Phong cách viết văn của Andersen

1. Tiểu sử

- An- đéc- xen [1805- 1875] tên đầy đủ là Christian Andersen

- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

2. Sự nghiệp sáng tác

+ Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

+ Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…

- Phong cách sáng tác:

+ Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ:

- Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

>> Soạn bài: Cô bé bán diêm [ngắn nhất]

2. Bố cục

- Đoạn 1: [Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”]: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét

- Đoạn 2: [tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”]: Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực

- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

>> Tóm tắt đoạn trích Cô bé bán diêm

3. Giá trị nội dung

- Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

>> Thông điệp và tấm lòng nhân ái của nhà văn trong truyện Cô bé bán diêm

4. Đặc sắc nghệ thuật

- Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

>> Phân tích bốn giấc mơ của cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm

5. Sơ đồ tư duy

Đây chính là bài tiểu luận môn văn học của tớ đấy thứ 5 này sẽ phải nộp.Viết xong rồi chuẩn bị đi in.Trước khi in mình phải làm quả entry kỷ niệm cái nhờ

!!!!!!!! Post lên cho mọi người thấy độ hoành tráng của nó.In ra cũng được 10 trang đấy

Hans Christian Andersen_nhà văn người Đan Mạch,ông đã từng thể hiện ngòi bút qua nhiều thể loại nhưng ko thu đc nhiều thành công đáng kể.Sau này khi ông chuyển sang viết truyện,đặc biệt là truyện cổ tích thì ông đã đạt được những thành công rực rỡ.Truyện của ông không chỉ được độc giả trên cả thế giới biết đến mà cho đến tận bây giớ nó vẫn còn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc cho dù rất nhiều thế hệ đã đi qua.Năm nay, một chương trình kỷ niệm lần thứ 200 năm ngày sinh của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen sẽ được tổ chức trên toàn thế giới. Nhắc đến tên ông, rất nhiều người trong chúng ta có thể nhớ đến những câu chuyện cổ tích bất hủ như Chú lính chì dũng cảm, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Bà Chúa Tuyết… Và rất nhiều người trong chúng ta có thể vẫn nhớ rằng ông đã trải qua một cuộc đời khó khăn, chìm nổi. Thiên tài của ông, thể hiện trong những chuyện kể có một không hai, ngày nay đã hoàn toàn được thừa nhận. Nhưng đương thời, sự thừa nhận ấy còn chưa đến và mối quan hệ giữa nhà văn Hans Christian Andersen với các nhà phê bình luôn đầy căng thẳng.

Sự nghiệp độc đáo của ông là một đề tài nghiên cứu bất tận. Quan niệm về Hans Christian Andersen là một chủ đề rộng lớn và rất lôi cuốn. Sinh thời, Andersen rất nhạy cảm đối với mọi sự phê bình, cả tích cực và tiêu cực. Đối với ông, tất cả những bài báo, các luận văn phê bình và những lời bình luận của bạn bè là có quá nhiều ý nghĩa. Ông cảm thấy, trên đất quê hương xứ sở ở Đan Mạch, ông bị hiểu nhầm. Ông không thích thú gì việc ở Đan Mạch người ta gán cho ông cái mác là một nhà văn ngây thơ, đặc biệt sau khi những tập truyện cổ tích đầu tiên của ông được ấn hành. Những truyện này mang rất đậm ảnh hưởng bao trùm của lối kể chuyện dân gian và lại còn được ghi chú là “dành cho trẻ em”.

Đặc điểm này, dưới con mắt một nhà nghiên cứu hiện đại về Andersen, chính là chiến lược truyền thông của nhà văn mà ông sử dụng trong những truyện kể, đặc biệt là ở những truyện đầu tiên trong sự nghiệp của ông.

Đó chính là lời ghi chú ở đầu sách: “Truyện cổ tích dành cho trẻ em”, đã hàm ngụ một phần tiếp theo, tuy không diễn đạt rõ ràng, “…nhưng cũng dành cho người lớn”. Ý tưởng này dựa trên việc các truyện kể ở đây đều bàn một cách đầy chủ ý đến những vấn đề của đời sống người lớn: tình yêu giới tính, những khác biệt và xung đột xã hội… Tuy nhiên trong hình thức kể từ chúng lại nguyên tuyền là văn chương trẻ em, phong cách và cách thức thuật chuyện của những truyện kể này vẫn giữ nguyên tính hấp dẫn vô cùng to lớn đối với trẻ em, bởi tính thẳng thắn của chúng, bởi tính hài hước và tình thương yêu của chúng – những câu truyện luôn nghiêm túc coi trẻ em là công chúng bạn đọc đích thực. Theo một ý nghĩa tích cực, cái cảm nhận ngây thơ và lối trần thuật “như trẻ con” làm cho câu chuyện đẹp và hấp dẫn, nhưng Andersen cũng còn dùng cái hình thức ấy như một lớp vỏ đậy che. Con đường của Andersen ở những truyện kể này đi qua cả sự thông minh hóm hỉnh và cả những nỗi đắng cay.

Các truyện kể này, ngoài phần văn bản hiển ngôn còn hàm chứa một văn bản ngầm. Cái văn bản ngầm ấy chứa đựng những nhọc nhằn khắc khổ, thường mai mỉa và đắng đót, thậm chí đôi khi còn mang những bình luận đầy chất hư vô về lối sống và sự nhỏ nhen của thế giới người lớn. Chính những văn bản ngầm ấy là cái: “… nhưng cũng dành cho người lớn”.

Cả phần hiển ngôn và phần ngầm của văn bản, cái ý nghĩa bao trùm ở đấy, không hơn không kém, chính là cái ý nghĩa mà truyện kể ấy đem lại, chứ không chỉ là câu chuyện đơn thuần đó mà thôi. Đấy chính là điều mà nhà nghiên cứu hiện đại gọi là chiến lược truyền thông của Andersen. Ông đem thiên tài của mình để vào vai một người kể chuyện cho trẻ em và một nhà thơ đối với người lớn, trong một hình thức vô cùng hấp dẫn của thể loại truyện kể. Bởi hình thức này, sinh thời ông, cho phép ông né tránh một “sự kiểm duyệt nội tâm” – cái nỗi lo âu sợ hãi mà ông đã trải nghiệm trên con đường quanh co đến vinh quang và danh vọng. Ông đã thấy những sự phê bình đương thời đối với ông đôi khi đến mức vô tâm và vô cảm như thế nào. Trong khi ông mang tới những truyện kể với sự hài hước độc đá
o vô song đồng thời cũng đầy tính nghiêm túc và tình cảm. Nhiều nhà phê bình, đối với ông, đã đóng chặt cửa nơi con tim và tâm trí họ trước những truyện kể của ông bởi những câu chuyện đó không vừa ý họ.

Người ta cho đến nay vẫn quen coi các tác phẩm của Andersen là đầy nhạy cảm, tự nhiên và thơ trẻ. Nhiều người, đặc biệt là những người gắn với giới quý tộc, giới văn sĩ và trí thức vẫn quen nhìn ông như một thiên tài tự bản chất với khả năng nhạy cảm nhưng lại thiếu tầm vóc của một văn hào trên phương diện các thể tài lớn như kịch, tiểu thuyết.

Thực tế, những tác phẩm lớn nhất của Andersen là các truyện kể, nhưng đấy không phải là lý do để bỏ qua các sáng tác của ông ở các thể tài khác mà trong đó ông vẫn luôn là một thi sĩ quan trọng và khác thường. Những bài thơ và những trang du ký của ông cũng chứa đựng cùng một thứ ngôn ngữ trong các truyện của ông, độc đáo và hiện đại đến mức kinh ngạc và đầy suy tưởng – thứ ngôn ngữ và tư tưởng mà thế giới đã biết đến rộng rãi qua những truyện cổ tích mà ông sáng tạo.

Bên cạnh quan điểm coi Andersen là nhà văn của ngây thơ là cách nhìn nhận rằng ông đã sử dụng, ở mức độ rất lớn, những chất liệu cuộc đời riêng của ông vào sáng tác, cho nên ông là cá biệt và chủ quan hơn là phổ quát và khách quan. Khuynh hướng này khiến nhiều người tìm đọc tiểu sử của ông và xem xét tác phẩm của ông dưới cái bóng đời riêng của ông.

Andersen sinh ra trong một gia đình nghèo, bố ông làm thợ đóng giày và mẹ ông làm thợ giặt là. Hoàn cảnh khiến Andersen phải sớm bỏ học. Chàng thanh niên gầy gò, cao lêu đêu, hết sức mộng mơ và nhạy cảm thường tự bày những trò chơi đầy trí tưởng tượng và chơi một mình. Thỉnh thoảng bị những cơn chuột rút và co giật, Andersen khiến mọi người nghĩ rằng cậu bị chứng động kinh. Bố mất năm Andersen vừa 11 tuổi và cậu thiếu niên mơ mộng nhút nhát buộc phải đi học việc, đầu tiên ở một xưởng may… Andersen yêu thích sân khấu từ nhỏ, từng rất nhiều lần tự bày đặt một sân khấu trẻ con, bịa ra các vở diễn để chơi. Năm 14 tuổi, Andersen lên Thủ đô Copenhagen và xin việc ở một nhà hát, vừa làm ca sĩ, vũ công vừa làm diễn viên. Những bước đầu đời ấy đã giúp ông hiểu con đường hết sức gập ghềnh quanh co khi người ta tìm kiếm danh vọng và vinh quang – điều mà sau này ông thể hiện vào các tác phẩm của mình và đồng thời tiếp tục phải nếm trải. Andersen có giọng hát đẹp, chất soprano, và có người bảo trợ ở nhà hát. Song vận rủi đeo đuổi: khi bắt đầu được chấp nhận làm diễn viên, Andersen lại bị mất giọng. Có lẽ số phận đã chọn ông cho những câu chuyện cổ tích sau này. Andersen tựa như Van Gogh trong hội họa: nếu không có Andersen, người ta cho rằng không biết đến bao giờ mới sinh ra một tài năng độc đáo như thế; có lẽ là không bao giờ.

Andersen rời Nhà hát Hoàng gia, nơi ông vừa mới cộng tác và đã mất cơ hội trở thành một diễn viên opera, với một suất học bổng được thưởng để vào trường trung học. Đã quá lứa tuổi, song ông đã rất cố gắng học tập và được vào học ở Đại học Copenhagen 6 năm sau đó.

Andersen đã vừa học đại học vừa sáng tác. Vở nhạc kịch đầu tiên của ông được dàn dựng ở Nhà hát Hoàng gia năm 1829, vở Chuyện tình ở Tháp Nhà thờ Thánh Nicola. Từ đó, ông viết nhiều, từ kịch bản nhạc vũ kịch đến tiểu thuyết. Theo một thú chơi thời đó, ông đi du lịch khắp châu Âu và viết sách du ký. Những chuyến du hành giúp ông mở rộng kiến văn, đặc biệt là gặp gỡ các đại văn hào đương thời như Dickens, Hugo.

Andersen đã viết những truyện cổ tích lừng danh của ông vào những năm tài năng chín muồi, trong khoảng 1835-1872. Có lẽ ông đã dự cảm được số phận của mình. Ông viết đi viết lại cuốn hồi ký với tựa đề Truyện cổ tích của cuộc đời tôi, trong đó ấn bản năm 1855 được coi là hoàn chỉnh nhất. Tháng 8/1875, ông qua đời.

Tuy nhiên, đánh giá Andersen qua con mắt tiểu sử chỉ là làm sút giảm tầm vóc to lớn và đầy thách thức của văn chương Andersen. Trong khi, cái văn chương đó nói về nghệ thuật, về ái tình, về thiên nhiên, về cái tồn tại, sự sống và cái chết bằng mộ
t cách hết sức độc đáo, trong một hình thức đẹp vô song. Qua đó, ông hiện lên như một nhà thơ đầy suy tưởng.

Tác giả của hơn 150 huyền truyện, Andersen tạo dựng cả một thế giới kỳ diệu mà vẻ đẹp của nó chỉ có thơ ca mới sánh nổi

Andersen thường gọi truyện kể của mình là Eventyr, thường được dịch là “đồng thoại” hay “truyện thần tiên”, hoặc tệ hơn nữa là “truyện cổ”. Nhưng Eventyr chỉ có nghĩa là một huyền truyện ngắn, dành cho bất cứ ai [a short fantastic story for any age of reader – Theo The Oxford Companion to Children”s literature, 1999].Vì vậy truyện của ông còn được gọi là huyền truyện.

Trích tham luận của tác giả Trần Thị Phương Phương – Hans Christian Andersen – đời và thơ –

Thời đại vàng Đan Mạch! Cái xứ sở nhỏ bé mà không gian tràn đầy muôn triệu những bụi nước li ti lại có thể đứng trước thế giới mà tuyên xưng hai cái tên mê hoặc nhất của văn chương và triết lý: Andessen [1805-1875] và Kierkegaard [1813-1855]

Cả hai thiên tài ấy đều viết về con người như thể con người là huyền thoại, cả hai đều lấy cái cô đơn khốc liệt của mình làm chất liệu mà miêu tả cái cô đơn lạc loài của con người hiện tại.Andersen biến nhân loại thành những đứa trẻ đi lạc trong những khu vườn bí ẩn.Còn Kierkegaard thì biến con người thành những cái bóng của sợ hãi và lo âu, nhưng tự do lựa chọn cuộc đời mình.

Trẻ thơ – nguồn cội của nhân gian

Trong cái nhìn của Andersen thì nhân loại, cho dù thế nào đi nữa, bao giờ cũng là trẻ thơ. Và ông chính là thế, là “đứa trẻ vàng của huyền thoại lãng mạn” [The golden child of romantic myth, chữ của Wullschlager].Hình tượng trẻ thơ trong thế giới thần tiên được Andesrsen biến thành hình tượng chủ yếu trong văn hóa thế kỷ 19.Từ năm 1847, nhà văn Thackeray đã viết thư hỏi một người bạn: “Anh đã đọc Andersen chưa? Tôi mê như điên dù chỉ mới khám phá ra sinh vật mộng tưởng kỳ thú đó.”Dường như Thackeray gọi đúng linh hồn của Andersen hơn ai hết: một sinh vật mộng tưởng kỳ thú [delightful fanciful creature]

Dưới ảnh hưởng của Andersen, trẻ thơ lấp lánh bay lượn trong khí quyển của vô vàn trang sách từ những tác giả như Lewis Carroll những năm 1860 cùng với Charles Kingsley và Oscar Wilde năm 1888…………Có thể nói, Andersen đã sáng tạo ra một đứa trẻ mới, một đứa trẻ thần tiên của thời hiện đại: hồn nhiên nhưng tự tin, mộng tưởng nhưng cũng hiểu biết thực tại… Tóm lại là khá giống người lớn nhưng khả ái và nên thơ hơn, cũng giàu tưởng tượng hơn.

Vào năm 21 tuổi, Andersen tực đặt mình vào tình cảnh một đứa trẻ đau yếu hấp hối mà soạn ra bài thơ sau:

Mẹ ơi xin đừng khóc Con chỉ ngủ mà thôi Đôi má người cháy lửa

Dẫu chìm trong lệ trôi

Gió ơi, đừng tàn khốc Ta chỉ mộng mà thôi Một đàn thần tiên bé

Lượn quanh ta sáng ngời

Có thiên thần cánh sáng Bay trong nhạc tuyệt vời Hoa theo người buông thảm

Óng vàng và biếc tươi

Bao giờ con có cánh Mà bay cao trong đời? Thiên thần hôn con đấy

Xin đừng khóc mẹ ơi!

Hans Christian Andersen_1826

Đấy là bài thơ rất được ưa chuộng của Andersen trong thế kỷ 19 và ngày nay vẫn còn gây xúc động. Bài thơ đã cho thấy chủ đề của Andersen. Đứa trẻ, ấy là nguồn cội của nhân gian và cái chết là thực tại của con người. Ý nghĩa của cuộc sống [hoặc sự vô nghĩa] có thể tìm kiếm giữa đứa trẻ và cái chết, giữa bi quan và lạc quan, như có thể thấy trong bài thơ trên.

Thế giới trong một giọt nước

“Có thể nói, những mo
ng ước trong truyện cổ tích Andersen đều tha thiết và hệ trọng. Nhưng các nhân vật khi đạt được lại hiếm khi trọn vẹn niềm vui. Truyện của ông thường không kết thúc khải hoàn hoặc sự viên mãn, rằng từ đó trở đi, nhưng nhân vật ấy sẽ hạnh phúc mãi mãi. Andersen đã làm ngược lại, cái đạt được không phải phần thưởng tuyệt đối cho đức hạnh hoặc tài năng hay sự khốn khó. Cái đạt được vẫn nằm trong chiếc bóng khổng lồ của định mệnh. Và nỗi buồn tràn ngập, cho dù ước mơ đã thành”

Trích tham luận của Lê Thị Thanh Tâm – Bi kịch hồn nhiên trong truyện cổ Andersen

Với Andersen, có cả một thế giới trong một giọt nước. Trong truyện Giọt nước, ông kể:

“Có một lão già mà mọi người gọi ông là ông Ngoe Ngoẩy Ngọ Nguậy. Một hôm, lão dùng kính lúp soi vào giọt nước vừa lấy từ hố lên. Trời ơi, hàng trăm sinh vật li ti đang nhảy choi choi, giật kéo nhau và ăn thịt nhau.

Và để quan sát rõ hơn, ông lão nhuộm đỏ thế giới trong giọt nước ấy bằng một giọt rượu vang đỏ ma thuật. Một lão phù thủy vô danh cũng đến, ghé mắt nhìn ké. Họ thấy trong đó một phụ nữ bị đám đông trần truồng lôi đi mà ăn thịt.

Ngoe Ngoẩy hỏi: “Theo ông, đó là cái gì

– Quá đơn giản, đó hẳn là Copenhagen hoặc bất kỳ thành phố nào khác, vì chúng tương tự nhau cả.

Giọt nước của Andersen như một tấm gương soi: “Tôi tựa hồ như nước, mọi điều chuyển động trong tôi, mọi điều phản chiếu trong tôi…”

Cõi người ta nằm trong một giọt nước ấy, như cõi người ta của Nguyễn Du nằm trong “một vài trống canh”.Biết bao ý nghĩa có thể tìm thấy trong Giọt nước của Andersen theo năm tháng mà một đứa trẻ băng qua để làm người lớn, để làm cho những giọt nước trong đời phản ánh một thế giới tốt đẹp hơn.

Hans Christian Andersen

Như Giọt nước, nhiều truyện ngắn của Andersen đạt đến chiều sâu tư tưởng và những dụ ngôn triết lý của Trang Tử cũng như Sadi: Quần áo mới của vua, Cái bóng, Giấc mơ cuối cùng của cây sồi cổ thụ, Cô bé bán diêm…Giọt nước của Andersen là một giọt nước thần tiên, giọt nước của ngôn từ. Nó có thể phản chiếu ba ngàn thế giới.Cũng như ánh lửa từ que diêm của cô bé nghèo đánh lên trong đêm giao thừa trong truyện ngắn bất hủ Cô bé bán diêm.Trong những ánh lửa nhỏ ấy, có lò sưởi, có ngỗng quay, có cây thông Noel, có người bà yêu thương, có thiên đàng, và tất nhiên, có cả cái chết, những vì sao đổi ngôi.Vì giọt nước và ánh lửa, phản chiếu cuộc đời một cách trung thực nhất, đồng thời cũng huyền ảo nhất. Đó là bí ẩn của thiên tài Andersen.

“Tôi đau khổ cùng với các nhân vật của mình”, Andersen nói như thế về Nàng tiên cá nhỏ. như chính nỗi đau của nàng tiên ấy, nỗi đau của Andersen là nỗi đau cao cả của những tâm hồn nghệ sĩ vĩ đại, như Tố Như đau khổ cùng với Kiều.

Từ nỗi đau ấy, nghệ thuật hay hiện thân của giấc mộng, hay niềm vui của con người, ra đời.

Chúng ta vẫn thường cho rằng tiếng nói trong truyện cổ tích là tiếng nói dành cho trẻ thơ.Nhưng với những ai đã từng đọc truyện cổ tích của Andersen có lẽ sẽ không có nhận xét như vậy.Đọc truyện của ông không chỉ trẻ thơ mới tìm được cho mình một tiếng nói giao cảm mà khi nhìn vào trong đó,người lớn đôi khi cũng có thể thấy lại chính mình,được thấy lại những cuộc đời mà họ đã từng trải qua hay từng được chứng kiến.Không những vậy các trong các câu truyện của minhg Andersen thường sử dụng bút pháp truyện ngắn hiện đại khiến cho các câu chuyên của ông đến bây giờ vẫn còn rất được yêu thích vì phong cách viết và nội dung truyện vẫn khá phù họp với thị hiếu người nghe và người đọc.Bởi vậy khi đọc truyện chúng vẫn thấy phảng phất đâu đó cảm giác vừa quen thuộc lại xen chút lạ lẫm khiến cho độc giả càng đọc cang ham muốn khám phá,càng đọc càng thêm say mê giống như lời nhà văn Thackeray đã nói :”Tôi mê như điên……..”.Điều đó chính là nguyên nhân giải thích vì sao truyện của Andersen có thể hấp hẫn được cả người lớn và trẻ em qua nhiều thế hệ đến như vậy !

Một trong những điểm đặc sắc đáng quan tâm trong truyện của ông là trí tưởng tưởng ,tình yêu cuộc sống và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của Andersen trong ông được truyền qua nhân vật_những đứa con tinh thần của mình

Phải nói rằng ngay từ thưở nhỏ chú bé Andersen đã sớm được nghe những câu chuyện cổ tích nên ông đã có một trí tưởn tượng rất phong phú và đặc sắc.Hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng đọc truyện “Bà Chúa Tuyết” chỉ từ hình ảnh chiếc gương thần của lũ quỷ độc ác bị vỡ mà ông đã sáng tạo được biết bao tình tiết thú vị đ
ặc sắc cuốn hút ko biết bao độc giả nhỏ tuổi dõi theo hành trình của cô bé Giecda dũng cảm đi tìm bạn là cậu bé Kay,do bị mảnh gương vỡ của quỷ rơi vào mắt đã thay dổi tính tình đi theo bà Chúa Tuyết.Trên đường đi em đã gặp biết bao muôn vàn thử thách và cuối cùng sự cố gắng cùng tình bạn chân thành của em đã được đền đáp một cách xứng đáng.Kay đã nhớ ra và cung trở lại với Giecda.

Không chỉ thấy được trí tưởng tượng phong phú cua Andersen,qua câu chuyện,ông còn đưa đến cho đọc giả những bài học vô cùng ý nghĩa về tình người,tình bạn qua những hành động cử chỉ và thái độ của cô bé Giecda.Hình ảnh về những mảnh vỡ của chiếc gương của bọn quỷ chính là lời cảnh tỉnh của nhà văn về những điều xẫu xa còn tồn tại trong xã hội này của chúng ta và nếu như chúng ta không cẩn thẩn thì những điều xấu đó có thể nhiễm vào chúng ta lúc nào mà ta không thể ngờ được.Giống như manh gương đã chẳng may vào mắt của Kay và biến em từ một người tốt thành kẻ lạnh lùng xấu xa.Và một trong những hình ảnh đặc sắc nhất truyện chính là hình ảnh của Đức Chúa Trời.Tuy ko xuất hiện nhiều trong câu chuyện nhưng hình ảnh này chính là sự thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào một ánh sáng chân lý,là thiên đường của cuộc sống,xua tan cái ác.Trong đó không có chỗ chứa cái xấu xa độc ác.Đó chính là khao khát của nhân dân về lý tưởng của một cuộc sống tốt đẹp,lý tưởng,công bằng.Qua đây ta lại thấy xuất hiện thêm ở Andersen cách sử dụng hình ảnh đặc sắc mang ý nghĩa sâu sắc nhằm gây ấn tượng đặc biệt trong lòng người đọc.

Đọc truyện của ông ta còn thấy một điều rất đặc biệt.Và điều đặc biệt đó được thể hiển rất rõ ràng qua câu chuyện “Bên gốc liễu”.” Bên gốc liễu” kể về cuộc đời chú bé Knut. Chú lớn lên cùng với cô bé Gian ở thị trấn Kgioegie xinh đẹp Hai nhà cạnh nhau , vườn bên này có cây hương mộc , vườn bên kia có một gốc liễu già.Có một chủ cửa hàng bánh ngọt đã đến và kể cho 2 đứa bé nghe về câu chuyện tình yêu của 2 cô cậu làm bằng bánh ngọt.Họ rất yêu nhau nhưng không ai chịu thổ lộ nỗi niềm thương nhớ của mình.Và rồi thời gian trôi đi,do chỉ được làm bằng bánh ngọt nên họ trở nên kho đét lại.Sau đó cô bánh ngọt đã không chịu nổi và bị vỡ làm hai mảnh để lại cậu bánh ngọt trơ trọi trong cuộc đời này với mối tình câm lặng chưa thốt nên lời.Câu chuyện đã cùng hai đứa trẻ lớn lên và khắc sâu trong trái tim,ký ức của hai tâm hồn bé bỏng.Nhưng rồi Gian phải chuyển đi xa.bằng giọng hát của mình , cô bé trở nên nổi tiếng. Năm Knut 19 tuổi cậu bé lên thành phố phụ giầy và đến tìm Gian. Cậu thổ lộ tình yêu của mình nhưng nàng ko chấp nhận. Knut buồn bã cố quên nhưng lại càng thương nhớ. Những gốc liễu cây mộc hương làm sống dậy những kỉ niệm quê hương , cậu gục xuống bên gốc liễu và mơ giấc mơ tuyệt đẹp : Chàng sánh vai với Gian tới nhà thơ ” Tình yêu nồng nàn của Knut đã làm tan khối băng giá bao quanh trái tim nàng “.Chàng tỉnh dậy rồi lại thiếp đi lại mơ…. Sáng ra người ta thấy chàng chết rét bên gốc liễu……..Cuộc đời Knut là một bi kịch , chàng ước mơ mình giàu có để xứng đáng với người yêu thì hiện thực tối tăm nghèo nàn. Tuy trong đau khổ Knut ko ngừng ước mơ. Và đặc điểm nổi bật trong những nhân vật của Andecxen là ước mơ ko bao giờ chết.

Andersen cũng đã để cô bé bán diêm chết trong một đêm đông như thế.Mà đó không phải là một đêm đông bình thường.Đó còn là phút giao thừa thiêng liêng.Và vào đêm đó,cô bé bán diêm khốn khổ đã chết.Em đã ra đi cùng với những giấc mơ giản gị mà đối với em là những giấc mơ bất tận không thể thành sự thật.Đó là giấc mơ được no đủ,đó là giấc mơ được có quần áo ấm để mặc và giấc mơ được gặp người bà mà em hằng yêu kính.Ở trên cuộc đời này có lẽ sẽ chẳng bao giờ những số phận nghèo khổ như em hay như Knut có thể biến những giâc mơ của mình trở thành hiện thực được.Bởi vậy Andersen đã đưa họ đến một thế giới khác.Nơi đó có thể che chở đùm bọc và bảo vệ những linh hồn khốn khổ này !

Tại sao độc giả lại khóc vì sự ra đi của cô bé bán diêm ??? Tại sao ngườiđọc lại đau đớn trước cái chết của cậu bé Knut đến vậy ??????????Tất cả đó chính là sự tài hoa đặc sắc trong cách thể hiện của Andersen khiến cho chúng ta có thể đồng cảm trước số phận của những con người khốn khổ này!Một trong những điều làm độc giả có thể đến gần hơn với câu chuyện,đến gần hơn,hòa mình và cảm nhận được cuộc sống của các nhân vật khi đọc truyện.Đó là yếu tố hiện thực.Ông đã tưng nói ” không có truyện nào hay hơn truyện do cuộc sống tạo nên !!!!!! “.Lời nói đó cũng chính là sự khẳng định cho một trong những nguyên tắc khi viết truyện của ông.Bởi vậy dù truyện của Andersen có bay bổng đến đâu,có trữ tình và lãng mạn đến đâu đi chăng nữa thì truyện của ông vẫn luôn bám vào gốc rễ là cuộc sống của con người tạo cảm giác gần gũi quen thuộc với người đọc,nhằm đưa chúng ta dễ dàng tiếp nhận những thông tin truyện mang lại mà không có cảm giác lạ lẫm khó hiểu.

Đọc truyện của Andersen hẳn ta thấy có sự khác biệt rất nhiều so với chuyện cổ của hai anh em nhà Grimm.Thật vậy, phần gia công của Andersen nhiều hơn hẳn hai anh em Grimm. Nếu như Grimm chỉ chủ yếu thu thập và biên tập lại những truyện cổ trong dân gian, thì phần sáng tác của Andersen là rất lớn, thậm chí có những truyện là do ông hoàn toàn sáng tác bởi vậy truyện của Andersen mang đậm tính chất văn học.Có được điều đó là do từ thưở nhỏ ông đã được nghe rất nhiều truyện cổ tích.Từ đó tâm hồn của Andersen dường như đã trở thành một thế giới cổ tích với trí tưởng vô cùng phong phú.Không chỉ nghe và tiếp nhận truyện cổ tích một cá
ch thích thú và say mê,ông còn suy những câu chuyện mà bản thân trực tiếp nghe rồi suy theo hướng khác.Ông kể lại cho mọi người theo cách kể của mình,khác với những gì ông đã được nghe.Thậm chí khi lớn lên,Andersen thích đi xem kịch đến nỗi đã xin đi dán áp phích quảng cáo cho các vở kích.Rồi sau khi xem xong ông đã tự xoay vở kịch theo hướng suy nghĩ ,theo trí tưởng tượng của mình rồi diễn lại cho mọi người xem theo hướng đó.Chính từ những ngày xa xưa đó đã giúp ông có được những ý tưởng sáng tạo độc đáo và đặc sắc để tạo nên những huyền truyện và trở thành một nhà văn nổi tiếng qua mọi thế hệ.

Truyện của Andersen có nhiều sắc thái đa dạng phong phú, mà thực ra nét thi vị là một đặc trưng lớn của văn phong của Andersen.Đa số độc giả rất đọc những truyện về tình yêu, những truyện về sự tàn phai dang dở, những truyện dễ đem lại một nỗi buồn man mác về lẽ vô thường của tạo vật, của kiếp người, nhưng cũng đồng thời ca ngợi cái đẹp của cuộc sống và của nhân văn.đó chính là quan điểm chủ đạo trong tác phẩm của Andersen. Nói như thế không phải là hạ thấp các sắc thái khác, ví dụ như vẻ hài hước nhẹ nhàng mà sâu sắc hoặc nét tả thực tinh tế của truyện Andersen quả nhiên là tuyệt vời vô cùng, khiến cho người đọc thực sự bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp mà Andersen đã phác ra bằng trí tưởng tượng của mình

Bút pháp của Andersen vừa trào lộng vừa trữ tình, vừa lãng mạn vừa hiện thực.khám phá những khía cạnh thần ký, bất ngờ, ngay trong những sự vật đơn giản hàng ngày, đưa chúng ta vào thế giới thần thoại, đầy chất thơ, nhưng vẫn giải quyết chúng phù hợp với những quan niệm nhân sinh và xã hội của mình.Không những vậy ông còn có tài khám phá những sự việc bất ngờ của cuộc sống.Ông đã khéo léo đưa chúng vào trong các câu chuyện của minh khiến cho người đọc thực sự cảm thấy bất ngờ nhưng cũng không kém phần thích thú trước những hình ảnh,những đồ vật bình thường mà ông đa tìm ra.Ta có thể tìm thấy đâu đó trong các huyền truyện của ông những đâu đó bóng dáng của những đồ dùng quen thuộc hàng ngày với chúng ta như những chiếc đinh rỉ,hay cái lá khoai,…….Chúng thật sự là những vật vô cùng giản dị.Và nếu như chúng ta không để ý thì sẽ không bao giờ quan tâm đến sự có mặt của chúng trong cuộc sống của chúng ta.Vậy mà bằng sự tài hoa và bằng sự quan sát tài tình của mình,Andersen đã khéo léo đưa những đồ vật tầm thường ấy vào thế giới lung linh huyền ảo đầy chất thơ của mình.Điều đó càng khiến truyện của ông thêm đậm đà tính nhân loại.Và còn một đặc điểm nữa mà chúng ta hay thấy trong truyện của ông.Đó là rất nhiều truyện được nhà văn lấy bối cảnh vào mùa đông khi mà có sự xuất hiện của những bông tuyết trắng tinh,có sự xuất hiện của lõ sưởi cùng ánh sáng nhờ nhờ như trong truyện ” Bà Chúa Tuyết “,”Cô bé bán diêm” ,……..

Trong truyện của Andersen ta vẫn thấy những tình yêu vô cùng trong sáng và rất tinh khiết,thanh cao.Ông đề cập đến những tình yêu đó thật nhẹ nhàng,dịu êm khiến bởi vậy tâm hồn ngây thơ trong sáng của những đứa trẻ có thể bước đầu tiếp nhận cái gọi là tình yêu thật đẹp đẽ mà không gây ành hưởng đến suy nghĩ còn non nớt của các em.Trong truyện “Bên gốc liễu” Andersen đã cho hai nhân vật của mình đến với thứ tình cảm tuyệt diệu nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người qua lời kể chuyện của bác chủ hàng bánh ngot về tình yêu của cô cậu làm bằng bánh ngọt,và chúng đã kể lại cho đám trẻ nghe.Và câu chuyện cứ thế cùng hai đứa bé lớn lên theo năm tháng.Đó thực sự cũng là hình thức giáo dục cần thiết đối với trẻ em để cho các em thấy được điều kỳ diệu của tình yêu và sau này sẽ thực sự biết trân trọng nó cũng giống như anh chàng si tình Knut trong câu chuyện ” Bên gốc liễu”

Truyện cổ tích thường là tiếng nói nhân đạo,đồng thời còn thể hiện ước mơ,mong muốn của nhân dân.Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng đọc truyện ” Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn “,” Lọ Lem “,hay ” Tấm Cám ” và trong đó nàng Bạch Tuyết xinh đẹp,nàng Lọ Lem may mắn và cô Tấm thảo hiền tất cả đều có một kết cục hợp lòng người và có hậu.Nhưng giữa cuộc đời này không phải câu chuyện nào cũng có kết thúc có hậu như vậy.Nhưng mang lại hạnh phúc cuối cùng cho nhân vật chính lại là một đặc điểm của truyện cổ tích mà ta không thể phủ nhận.Nhưng khi đọc truyện ” Bên gốc liễu ” hay ” Cô bé bán diêm ” là bi kịch vì nhân vật và tình yêu của nhan vật mãi ko chết . Đọc truyện của Andersen có một sự khôn nguôi khó tả . Bà chúa tuyết hay Cô bé bán diêm hay Nữ hoàng băng giá đều để lại cho người đọc rất nhiều những nghĩ suy , suy ngẫm và chính vì thế t ruyện của ông được người đọc đưa lên một tầm cao mới . Gấp trang sách lại nhưng vẫn miên man suy nghĩ , nghĩ về cuộc sống cuộc đời về đạo lý về niềm tin , và cũng từ trang sách của ông mà ý nghĩa của hạnh phúc càng được nhân đôi , người đọc sẽ cảm thấy quý hơn và trân trọng hơn những gì mình có …..Tuy vậy truyện cổ của ông có một điểm rất chung khi so sánh với những truyện cổ tích có hậu , đó là ” mở ra một thế giới huyền ảo với những giấc mơ bất tận “. Cổ tích vốn là mơ và truyện cổ Andersen ko nằm ngoài điều đó.

Chuyện của Christian Andersen dù thần tiên hay chuyện đời đều chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ông đưa từ cuộc sống vào, kể cả các vật vô tri vô giác, cho đến muôn thú, cỏ cây, sông núi đều có hồn, có sinh mệnh như mỗi chúng ta. Nhà văn vĩ đại Andersen không chỉ là nhà văn viết cho trẻ em tài tình mà tác phẩm của Andersen là tác phẩm văn học dành cho mọi tầng lớp bạn đọc, nó thể hiện những suy nghĩ sâu sắc nhất, những tình cảm chân thật nhất, đầm ấm nhất cũng như những
khát vọng cao cả nhất…Chuyện của Andersen từ bao thế kỷ trước mà đến nay vẫn sống mãi trong tâm hồn chúng ta không thể nào quên được. Ông viết cho mọi lứa tuổi, dù là cho trẻ em, người lớn đọc vẫn thích thú. Trong một đoạn tiểu thuyết tự truyện, Andersen đã tâm sự: Tổ quốc tôi nước Đan Mạch là một đất nước nên thơ, có rất nhiều cổ tích thần thoại, nhiều tập tục, nhiều điệu hát. Những rừng sến um tùm, những cánh đồng cỏ và đồng lúa phì nhiêu phủ kín các mặt đất…Theo truyện kể của văn hào Andersen: lần đầu tiên đột nhiên nàng trông thấy đất liền, thấy những rặng núi cao, một màu xanh biếc, đỉnh tuyết phủ, lóng lánh như đàn thiên nga đang ngủ. Dưới chân núi gần bờ biển có những khu rừng đẹp đẽ xanh tươi và một ngôi nhà thờ… chanh cam đầy vườn, dừa mọc trước cửa.

Biển xói vào bờ tạo thành những vịnh nhỏ, nước lặng và sâu có núi đá bao quanh. Nàng dìu hoàng tử về phía đó, đặt chàng lên bãi cát mịn và cẩn thận nâng cao đầu chàng lên.

Nàng tiên cá có một tâm hồn cao thượng, hy sinh thân mình để cứu lấy hoàng tử. Nàng đã đau khổ quá nhiều, làm được nhiều việc nhân đức nên nàng được trở thành người con gái của không trung và sẽ có linh hồn bất tử. Chuyện về Nàng tiên cá đã làm rung động bao trái tim trẻ thơ, an ủi bao tâm hồn héo hon và xoa dịu bao nỗi đau nhân tình.

Nàng được ấp yêu trong lòng bao con người vươn tới bao khát vọng. Ta chào nàng, tạm xa nàng! Tác phẩm của Andersen được tạc thành tượng, tên tuổi của nàng dưới ngòi bút tài hoa của Andersen trở thành bất diệt. Nàng tiên cá tượng đồng thau do nhà điêu khắc Ericksen tạc từ 1923, đặt trên một tảng đá tròn như một quả cầu. Những năm gần đây có kẻ đã đánh cắp đầu của nàng, sau đó được một công ty bia ở Đan Mạch tài trợ cho tạc và lắp lại một đầu khác như hệt chiếc đầu cũ.

Có rất nhiều giai thoại về nàng mỹ nhân ngư này.Đến kỷ nguyên Kitô giáo, mỹ nhân ngư đã bỏ lốt chim để đội lốt cá, nàng vốn là biểu tượng của Thiên Chúa giáo thường xuất hiện dưới dáng một phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần với mình người đuôi cá. Nàng có mái tóc dài óng ả, mượt mà.Qua đến thời phục hưng, hình ảnh mỹ nhân ngư thay đổi, nàng đã bớt đi tính gợi dục và trở thành vị thần nữ phù hộ cho các thuyền nhân lênh đênh trên các đại dương. Có lần Christophe Colomb trên đường đến châu Mỹ đã mục kích các mỹ nhân ngư: “Khi đô đốc Rio de Oro khẳng định có nhìn thấy ba mỹ nhân ngư nổi lên mặt nước, nhưng các nàng không đẹp bằng các bức họa vẫn thường thấy!”. Từ trí tưởng tượng ấy dẫn đến chuyện nhiều triều đình châu Âu trưng bày các mỹ nhân ngư ở cung đình mình. Vào thế kỷ thứ XVI, quan ngự y của Charles Quint đã trưng bày hình ảnh mỹ nhân ngư ở Amsterdam. Chẳng bao lâu sau, thiên hạ đua nhau làm tượng mỹ nhân ngư. Đến thế kỷ XIX các mỹ nhân ngư vẫn trở thành những con quái vật có sức quyến rũ riêng biệt bởi giọng hát mê ly chứ không phải tính tình hiền dịu. Ngày trước, xa xưa, Ulyse, người hùng trong thần thoại Odyssée của Homère chính là nạn nhân của nàng. Tiếng hát mê hồn của nàng tiên cá khiến chàng quên lối về và bị thủy thủ đoàn bỏ rơi…

Cho đến chuyện cổ tích kỳ diệu của Christian Andersen biến thành Nàng tiên cá tuyệt vời biểu thị sự dịu dàng trinh khiết: một nàng thiếu nữ đẹp nhất trần gian yêu say đắm một chàng hoàng tử và sẵn sàng hy sinh cuộc sống để cứu chàng. Thế nhưng hoàng tử chỉ xem nàng như một người em gái và xe duyên cùng một người khác. Bị khước từ, nàng đau lòng buồn bã trở về với cuộc sống bất tử.Nàng tiên cá của Andersen chết vì tình yêu đã làm cho bao trẻ thơ trên thế giới xúc động. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nói : ” Andersen đã dựng lại cuộc sống thực tế với những quan hệ xã hội thực, có người giàu, người nghèo, với những cái bất bình đẳng và trái với công lý, cái xã hội ấy nghễu nghện trọc phú quyền chức, những tên tư bản lũng đoạn, rất tự mãn và ngu tối.”Cũng như với Nguyễn Du – nàng Kiều đã biết bao họa sĩ điêu khắc gia làm nên tượng nên tranh. Và cả Tô Hoài, các bạn trẻ các nước còn tạc mô hình con dế mèn làm đồ chơi, làm tượng…Dưới ngòi bút thần kỳ của các tác giả lớn, những con người, con vật, chim trời, cá nước đều trở thành có linh hồn, có cuộc sống vui buồn, khổ đau và hạnh phúc như tất thảy chúng ta.

Bất chấp những khó khăn, bất hạnh và sự đối xử không công bằng của cuộc đời, Andersen đã mang đến thế giới này hàng trăm câu chuyện kể, những câu chuyện được viết nên từ một bộ óc thông minh, một trái tim nhân hậu và một cái nhìn hồn nhiên trong trẻo về cuộc sống. Những câu chuyện được viết nên với lòng yêu thương và “kính trọng” trẻ em, những câu chuyện mang niềm tin bất diệt về sức mạnh của điều thiện và sự chiến thắng của lòng nhân ái…

Hai trăm năm đã trôi qua, biết bao thế hệ trẻ em của thế giới này đã được lớn lên bằng dòng sữa mẹ và ước mơ về một thế giới thần tiên mà Andersen đã tạo ra…Ở đó, con người sống với lòng dũng cảm của “chú lính chì”, lòng nhân hậu của “bác sồi già”, sự trung thực của “cô bé với đôi giày đỏ”, tinh yêu của “nàng tiên cá” và niềm lạc quan, yêu đời của “chú hoạ mi”. Ở đó, vạn vật trong vũ trụ, từ những nhành cây, chiếc lá, bông hoa đến chú vịt con xấu xí, bầy chuột đồng nghịch ngợm, cô thiên nga xinh đẹp…đều có linh hồn và tiếng nói, đều tồn tại cùng với con người trong một thế giới ch
ung, một thế giới được “vận hành” theo quy luật của lòng nhân ái và điều thiện sẽ chiến thắng cái ác, sự bao dung và chính trực sẽ chiến thắng những lọc lừa…

Hai trăm năm cũng đủ dài để loài người nhận ra rằng Andersen không chỉ là một nhà văn của trẻ thơ: ẩn chứa đằng sau mỗi câu chuyện cổ tích dành cho con trẻ của ông là một câu chuyện ngụ ngôn viết cho người lớn, những câu chuyện ngụ ngôn làm thức tỉnh con người, truyền cho họ niềm tin và sức mạnh…Có lẽ sẽ không là cường điệu khi nói rằng chính những câu chuyện cổ tích dành cho người lớn của Andersen đã góp phần đưa nhân loại vượt qua hai thế kỷ đầy biến động…Hãy yêu quý và tôn trọng trẻ em, hãy nuôi dưỡng sự hồn nhiên và lòng nhân ái, hãy yêu và nhìn thế giới này bằng trái tim và đôi mắt trẻ thơ…Đó chính là thông điệp mà Andersen cùng những câu chuyện cổ tích của mình muốn gửi đến cho nhân loại…

Dường như có một mối liên hệ vô hình nhưng vô cùng chặt chẽ giữa con đường dẫn đến tội ác với quá trình đánh mất sự hồn nhiên và lòng nhân ái ở trẻ em. Phải chăng, những phát súng bắn vào thầy, bạn và những người thân của một học sinh Mỹ trong sự kiện chấn động dư luận gần đây đã được ươm mầm từ rất lâu trước đó, khi đứa trẻ có thể cảm thấy hoàn toàn thanh thản hoặc thậm chí là thích thú trong hành động bẻ gãy một cành cây hay dẫm đạp lên một con chó nhỏ? Phải chăng, những cuộc chiến tranh, những vụ thảm sát, những thảm hoạ tàn phá môi trường được tiến hành bởi những con người đã hoàn toàn không còn biết sợ và không tin vào bất cứ điều gì ngoài sức mạnh của cái cái ác?

Và phải chăng, cùng với những tiến bộ công nghệ của thế kỷ 21, những thành tựu gây choáng ngợp về sức mạnh của vật chất và khơi dậy tham vọng trở thành bá chủ muôn loài, loài người đang dần dần lấy đi sự hồn nhiên của trẻ thơ và biến thế giới này thành một thế giới của những quan hệ vật chất khô khan giữa những người máy, một thế giới khi chú “chim họa mi” thánh thiện bị đuổi khỏi Hoàng cung để thay vào đó là một “con chim máy” với tiếng hót vô tri trong câu chuyện cổ tích “Chim hoạ mi” được Andersen viết ra như một lời cảnh báo cho nhân loại từ hơn trăm năm trước? Thế giới này sẽ ra sao khi trẻ con không được tôn trọng, bị “tước đoạt” sự hồn nhiên và bị “huỷ hoại” niềm tin cổ tích? Thế giới này sẽ ra sao nếu tất cả trẻ con đều không tin “ông già Noel”, “bà chúa Tuyết”, “nàng tiên Cá”… là có thật? Thế giới này sẽ ra sao nếu tất cả trẻ con đều không tin rằng muôn loài, hoa lá, cỏ cây cũng có linh hồn, cũng biết đớn đau và khát khao được sống? Và thế giới này sẽ ra sao khi những đứa trẻ con bị sớm thành người lớn đó trưởng thành và làm chủ hành tinh này?

Những truyện của Anđecxen mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là khát vọng sống, là niềm yêu thương con người và cuộc sống, là sự khẳng định, tôn vinh tình yêu, nghị lực, lòng dũng cảm…Chính vì thế nó dễ đọc và được yêu thích.

Nhiều độc giả cho rằng, Anđecxen là nhà văn của thiếu nhi nhưng ông còn là một nhà văn xuất sắc đối với cả người lớn. Ông đã viết những truyện thâm thuý chỉ người lớn mới hiểu được, bởi ý nghĩa sâu sắc ẩn dấu đằng sau câu chữ. Ngoài ra, các bản dịch hầu như không lột được văn phong và tính cách Anđecxen vừa giản dị, vừa sâu sắc; vừa mơ mộng lãng mạn, vừa hiện thực, vừa bi vừa hài, toát lên tình người, lạc quan và sự khoan dung độ lượng.

Có những tác phẩm cổ điển mà bất cứ ai đọc qua đều không thể quên, bởi ý nghĩa cũng như sức tác động của nó trong tâm trí người đọc. Truyện cổ Andersen là một trong những chuyện cổ như thế

Video liên quan

Chủ Đề