Mùa Vọng là gì?

Bàn thờ phụng vụ Mùa Vọng, với màu tím chủ đạo

Phát phương tiện

Cretan phong cách Advent mê cung được thực hiện với 2.500 tealights đốt trong Trung tâm Kitô giáo Thiền và tâm linh của Giáo phận Limburg tại nhà thờ Holy Cross ở Frankfurt am Main-Bornheim

Mùa Vọng là khoảng thời gian 4 tuần trước lễ Giáng sinh. Chủ đề chính của mùa Vọng là chuẩn bị để kỷ niệm Sự Giáng Sinh của Chúa Giêsu. Mùa Vọng thường kéo dài từ 22 đến 28 ngày và có 4 ngày Chúa Nhật tính từ trước ngày Lễ Giáng Sinh và chấm dứt vào Đêm vọng Lễ Giáng Sinh [đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng sinh].[1] Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng [Chúa Nhật thứ tư trước Giáng sinh] cũng là thời điểm bắt đầu của Lịch phụng vụ Công giáo thường niên, thường rơi vào các ngày sớm nhất là ngày 27 tháng 11 và trễ nhất là 3 tháng 12.

Theo quan điểm của Kitô giáo, Mùa Vọng [tiếng Việt nghĩa là sự trông chờ, hy vọng; tiếng Latinh: adventus nghĩa là đến] là mùa đầu tiên của năm phụng vụ bao gồm khoảng thời gian phủ kín bốn Chủ nhật trước Lễ Giáng sinh [khoảng một tháng] và kết thúc vào Đêm Giáng Sinh. Chủ đề chính của Mùa Vọng là sự chuẩn bị mừng ngày Giáng sinh của Chúa Giêsu năm xưa, tuy nhiên, học thuyết thánh kinh hiện đại cho rằng đây là sự chuẩn bị tâm linh nhằm hướng đến cuộc trở lại để phán xét thế gian của Giêsu trong tương lai. Bầu không khí của mùa này tuy không buồn bã như Mùa Chay nhưng được liệu sao để không đi trước niềm vui tột độ của Lễ Giáng Sinh sau đó. Bằng nhiều hình thức, có thể là bốn vòng hoa hay bốn ngọn nến, nhiều nơi sử dụng nó để đánh dấu thời gian cho bốn tuần của Mùa Vọng với ý nghĩa tượng trưng: Hy vọng, Tin tưởng, Niềm vui và Tình yêu.[1] Màu lễ phục truyền thống trong mùa này là màu tím nhưng vào Chủ nhật thứ ba [Chúa nhật Vui mừng], có thể sử dụng màu hồng và được gọi là Chúa Nhật Hồng.
[2]

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Vòng lá mùa Vọng
  • 3 Lịch Mùa Vọng
  • 4 Chủ nhật Mùa Vọng đầu tiên
  • 5 Chú thích
  • 6 Tham khảo và liên kết ngoài

Lịch sử

Nguyên thủy mùa Vọng kéo dài 6 tuần, cho đến khi Giáo hoàng Grêgôriô I của Giáo hội Công giáo Rôma trong thế kỷ 7 ấn định là 4 tuần, tượng trưng cho 4 ngàn năm loài người phải chờ đợi Đấng cứu thế, kể từ khi Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm.[3] Trước đây, thời kỳ này cũng là Mùa Chay, kéo dài từ ngày 11 tháng 11 đến ngày 6 tháng 1 [Lễ Hiển linh, cũng là ngày cuối trước khi Chúa Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo Lịch Julius cũ], trong thời gian này tín hữu Công giáo phải tránh những cuộc vui, khiêu vũ và đám cưới náo nhiệt.[3]

Có thể bạn quan tâm How I Met Your Mother [mùa 5] là gì? Chi tiết về How I Met Your Mother [mùa 5] mới nhất 2021

Chính Thống giáo Đông phương cho đến nay vẫn gọi mùa này là mùa Chay, bắt đầu từ ngày 15 tháng 11 cho đến 24 tháng 12 [thường là theo Lịch Julius], họ gọi thời gian này là Mùa chay Giáng sinh hay là Mùa Chay Philip [theo tên vị Thánh tông đồ Philippus].[4] Lịch Phụng vụ Chính thống giáo cũng không bắt đầu từ Chủ nhật đầu tiên của Mùa Vọng, mà từ ngày 1 tháng 9.

Vòng lá mùa Vọng

Bài chi tiết: Vòng lá mùa Vọng

Vòng lá mùa Vọng, tuần đầu tiên

Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Giáo hội Luther ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến.[5]

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người.[1][6] 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ ba của mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa nhật Vui mừng [Gaudete Sunday]. Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.

Lịch Mùa Vọng

Bài chi tiết: Lịch mùa Vọng

Lịch Mùa Vọng tự làm, với những gói quà

Lịch Mùa Vọng do trẻ em tự làm

Một ngôi nhà với 24 ô cửa, trang trí như Lịch Mùa Vọng, mỗi ngày kéo 1 màn cửa lên

Tại phương Tây, một lịch Mùa Vọng là một lịch đặc biệt được sử dụng để đếm hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng sinh. Lịch Mùa Vọng hiện nay thường bắt đầu từ ngày 01 tháng 12 cho đến ngày 24 tháng 12, đôi khi có loại lịch có thể bắt đầu khác đi, bắt đầu từ Chủ nhật Mùa Vọng đầu tiên, sớm nhất là ngày 27 tháng 11 và trễ nhất là 03 tháng 12.[7]

Có thể bạn quan tâm Tiêu chuẩn kép là gì? Chi tiết về Tiêu chuẩn kép mới nhất 2021

Lịch thường mang hình thức của một thẻ hay tấm bảng hình chữ nhật lớn với cửa sổ trong đó thường là 24 cửa sổ, một cửa sổ cho mỗi ngày của tháng 12 dẫn đến ngày Giáng sinh. Các cửa sổ thường có đánh số và sắp đặt không theo thứ tự [cho người phải tìm chút ít], khi mở để lộ phía trong là một hình ảnh, bài thơ, một phần của một câu chuyện [chẳng hạn như câu chuyện về Giáng sinh của Giêsu] hoặc một món quà nhỏ, chẳng hạn như một đồ chơi hoặc sô-cô-la [có thể lịch là một hộp sô cô la, với 24 ô khoét sẵn].[8]

Phong tục này được xem là bắt đầu của Giáo hội Luther Đức, từ đầu thế kỷ 19. Thời đó, nhiều gia đình thường gạch 24 gạch phấn trắng lên cửa, và mỗi ngày xóa đi 1 gạch, hay là thắp 1 hàng nến, hay là mỗi ngày dán những tranh ảnh tôn giáo lên tường. Theo Viện Bảo tàng Bang Niederösterreich, lịch mùa Vọng làm bằng tay đầu tiên có từ năm 1851, lịch in đầu tiên được phát hành tại Hamburg vào năm 1902 hay là 1903.[7]

Chủ nhật Mùa Vọng đầu tiên

  • 2015: 29 Tháng 11 năm 2015
  • 2016: 27 Tháng 11 năm 2016
  • 2017: 03 Tháng 12 năm 2017
  • 2018: 02 Tháng 12 năm 2018
  • 2019; 01 Tháng 12 năm 2019
  • 2020: 29 Tháng 11 năm 2020
  • 2021: 28 Tháng 11 năm 2021
  • 2022: 27 Tháng 11 năm 2022
  • 2023: 03 Tháng 12 năm 2023

Chú thích

  1. ^ a ă â

    Catholic Encyclopedia: Advent. Newadvent.org. ngày 1 tháng 3 năm 1907. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011.

  2. ^ What Color is Lent?. Adoremus.org. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ a ă [tiếng Anh] Ambrosian Liturgy and Rite
  4. ^ Kallistos [Ware], Archimandrite [1978], The True Nature of Fasting, The Lenten Triodion, South Canaan, PA: St. Tikhons Seminary Press [2002 reprint], ISBN 1-878997-51-3
  5. ^ [tiếng Đức] Der Adventskranz
  6. ^ Các biểu tượng và ý nghĩa thiêng liêng của mùa Vọng
  7. ^ a ă [tiếng Đức] das Ritual: der Adventskalender Lưu trữ 2007-12-02 tại Wayback Machine, Đài Truyền hình Arte Lỗi chú thích: Thẻ không hợp lệ: tên arte được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  8. ^ [tiếng Đức] Die Geschichte des Adventskalenders. Sellmer Verlag. Truy cập ngày 22/12/2009

Tham khảo và liên kết ngoài

  • Tìm hiểu: Mùa Vọng
  • Các biểu tượng và ý nghĩa thiêng liêng của mùa Vọng
  • Advent Sermon Series from the Society of Saint John the Evangelist, a monastic community in the Episcopal Church
  • Catholic Encyclopedia: Advent
  • American Catholic: Advent to Epiphany Prayers, calendar and activities
  • Liturgical Resources for Advent
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mùa Vọng.

  • x
  • t
  • s

Năm phụng vụ của Giáo hội Công giáo Rôma

Mùa Vọng Mùa Giáng Sinh Mùa Thường Niên I Mùa Chay Tam nhật Thánh Mùa Phục Sinh Mùa Thường Niên II

Dựa trên Lịch Roma

  • Chúa nhật Mùa Vọng
  • Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội^
  • Chúa nhật Màu hồng
  • [O Antiphons]

  • Lễ Giáng Sinh [Sự giáng sinh của Giêsu]^
  • Lễ Thánh Gia Thất
  • Lễ Mẹ Thiên Chúa^
  • Lễ Hiển Linh^
  • Lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa

  • Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh [Lễ Nến]
  • Lễ kính Thánh Giuse^
  • Lễ Truyền Tin
  • [Carnival]

  • Thứ tư Lễ Tro
  • Chúa Nhật Vui Lên
  • Tuần Thánh: Chúa nhật Lễ Lá, Thứ tư Tuần Thánh, Thứ năm Tuần Thánh [Thánh lễ Truyền Dầu]

  • Thứ năm Tuần Thánh [Lễ Tiệc Ly]
  • Thứ sáu Tuần Thánh
    • Phụng vụ Lời Chúa, Đàng Thánh Giá, Rước lễ
  • Thứ bảy Tuần Thánh
  • Canh thức Phục Sinh

  • Chúa nhật Phục Sinh: Sự phục sinh của Giêsu
  • Tuần bát nhật Phục Sinh [Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót]
  • Lễ Thăng Thiên^
  • Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

  • Chúa nhật Lễ Chúa Ba Ngôi
  • Lễ Mình và Máu Thánh Chúa^
  • Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu
  • Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng
  • Lễ sinh nhật Thánh Gioan Baotixita
  • Lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô^
  • Lễ Chúa Hiển Dung
  • Lễ Đức Mẹ Lên Trời^
  • Lễ sinh nhật Đức Mẹ
  • Lễ Suy tôn Thánh Giá
  • Lễ Các Thánh^
  • Lễ Các Đẳng
  • Lễ Đức Mẹ Dâng Mình
  • Lễ Chúa Kitô Vua

Ghi chú

^ = Ngày lễ buộc [10]
Cổng thông tin Công giáo Xem thêm: Computus Màu phụng vụ Lễ trọng


Lấy từ //vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mùa_Vọng&oldid=64624817

Thể loại:

  • Giáng sinh
  • Mùa Vọng
  • Thuật ngữ Công giáo
  • Lịch phụng vụ
  • Ngày lễ trong mùa Giáng Sinh
  • Nhịn ăn Kitô giáo

Thể loại ẩn:

  • Trang có lỗi chú thích
  • CS1: không rõ lịch JuliusGregorius
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
  • Trang sử dụng liên kết tự động ISBN

Từ khóa: Mùa Vọng

mùa vọng 2021
mùa vọng năm 2021
lịch mùa vọng 2021
mùa vọng bắt đầu và kết thúc khi nào
mua vong 2021
chúa nhật 1 mùa vọng 2021
lịch mùa vọng
mùa vọng có được làm lễ cưới không
mùa giáng sinh bắt đầu và kết thúc khi nào
mùa vọng bắt đầu từ ngày nào
mùa vọng
mùa vọng gồm bao nhiêu tuần
thanh ca mua vong 2021
tinh tam mua vong 2021
tìm hiểu về mùa vọng
mùa vọng là gì
mùa chay 2022 bắt đầu từ ngày nào

LADIGI Công ty dịch vụ SEO TOP giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Scores: 4.6 [113 votes]

Thank for your voting!

Video liên quan

Chủ Đề