Phong cách nghệ thuật của Ngô Tất to

Nét đặc sắc về nghệ thuật viết truyện của Ngô Tất Tố qua Tức nước vỡ bờ

___________________________BÀI SỐ 14___________________________

Nét đặc sắc về nghệ thuật viết truyện của Ngô Tất Tố qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ [trích Tắt đèn]

BÀI LÀM

Được coi là một tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, Tắt đèn cũng được đánh giá là một tác phẩm xuất sắc của Ngô Tất Tố. Qua tác phẩm Tắt đèn, người đọc không chỉ cảm nhận được tấm lòng nhân đạo tha thiết, niềm yêu thương và sự cảm thông của ông dành cho người nông dân mà còn thấy rõ tài năng và phong cách nghệ thuật của Ngô Tất Tố.

Ngô Tất Tố là một cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc đời sáng tác văn chương của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm được coi là những kiệt tác nghệ thuật. Trong số ấy, tiểu thuyết Tắt đèn xứng đáng là một áng văn tiêu biểu cho tài năng và phong cách nghệ thuật của Ngô Tất Tố.

Tắt đèn là một cuốn tiểu thuyết chỉ có vài trăm trang. Một dung lượng không nhiều nhưng vừa đủ để Ngô Tất Tố khái quát được xã hội nông thôn Việt Nam đương thời một cách tập trung điển hình nhất.

Giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Tắt đèn, khó mà bàn luận được trong vài trang viết, ở đây chúng ta chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những nét đặc sắc của ngòi bút Ngô Tất Tố trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Đây là đoạn văn hay, rất tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết-của tác giả Tắt đèn.

Nét nỗi bật nhất và cũng là thành công nhất của Ngô Tất Tố chính là nghệ thuật khắc hoạ nhân vật. Chỉ với chưa đầy ba trang văn, Ngô Tất Tố đã xây dựng được hai nhân vật đạt đến mức điển hình bất hủ. Đó là cai lệ và chị Dậu.

Cai lệ chỉ là một tên tay sai mạt hạng, không có tên riêng, nhưng lại được tác giả tập trung miêu tả nổi bật, trở thành một tính cách điển hình với đầy đủ những nét chung và riêng. Cai lệ là hình ảnh đại diện cho bọn tay sai nói riêng và đại diện cho cái chính quyền thực dân tàn bạo, bất nhân nói chung. Hắn phảng phất cái bóng dáng của tất cả những iên tay sai hung hãn ngoài đời cũng như trong các sáng tác hiện thực lúc bấy giờ. Nhưng cai lệ là một tên tay sai không giống với bất cứ tên nào mà ta đã gặp. Hắn có những đặc điểm riêng không thể trộn lẫn, và được tô đậm. Đây là giọng quát thét hống hách [Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?]; những lời nói xỏ xiên đểu cáng [ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?]; và những hành động hung hãn [Bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, Tát vào mặt chị một cải đánh bốp, sấn đến để trói anh Dậu, Nhảy vào cạnh anh Dậu…]. Và đây, cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ, cái thân hình lẻo khẻo vì nghiện thuốc phiện, cái tư thế ngã chỏng quèo mà miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu… Tất cả những chi tiết đó đã tạo nên một tên tay sai vừa trắng trợn, tàn ác, vừa đểu giả, đê tiện. Hình ảnh ấy đã để lại một ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả: vừa khinh bỉ ghê tởm, vừa căm ghét.

Đối lập với hình ảnh tên cai lệ là hình ảnh chị Dậu. Chị Dậu cũng là một thành công của Ngô Tất Tố trong việc xây dựng nhân vật đạt đến mức điển hình hoá cao độ. Nhân vật chị Dậu có tính cách khá đa dạng: vừa hiền lành, lễ phép, vừa ngỗ nghịch, đanh đá, vừa nhẫn nhục vừa phản kháng quyết liệt, vừa chan chứa yêu thương vừa ngùn ngụt căm thù. Ngô Tất Tố không chỉ thành công trong việc xây dựng một hình tượng người phụ nữ nông thôn với tính cách điển hình, ông còn rất thành công trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật chị Dậu.

Trong đoạn trích, chị Dậu là người có đời sống nội tâm khá phong phú. Ngô Tất Tố đã thể hiện điều đó một cách chân thực. Từ chỗ nhẫn nhục chịu đựng, tha thiết van xin, đến chỗ tức quá không thể chịu được, mà liều mạng cự lại] từ thái độ lễ phép, tôn trọng tên cai lệ đến sự ngỗ nghịch, đanh đá nghiến răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem, rồi bất chấp thà ngồi tù xông vào đấu sức với hai tên tay sai… Tất cả vừa phù hợp với lôgic khách quan của cuộc sống: Tức nước vỡ bờ, vừa phù hợp với tính cách chị Dậu.

Cùng với thành công về phương diện xây dựng nhân vật, Ngô Tất Tố còn sử dụng ngòi bút miêu tả rất linh hoạt, sinh động. Chỉ một vài nét phác hoạ, nhà văn đã vẽ ra trước mắt người đọc những cảnh tượng sống động khiến họ có cảm giác như đang tận mắt chứng kiến nó.

Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.

Tiếng chó sủa vang các xóm.

Chỉ hai câu văn mà tác giả đã gợi tả được cả cái không khí ngột ngạt của làng quê Việt Nam trong mùa sưu thuế.

Đặc biệt trong đoạn văn miêu tả cảnh chị Dậu liều mạng cự lại hai tên tay sai. Dưới ngòi bút thần tình của Ngô Tất Tố, các hoạt động diễn ra dồn dập mà vẫn rất rõ nét: từ hành động của tên cai lệ [tát chị Dậu và nhảy vào anh Dậu], đến việc chị Dậu nghiến hai hàm răng rồi túm tóc tên cai lệ, ấn dúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo; từ việc tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh đến việc hai bên giằng co, vật nhau, rồi chị Dậu túm lấy tóc hẳn lẳng cho một cái, khiến tên này ngã nhào ra thềm… tất cả diễn ra mau lẹ như trong một pha gay cấn của một cuốn phim; vừa diễn tả được diễn biến truyện vừa thể hiện được tính cách, tâm lí nhân vật, và sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng của chị Dậu. Có thể nói, Ngô Tất Tố có óc quan sát rất tinh tường [Vũ Trọng Phụng] và miêu tả tuyệt khéo [Phan Ngọc].

Một đặc sắc nghệ thuật nữa của đoạn trích là ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Trong ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả, tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ vừa giàu sắc thái biểu cảm, vừa phù hợp với nhân vật và các hoạt động. Điệu bộ của bà lão láng giềng thì lật đật; thằng Dần thì Vục đầu vừa thổi và húp soàn soạt, anh Dậu thì uốn vai ngáp.., uể oải chống tay…, ngẩng đầu lên, run rẩy, lăn đùng, bọn tay sai ban đầu thì nhảy vào sấn sổ, sau đó, đứa thì ngã chỏng quèo, đứa thì ngã nhào… Tất cả những ngôn từ ấy đều rất sống, rất có hồn.

Ngôn ngữ nhân vật vừa đa dạng, vừa độc đáo. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của tên cai lệ thì thô tục, đểu cáng, của tên người nhà lí trưởng thì mỉa mai, bóng gió, lời anh Dậu thì run rẩy, sợ sệt; lời bà lão láng giềng thì thật thà, hiền hậu. Đặc biệt là ngôn ngữ của chị Dậu, khi thì thiết tha, mềm mỏng, lúc đanh thép, quyết liệt. Qua ngôn ngữ, tính cách nhân vật bộc lộ khá rõ nét.

Bên cạnh đó, những khẩu ngữ của quần chúng nông dân như thầy em, nhà cháu được Ngô Tất Tố sử dụng rất hồn nhiên, nhuần nhuyễn, khiến cho câu văn giản dị mà đậm đà, mang hơi thở của đời sống.

Những thành công và đặc sắc của Ngô Tất Tố trong đoạn trích cũng là những thành công nghệ thuật của tác phẩm. Nghệ thuật ấy kết hợp với giá trị nội dung tư tưởng, đã đem lại sự hấp dẫn và sức sống lâu bền cho cuốn tiểu thuyết này.

Nét đặc sắc về nghệ thuật viết truyện của Ngô Tất Tố qua Tức nước vỡ bờ

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao – Bài văn chọn lọc lớp 8

Related

Tags:Ngữ văn 8 · Văn mẫu 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI---------------------------------ĐOÀN THỊ THÚY HẠNHNGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTTRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐChuyên ngành: Văn học Việt NamMã ngành: 9. 22.01.21TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂNNgƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN ĐĂNG XUYỀNHà Nội - 2020Luận án đƣợc hoàn thành tại:TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘINgƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trần Đăng XuyềnPhản biện 1: PGS.TS Biện Minh ĐiềnTrường Đại học VinhPhản biện 2: PGS.TS Tôn Phƣơng LanViện Văn họcPhản biện 3: PGS.TS Lý Hoài ThuTrường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn- ĐH Quốc gia Hà NộiLuận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng tại:Vào hồi ….. giờ….. phút, ngày….. tháng năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà NộiDANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1. Đoàn Thị Thúy Hạnh [2019], Ngôn ngữ đối thoại trong một số tác phẩm của Ngô TấtTố, Tạp chí khoa học, số 59 [ 02/ 2019], Trường ĐHSP Hà Nội 22. Đoàn Thị Thúy Hạnh [2019], Giọng điệu trần thuật trong một số tác phẩm củaNgô Tất Tố, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Số 60, tháng 4 năm 20193. Đoàn Thị Thúy Hạnh [2020], Suy ngẫm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhàvăn Ngô Tất Tố, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Số 65, tháng 2 năm20204. Đoàn Thị Thúy Hạnh [2020], Nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhàvăn Ngô Tất Tố, Tạp chí lý luận phê bình văn học nghệ thuật, tháng 04 năm 20201MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI1.1 Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học hiệnthực phê phán và là một tác giả tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nửa đầuthế kỉ XX. Cuộc đời, sự nghiệp và các sáng tác đặc sắc của ông trở thành những bàihọc, những chuyên đề nghiên cứu của văn học nhà trường từ bậc phổ thông đến caođẳng, đại học. Do vậy có thể khẳng định sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố xứngđáng được nghiên cứu trên nhiều phương diện.1.2 Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ nghệ thuật góp phần tạo nên chỗđứng và phong cách độc đáo cho từng nhà văn. Các công trình nghiên cứu về ngônngữ nghệ thuật giúp định hình rõ nét hơn phong cách nghệ thuật của từng nhà văn vàkhẳng định vị trí của họ trên diễn đàn văn học. Qua đó cũng giúp chúng ta tìm hiểuthêm về đặc điểm ngôn ngữ văn học của từng thời kì.1.3 Các nghiên cứu tập trung chủ yếu về nội dung tư tưởng, phương diện nghệthuật , còn ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố là khoảng trống chưa được đề cập đến.Do vậy chúng tôi chọn vấn đề này nhằm nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống vềngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU2.1 Đối tƣợng: Đối tượng nghiên cứu luận án là ngôn ngữ nghệ thuật trongsáng tác tiêu biểu của Ngô Tất Tố.2.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát những tácphẩm đặc sắc đã làm nên phong cách nghệ thuật, khẳng định vị trí của nhà văn. Đó làtiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự... của nhà văn trước Cách mạng.3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU3.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng táccủa Ngô Tất Tố nhằm chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, nêu bậtnhững nét riêng độc đáo tạo nên phong cách nghệ thuật của ông, đồng thời cũng xácđịnh rõ vị trí và những đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn xuôi2hiện đại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế về ngôn ngữnghệ thuật trong sáng tác của nhà văn.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứuĐể làm rõ mục tiêu nghiên cứu, luận án đã thực hiện các nhiệm vụ sau: [1]Giới thuyết các vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật; [2] Tổng quan tình hìnhnghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trên thế giới và Việt Nam, về nghiên cứu Ngô TấtTố; [3] Khảo sát, thống kê, nhận diện các đặc điểm ngôn ngữ và các nguyên tắc tổchức ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố; [4] Tìm hiểu, phân tích ngôn ngữ nghệthuật của Ngô Tất Tố ở các phương diện: ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật vàmột số phương tiện nghệ thuật tiêu biểu ...[5] So sánh ngôn ngữ nghệ thuật của NgôTất Tố với các nhà văn cùng giai đoạn văn học. Từ đó, tìm ra những nét riêng vànhững đóng góp của tác giả đối với tiến trình ngôn ngữ của văn xuôi Việt Nam.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả: Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật củaNgô Tất Tố đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệpsáng tác của nhà văn.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống: Để làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nghệthuật của Ngô Tất Tố chúng tôi đã tìm hiểu, đặt nó trong mối quan hệ logic chặt chẽtừ việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh cá nhân, phát hiện ra nguyên tắctổ chức ngôn ngữ…4.3 Phƣơng pháp thống kê phân loại: Trong luận án chúng tôi đã khảo sátcác vấn đề sau: khảo sát các tác phẩm của Ngô Tất Tố, một số tác phẩm của các nhàvăn hiện thực khác như Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Qua đó thuthập số liệu thống kê, phân tích các đối tượng tương đồng nhằm thấy rõ những điểmchung và những điểm khác biệt của nhà văn Ngô Tất Tố với các nhà văn khác.4.4 Phƣơng pháp so sánh: Trong quá trình tìm hiểu và phân tích từng tácphẩm của Ngô Tất Tố, chúng tôi luôn đặt trong sự so sánh, đối chiếu với các nhà vănkhác, đặc biệt các nhà văn cùng thời nhằm tìm ra những nét riêng, độc đáo của nhàvăn về cách tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật, về phong cách sáng tác.34.5 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này dùng phân tích mộtcách kĩ lưỡng các tác phẩm của Ngô Tất Tố, sau đó tổng hợp khái quát chỉ ra nhữngđặc điểm riêng về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.4.6 Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Ngôn ngữ nghệ thuật có liên quanđến các lĩnh vực khác như: văn học, ngôn ngữ học, văn hóa, thi pháp học, phong cáchhọc... Do vậy chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa họcliên quan để bổ sung, hỗ trợ làm rõ vấn đề nghiên cứu.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN5.1 Luận án là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tốmột cách toàn diện và hệ thống.Luận án tìm hiểu, đánh giá, tổng kết các nguyên tắc sáng tác và nguyên tắc tổchức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Từ đó tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đốichiếu để đưa ra các nhận định về đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn trên cácbình diện cụ thể như: ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật... Đồng thời luận áncũng đưa ra những lý giải về thành công cũng như những hạn chế trong các sáng táccủa Ngô Tất Tố.Luận án góp phần nghiên cứu sâu hơn về phong cách nghệ thuật của Ngô TấtTố, khẳng định vị trí của nhà văn, bổ sung và làm dầy thêm các công trình nghiêncứu về ông. Luận án góp phần tìm hiểu thêm về đặc điểm, tiến trình vận động củangôn ngữ nghệ thuật văn xuôi Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX.5.2 Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên, học sinh,sinh viên khi tìm hiểu, giảng dạy về Ngô Tất Tố.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁNNgoài các phần: phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo;luận án gồm 4 chương sau đây:Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứuChương 2: Những yếu tố tiền đề và nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuậtcủa Ngô Tất TốChương 3: Ngôn ngữ trần thuật và một số phương tiện nghệ thuật tiêu biểutrong sáng tác của Ngô Tất TốChương 4: Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Ngô Tất Tố4CHƢƠNG 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật1.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật và một số thuật ngữ liên quanThuật ngữ ngôn ngữ nghệ thuật rất gần nghĩa với các thuật ngữ ngôn ngữ, ngônngữ văn học, ngôn từ nghệ thuật, lời văn nghệ thuật… Đây là những thuật ngữ có nétnghĩa tương đồng nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau nên cần phân biệt.Ngôn ngữ là gì? ngôn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạchay giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện để bảo lưu và truyền thông tin, làmột trong những phương tiện điều chỉnh hành vi con người. Ngôn ngữ tồn tại dướidạng nói và dạng viết.Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ của văn học: Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ vănhọc là ngôn ngữ được dùng trong các phương tiện thông tin đại chúng [báo chí, phátthanh, truyền hình, xuất bản phẩm], nhà trường, sân khấu, khoa học, văn học, giấy tờquan phương, sự vụ... Còn ngôn ngữ của văn học chính là ngôn từ nghệ thuật làphương tiện thông tin của văn học.Thuật ngữ lời văn nghệ thuật được hiểu là “ dạng phát ngôn được tổ chức mộtcách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôntừ nghệ thuật của tác phẩm văn học” [Nhiều tác giả [2004], Từ điển thuật ngữ vănhọc, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 141]Như vậy thuật ngữ ngôn ngữ nghệ thuật có phạm vi hẹp hơn các thuật ngữ ngônngữ, ngôn ngữ văn học nhưng rộng hơn so với thuật ngữ lời văn nghệ thuật.Ngôn ngữ nghệ thuật là dạng ngôn ngữ được dùng để biểu đạt nội dung hình tượngcủa các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ [ sáng tác lời truyền miệng và văn học viết]. Ngônngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, mang cá tínhsáng tạo của nhà văn, có ảnh hưởng bởi trào lưu, giai đoạn văn học.Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật: Trong luận án này, chúng tôi phân tích kĩ3 đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật mà theo chúng tôi mang nét đặc trưngcủa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ văn xuôi. Đó là: tính hình tượng, tính truyềncảm, tính cá thể.51.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôiNgôn ngữ thơ và văn xuôi: Ngôn ngữ thơ tuân theo các lề luật, ngôn ngữ vănxuôi thể hiện một cấu trúc ngữ pháp, gần với ngôn ngữ tự nhiên.Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ tựnhiên. Ngôn ngữ nghệ thuật văn xuôi bao gồm các thành phần cơ bản: ngôn ngữ trầnthuật và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật bao gồm: lời tả, lời kể, lời trữ tìnhngoại đề. Ngôn ngữ nhân vật gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.1.1.3 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật.Trên thế giới, đầu thế kỉ XX, trường phái hình thức Nga vào đã nghiên cứu vềngôn ngữ thơ; những năm 90, xu hướng nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trongmối quan hệ với phong cách nhà văn bắt đầu được quan tâm đến. Các nhà nghiên cứuXô Viết khi tìm hiểu về phong cách của nhà văn đã khẳng định vai trò không nhỏ củangôn ngữ nghệ thuật như: M. Bakhtin, Turin V. Vinogradov ...Ở Việt Nam, nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật cũng đã bắt đầu manh nha từnhững năm 90 của thế kỉ trước. Nhưng đó chỉ là những nghiên cứu đơn lẻ chứ chưathành một quan điểm tiếp nhận văn chương hay một xu hướng nghiên cứu văn học.Những công trình nghiên cứu mang dấu ấn cá nhân, mang tính dự cảm nhiều hơn.Sau này xuất hiện một số công trình ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ vào nghiên cứu tácgiả như: Phan Ngọc với công trình “ Tìm hiểu phong cách Nguyến Du qua TruyệnKiều” [1985], Đỗ Lai Thúy “ Con mắt thơ” [1992] sau đổi thành “ Mắt thơ” [2000].Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền đã dành một chương viết về ngôn ngữ nghệ thuậtcủa chủ nghĩa hiện thực trong cuốn sách “ Chủ nghĩa hiện thực trong văn học ViệtNam nửa đầu thế kỉ XX”. Những năm gần đây, với sự gia tăng về số lượng các luậnán nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các cơsở đào tạo khác cũng cho thấy đây là hướng nghiên cứu đúng và ngày càng đượcquan tâm.Sơ lược tìm hiểu các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn,chúng tôi nhận thấy: ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là “ chìakhóa” để mở cánh cửa bước vào tác phẩm văn học để từ đó khám phá, tìm hiểu thếgiới hình tượng, nội dung, tư tưởng... của tác phẩm. Ngôn ngữ nghệ thuật là phương6tiện trực tiếp để tìm hiểu tác phẩm nhưng cũng là yếu tố quan trọng hình thành phongcách nhà văn.1.2 Tình hình nghiên cứu về Ngô Tất Tố và ngôn ngữ nghệ thuật của NgôTất Tố1.2.1 Các nghiên cứu về Ngô Tất TốCác công trình tiêu biểu như: Bước đường phát triển tư tưởng và nghệ thuật củaNgô Tất Tố của Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ, Ngô Tất Tố, nhà văn hóa lớn củaHoài Việt sưu tầm và biên soạn [ NXB Văn hóa 1993] , Ngô Tất Tố với chúng ta củaMai Hương sưu tầm và biên soạn [ NXB Hội nhà văn, 1993], Di sản báo chí Ngô TấtTố, ý nghĩa lý luận và thực tiễn [ Phan Cự Đệ chủ biên], Ngô Tất Tố, về tác gia và tácphẩm, Ngô Tất Tố một sự nghiệp lớn về văn học và báo chí [Trần Thị Phương Lan]...Ngoài ra còn một loạt các bài nghiên cứu khái quát về tác giả trong các giáo trìnhgiảng dạy như Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Phan Cự Đề chủ biên [ 2004], Giáo trìnhvăn học Việt Nam hiện đại, tập 1, Trần Đăng Suyền chủ biên [ 2015]....Các vấn đề nghiên cứu:Về cuộc đời, con người, hoàn cảnh sống, những ảnh hưởng tới sáng tác của nhàvăn.Tác giả của nhóm bài viết này là các nhà nghiên cứu phê bình đã trực tiếp gặpgỡ, tiếp xúc với Ngô Tất Tố, là đồng nghiệp, bạn bè của nhà văn như Đỗ NgọcToại, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyên Hồng, Vũ Ngọc Phan,Hoàng Trung Thông, Kim Lân, Đinh Gia Viễn,Về sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố : Nghiên cứu kĩ các tài liệu chúng tôinhận thấy các tác giả, các nhà phê bình văn học có những điểm chung khi đánh giá về nhàvăn Ngô Tất Tố như sau:Thứ nhất:Các nghiên cứu đều khẳng định: Ngô Tất Tố là nhà văn hàng đầu củatrào lưu hiện thực phê phán, nhà văn của người nông dân.Thứ hai: Các nghiên cứu đề cập đến sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thốngvà hiện đại, giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, sự thích ứng thời cuộc trongmột số sáng tác của Ngô Tất Tố.Thứ ba: Các nghiên cứu tập trung bàn về một số phương diện nghệ thuật trong cácsáng tác của Ngô Tất Tố: nghệ thuật xây dựng cốt truyện; nghệ thuật xây dựng nhân vật...71.2.2 Các nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Ngô Tất TốCác ý kiến bàn về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn không nhiều, không tậptrung nhưng có thể kể đến một số nhận định tiêu biểu của các nhà nghiên cứu như:Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ, Hoài Việt, Nguyễn Đức Bính, Trần Đăng Suyền, LêThị Đức Hạnh, Lê Thị Thanh Loan...Ngoài ra còn một số luận văn nghiên cứu vềngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố như “ Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết củaNgô Tất Tố” của tác giả Vũ Duy Thanh [năm 2006], “ Ngôn ngữ nghệ thuật của NgôTất Tố” của tác giả Bế Hùng Hậu [năm 2010].Có thể nói, những ý kiến đánh giá và một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữnghệ thuật trong sáng tác của Ngô Tất Tố nêu trên là những gợi ý xác đáng cho chúngtôi khi tiến hành triển khai luận án này.Tiểu kết1.Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật tác giả đã trở thành xu hướng nghiêncứu văn học không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Xu hướng nghiên cứu nàynhằm đánh giá sâu về tác phẩm và tác giả trên chính chất liệu quan trọng của nó.Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nhằm tìm ra những nét riêng độc đáo của nhà văn,giúp người đọc hiểu thêm, định hình rõ nét về phong cách nhà văn.2. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố chúng tôi nhận thấy cácý kiến đều thống nhất, ca ngợi, đánh giá cao về ngòi bút hiện thực phê phán sắc sảo,thẫm đẫm tinh thần nhân văn của ông. Mặt khác các nhà nghiên cứu cũng phát hiệnkhá sắc bén về tính linh động, chuyển hóa, nắm bắt nhanh với thời cuộc của NgôTất Tố, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa cũ, mới. Chính những phát hiệnnghiên cứu này giúp định hướng cho chúng tôi khi tìm hiểu nghệ thuật ngôn từ củaNgô Tất Tố.3.Chúng tôi cũng nhận thấy ở một số bài viết, một số công trình nghiên cứuđã bàn đến một số phương diện nghệ thuật trong sáng tác của Ngô Tất Tố như:nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhânvật điển hình... Một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về lời văn nghệ thuật,ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố. Nhưng chúng tôi cho rằng đây cũng là nétriêng, độc đáo tạo nên phong cách nghệ thuật Ngô Tất Tố nên cần được nghiêncứu và tìm hiểu sâu hơn.8CHƢƠNG IINHỮNG YẾU TỐ TIỀN ĐỀ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC NGÔN NGỮNGHỆ THUẬT CỦA NGÔ TẤT TỐ2.1 Những yếu tố tiền đề2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa và văn họcVề lịch sử xã hội, văn hóa: Ngô Tất Tố sinh ra, lớn lên và dựng nghiệp tronghoàn cảnh lịch sử đặc biệt của xã hội và đất nước những năm đầu thế kỉ trước. Hoàncảnh đó tác động mạnh đến nhà văn. Ngô Tất Tố nhạy cảm trước mọi biến động xãhội, không ngần ngại phơi trần những vấn đề gai góc, những xung đột nổi cộm trongđời sống tinh thần, văn hóa của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ trước.Về văn học nghệ thuật: Đây cũng là giai đoạn sôi động nhất trong lịch sử văn họcViệt Nam. Do hoàn cảnh xã hội nên văn học chuyển mình theo hướng hiện đại hóa thểhiện trên các mặt: cách tân về thể loại, sự thay đổi về quan niệm văn chương, hiện đạihóa nội dung văn học, đổi mới hình thức nghệ thuật…Sự phát triển mạnh mẽ của văn học thời kì này tạo nên mảnh đất màu mỡ, chấtxúc tác quan trọng ươm trồng nên những tài năng văn học trong đó có Ngô Tất Tố.Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy hoàn cảnh riêng của Ngô Tất Tố, những chất riêng tạonên nét khác biệt của nhà văn. Ngô Tất Tố sống và học tập trong nôi văn hóa Nhohọc. Khi cầm bút viết văn là lúc nền văn học nước nhà bước sang thời kì hiện đại hóa,ảnh hưởng lối viết của văn học phương Tây. Cho nên ngòi bút sáng tác của ông thểhiện sự chuyển giao mạnh mẽ giữa mới và cũ, sự hòa trộn giữa văn hóa Á đông vàTây Âu.2.1.2 Hoàn cảnh cá nhân của nhà văn2.1.2.1 Ngô Tất Tố am hiểu tường tận về cuộc sống thôn quê và người nông dânViệt NamNgô Tất Tố sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông sống lâu ở nôngthôn, ông cũng nghèo như những người nông dân nên luôn thông cảm, hiểu cặn kẽ vềhọ. Ngô Tất Tố am hiểu tường tận về cuộc sống của con người vùng thôn quê. Nhàvăn luôn quan sát cặn kẽ, thấu cảm với cuộc sống của người nghèo khổ, những người“thấp cổ bé họng”, bênh vực và cảm thông với nỗi khổ của họ. Có thể nói Ngô Tất Tố9có nhiều thuận lợi để viết về nông thôn bởi vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc về nôngthôn mà ông gắn bó gần như cả đời.2.1.2.2 Ngô Tất Tố là một nhà Nho có vốn Hán học sâu rộngÔng sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Nho học. Ông tìm hiểu kĩ và cóquan điểm rất rõ về Nho giáo. Vốn Nho học ảnh hưởng đến phong cách sống, sựnghiệp sáng tác của nhà văn.2.1.2.3 Ngô Tất Tố - một cây bút sắc sảo trong làng báo thời Pháp thuộcNăm 1926, ông được Tản Đà mời viết cho An Nam tạp chí , ông chính thứcbước vào nghề làm báo. Sau này Ngô Tất Tố tham gia viết cho nhiều tạp chí khácnhư: Thần chung, Đông phương, Phổ thông, Công dân, Hải phòng tuần báo, Tươnglai, Thời vụ, Đông pháp, Hà Nội tân văn... Chính những năm tháng làm báo đã giúpích cho Ngô Tất Tố trong sự nghiệp viết văn. Tính chiến đấu mạnh mẽ, sự sắc sảonhạy bén của người làm báo đã tạo nên những trang văn khỏe khoắn, giàu tính thời sựcủa ông sau này.2.1.2.4 Ngô Tất Tố nhà Nho tiến bộ, có lòng yêu nước thiết tha, đi theo Cách MạngCó thể nói trong thế hệ những nhà nho cuối mùa, Ngô Tất Tố là một trong số ítnhững nhà nho tiến bộ. Ông đã phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo, tiếp thutruyền thống chiến đấu, lạc quan của nhân dân lao động, phấn đấu vươn lên theo kịpthời đại trở thành một nhà nho yêu nước, tiến bộ.2.2 Nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Ngô Tất Tố2.2.1 Phê phán sâu sắc thực trạng xã hội đương thời và những cái lỗi thời cổhủ trên lập trường dân chủ và nhân đạoNhà văn đã dùng ngòi bút của mình phê phán mạnh mẽ thực tại xã hội đươngthời và bày tỏ thái độ cảm thông, thương xót với quần chúng nhân dân lao độngnghèo khổ. Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ miêu tả trong các tác phẩm của ông vừasắc sảo, đanh thép, giàu sức tố cáo, vừa thương cảm, xót xa, chan chứa cảm xúc.Tiểu thuyết Tắt đèn là bản tố cáo sâu sắc chế độ phong kiến đương thời, mộtlòng nhân đạo thiết tha. Tác phẩm dựng lại bức tranh làng Đông Xá trong mùa sưuthuế. Đó là bức tranh u ám,tối tăm, không lối thoát về cuộc sống những người nông dân nông thôn trongchế độ cũ mà gia đình chị Dậu là một gia đình tiểu biểu cho cảnh khổ đó. Tố khổ chongười nông dân, đồng thời nhà văn cũng chỉ ra nguyên nhân gây nên thảm cảnh đó,10chính là chế độ thuế khóa hà khắc, bóc lột của chính quyền thực dân, nạn tham ô độcác của bọn tay sai phong kiến. Ngô Tất Tố dùng ngòi bút của mình dũng cảm vạchtrần bộ mặt xấu xa, độc ác của thế lực thống trị, đồng thời cũng bày tỏ rõ sự đồngcảm sâu sắc với người nông dân, thương xót họ và cảm phục những đức tính của họ.Đọc Tắt đèn ai cũng phải xót thương cho những cuộc đời như chị Dậu, cái Tý. Tắtđèn đề cập đến số phận của phụ nữ và nhi đồng. Đó là vấn đề mà nhà văn lớn giàutinh thần nhân đạo chủ nghĩa thường quan tâm đến như đại thi hào Nguyễn Du đãtừng xót thương cho nàng Kiều - người con gái “ hồng nhan bạc mệnh” trong xã hộicũ.Phóng sự Tập án cái đình và Việc làng ra đời những năm 1939, 1940, nghiêm khắclên án các hủ tục ở hương thôn, lên án tình trạng bọn địa chủ, cường hào lợi dụng hủ tụcđể áp bức bóc lột nông dân, phơi trần cuộc sống khổ cực đen tối của quần chúng nhândân. Tác phẩm là một đòn đánh vào phong trào phục cổ, vạch rõ thực chất bỉ ổi nhữngcái mà người ta đang hò hét cổ vũ. Giá trị của phóng sự chính là ở chỗ tác giả đã miêu tảthực tại một cách chân thực và đã biểu thị thái độ không đồng tình với thực tại ấy, phêphán thực tại ấy. Trong khi đó, không ít nhà văn bấy giờ không nhận ra được âm mưuđen tối của thực dân Pháp, ca ngợi tinh thần phục cổ.Ngô Tất Tố là nhà văn đầy bản lĩnh, có tinh thần chiến đấu dũng cảm, dùng ngòibút của mình để phơi bày những mặt trái của xã hội. Nhà văn cũng thể hiện một cáchnhìn nhận, đánh giá sắc sảo về những vấn đề thời sự bấy giờ như: nạn sưu thuế, chếđộ khoa cử, các hủ tục lạc hậu vùng thôn quê… Điều làm nên sự khác biệt, đáng trântrọng ở Ngô Tất Tố là ở chỗ: phê phán mãnh liệt thực trạng xã hội đương thời vànhững cái lỗi thời cổ hủ nhưng trên lập trường dân chủ và nhân đạo. Khép lại tácphẩm, người đọc vẫn thấy hiện lên một hình ảnh Ngô Tất Tố thâm trầm, kín đáo màthật sâu sắc, giàu lòng thương người.2.2.2 Nguyên tắc đối lập trên cơ sở thái độ yêu, ghét phân minhNgô Tất Tố bộc lộ thái độ yêu ghét phân minh, dứt khoát. Đó là lòng thương yêusâu sắc với những con người “ thấp cổ bé họng”, những người nghèo khổ và sự cămghét khôn cùng với giai cấp thống trị, với kẻ bóc lột. Chính thái độ yêu ghét phânminh đó đã chi phối cách xây dựng hình tượng nhân vật, cách tổ chức ngôn ngữ nghệ11thuật trong các sáng tác của nhà văn. Đó là nguyên tắc đối lập. Mỗi hình ảnh đối lậpmà nhà văn đưa ra trong tác phẩm của mình đều hướng tới một ý đồ nghệ thuật tinhtế và sâu sắc, nhằm bộc lộ thái độ rạch ròi, phân minh của ông trước các sự việc củahiện thực khách quan. Thái độ yêu ghét phân minh chi phối cách thức xây dựng hìnhtượng nhân vật trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố. Đó là nguyên tắc đồng nhất mộtchiều. Nhân vật chính diện được ông miêu tả từ hình thức bề ngoài đến bản chất bêntrong; từ lời nói, cử chỉ, hành động đến tâm hồn, tính cách đều trong sáng, cao đẹp.Ngược lại, nhân vật phản diện hình thức bên ngoài đểu giả, gây phản cảm, còn tínhcách thì độc ác, xấu xa.2.3 Ngô Tất Tố mô tả chi tiết, tường tận, làm rõ bản chất đối tượngNgô Tất Tố khoanh vùng rất rõ phạm vi ngòi bút của mình: cuộc sống khốncùng của những người lao động thôn quê. Ông tập trung khai thác ở mảng đề tài nàyvới những trang viết mô tả chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể , làm rõ bản chất của đối tượng.Trước hết, nhà văn tỏ ra sắc sảo trong việc lựa chọn đối tượng phản ánh. Đó lànạn sưu thuế đẩy người nông dân đến bước đường cùng [ tiểu thuyết Tắt đèn]. Đó lànhững hủ tục lạc hậu đã đè bẹp cuộc đời của những người nông dân khiến họ nghèođói, khốn khổ, không ngóc đầu lên được [ phóng sự Việc làng, Tập án cái đình]. Đólà nạn thi cử thời phong kiến tạo nên những bi kịch không lối thoát của người trí thức[ tiểu thuyết Lều chõng].Tắt đèn xoáy sâu vào cái thứ thuế bất nhân, thuế thân. Với hơn trăm trangtruyện, chỉ xoay quanh chuyện sưu thuế của một gia đình nông dân, nhưng Tắt đèn đãmiêu tả sinh động, hấp dẫn, tường tận bức tranh làng quê Việt Nam trong những ngàythu thuế. Còn phóng sự Tập án cái đình phản ánh những hủ tục kì quái mà chế độthực dân phong kiến duy trì ở nông thôn. Với ngòi bút hài hước, châm biếm sắc sảo,Ngô Tất Tố đã trình bày cặn kẽ, miêu tả tỉ mỉ, sinh động những hủ tục lệ tế thần kìquái ở nông thôn. Mỗi thiên phóng sự là một cảnh tượng độc đáo, hấp dẫn, tất cả đềukì quặc, vô nghĩa lý đến quái gở, đều là mê tín nhảm nhí. Đến phóng sự Việc làng, talại bắt gặp những cảnh tượng khác. Đó là những hủ tục lạc hậu nặng nề đã làm cho xãhội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng trở nên u ám, tối tăm, cuộc sống của conngười bị ám ảnh, đè bẹp mọi ước mơ, và luôn sống trong cảnh u uất, nghèo đói.12Trong tác phẩm, Ngô Tất Tố ghi chép cụ thể, tỉ mỉ các hủ tục phổ biến của nông thônnước ta thời đó. Lều chõng dựng lại đầy đủ, chi tiết về nạn thi cử thời phong kiến.Ngô Tất Tố cho thấy mặt trái của thi cử với những bi kịch đau xót, thương tâm. Chỉvì một tấm bằng, vì ảo tưởng công danh mà những trí thức đã vứt bỏ sĩ khí, nhẫnnhục, hèn hạ, thành kẻ phàm tục.Nguyên tắc lịch sử- cụ thể hóa là nguyên tắc phản ánh chung của các nhà vănhiện thực. Ngô Tất Tố đã tìm lối đi riêng cho các sáng tác của mình. Ông đã lựa chọnmột cách tinh tế và sâu sắc đối tượng phản ánh. Đó là nạn sưu thuế, các hủ tục lạchậu, nạn thi cử trong xã hội phong kiến Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Qua cáctác phẩm của mình, nhà văn đã giúp chúng ta hình dung rõ mồn một về thiên nhiên,cảnh vật, cuộc sống, phong tục tập quán, trường ốc, thi cử... của xã hội Việt Nam bấygiờ. Và đằng sau bức tranh xã hội sinh động, muôn màu đó là hình ảnh Ngô Tất Tốmột nhà văn có vốn hiểu biết sâu sắc về nông thôn, có tài quan sát kĩ càng, tỉ mỉ, cócách nhìn nhận đánh giá về thế giới khách quan hóm hỉnh, thâm thúy.Tiểu kết1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa, văn học nửa đầu thế kỉ XX đã ảnh hưởng tolớn đến ngòi bút sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Hoàn cảnh đó là tư liệu quan trọngcho các trang viết và đồng thời là chất liệu cuộc sống sinh động dệt nên các trang viếtcủa Ngô Tất Tố và các nhà văn cùng thời. Tuy nhiên với những trải nghiệm riêng củahoàn cảnh sống nhà văn bằng sự am hiểu tường tận về thôn quê, cộng với vốn Hán họcsâu rộng, vốn hiểu biết sâu sắc của một nhà Nho trở thành chất xúc tác quan trọngmang đến thành công và phong cách viết độc đáo, riêng biệt của Ngô Tất Tố.2.Từ mục đích viết văn để phơi bày hiện thực đời sống và để bộc lộ nhu cầu cảmxúc cũng như thái độ của mình trước con người và cuộc sống, quá trình sáng tác củaNgô Tất Tố đã hình thành rất rõ nguyên tắc sáng tác của nhà văn. Đó là sự phê phánsâu sắc xã hội đương thời và những cái lỗi thời cổ hủ trên lập trường dân chủ vànhân đạo. Đó là nguyên tắc đối lập biểu hiện thái độ phân minh, rạch ròi, với lòngyêu thương tha thiết những người dân nghèo khổ và nỗi căm giận khôn cùng bọnthống trị bóc lột chứng tỏ thái độ dứt khoát của nhà văn trước hiện thực cuộc sống.13Đó là cách thức mô tả chi tiết, tường tận, làm rõ đối tượng phản ánh một cách cụthể, rõ ràng chứng tỏ sự am hiểu tường tận của nhà văn về hiện thực cuộc sống.Tất cảnhững cách thức trên đều được tác giả thể hiện chân thực, sống động qua từng trangviết. Hiện thực đời sống được phơi trải một cách khách quan, tinh tế, đầy sức thuyếtphục như bản chất vốn có của nó.CHƢƠNG IIINGÔN NGỮ TRẦN THUẬT VÀ MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN NGHỆ THUẬTTIÊU BIỂU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ3.1 Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật3.1.1 Điểm nhìn trần thuậtTrong tiểu thuyết của mình, Ngô Tất Tố chọn cách thức chủ yếu trần thuậtkhách quan theo trường nhìn tác giả và xen kẽ theo quan điểm nhân vật. Với lối trầnthuật theo trường nhìn tác giả, nhà văn chọn cách trần thuật tỉnh táo, cân nhắc trướcsau cho nên những nét vẽ về cuộc sống được chọn lọc kĩ càng, tiêu biểu và giàu sứctố cáo. Với lối trần thuật theo quan điểm nhân vật, nhà văn không hóa thân vào nhânvật mà chỉ nhập cảm, miêu tả cuộc sống bằng cảm xúc, cách nhìn và giọng điệu củahọ nên hiện thực khách quan trong các trang viết của Ngô Tất Tố hiện lên chân thực,sống động. Với những phương thức này đã giúp nhà văn phản ánh hiện thực đượcphong phú hơn, miêu tả hiện thực sâu sắc hơn thông qua cách cảm của nhân vật.3.1.2 Giọng điệu trần thuật3.1.2.1 Giọng xót xa thương cảmTấm lòng yêu thương sâu sắc với những con người khốn khổ thấm đẫm vào cáctrang viết của ông. Đó là thái độ bênh vực, sự ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, nỗi xót xatrước những bất công ngang trái mà người nông dân gặp phải. Các trang viết của ôngphần lớn là giọng điệu xót xa, thương cảm. Điều đó thể hiện qua cách dùng từ ngữ,lựa chọn câu văn, đoạn văn, hình ảnh miêu tả...Ngô Tất Tố sử dụng ở mức độ caonhững từ ngữ, câu văn giàu sắc thái biểu cảm, bộc lộ trực tiếp sự yêu thương cũngnhư nỗi xót xa, đau đớn trước cảnh ngộ đáng thương của người nông dân nghèo khổ.Những từ ngữ như: tiếc thương, rầu rĩ, thê thảm, xót xa.... xuất hiện nhiều trong cáctác phẩm của ông. Nhà văn thường cũng thường sử dụng những đoạn văn dài với một14trường nghĩa để diễn tả trọn vẹn về một trạng thái cảm xúc nhất định của nhân vậtđồng thời thể hiện cảm xúc của mình trước tình cảnh đó. Đặc biệt Tắt đèn xuất hiệnnhiều hình ảnh “ nước mắt” và tiếng khóc. Nước mắt của cái Tý, của thằng Dần, củaanh Dậu. Nhưng nhiều hơn cả là nước mắt của chị Dậu. Nước mắt của chị Dậu thểhiện bản lĩnh con người chị: yêu thương sâu sắc với người thân và không nao núngtrước bọn ác bá, thống trị.Giọng điệu xót xa thương cảm thể hiện quan điểm thái độ của nhà văn với ngườinông dân: tình yêu thương tha thiết, nỗi xót thương cao độ. Tình yêu thương đó thể hiệnchân thực sâu sắc qua các tác phẩm nghệ thuật, thấm đẫm trong từng từ ngữ, đoạn văn,hình ảnh, hình tượng nhân vật... Qua đó Ngô Tất Tố đã chuyển tải tới người đọc nhữngthông điệp sâu xa. Đó là phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân lao động, ngợi ca nhữngphẩm chất tốt đẹp của họ.3.2.1.2 Giọng châm biếm, mỉa maiCảm xúc căm phẫn của Ngô Tất Tố mạnh mẽ, dâng trào qua từng trang viết. Tắtđèn và Lều chõng là bản kết án đanh thép bọn thực dân phong kiến về những thủđoạn thâm hiểm của chúng. Để diễn tả điều đó nhà văn dùng giọng điệu mỉa mai,châm biếm, hóm hỉnh mà sâu cay. Về hình thức biểu đạt, Ngô Tất Tố ít dùng phươngpháp châm biếm phóng đại mà thường dùng bút pháp trào lộng đả kích. Bề ngoài tácgiả có vẻ tán dương, ca tụng đối phương nhưng thực tế lại là châm biếm, đả kích. Nhàvăn cũng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt một lúc như miêu tả, nghị luận, biểucảm để bày tỏ thái độ coi thường, lên án của mình khi nói về thủ đoạn xấu xa của giaicấp thống trị. Sự kết hợp đó đã tạo nên giọng điệu ngôn ngữ rất riêng của Ngô Tất Tố- một nhà văn xuất thân từ Nho học. Đó là giọng châm biếm, mỉa mai nhưng thâmtrầm, kín đáo và sâu sắc.3.2 Đặc điểm ngôn ngữ trần thuậtĐiểm nhìn và giọng điệu nói trên đã chi phối việc lựa chọn ngôn ngữ nghệ thuậtcủa Ngô Tất Tố. Sáng tác của nhà văn cho thấy rõ tính phù hợp, mối quan hệ gắn bógiữa giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật. Giọng điệu chi phối cách thức tổ chức ngônngữ trong các tác phẩm của nhà văn: giọng xót xa thương cảm được thể hiện thôngqua hệ thống các từ ngữ, câu văn, hình ảnh đầy cảm thông, thương xót; giọng châm15biếm mỉa mai được thể hiện qua các từ ngữ, câu văn, hình ảnh mang tính tố cáo mạnhmẽ, qua phương thức biểu đạt thể hiện rõ thái độ đả kích, chua cay... Mặt khác ngônngữ trần thuật cũng bị chi phối bởi vốn sống, vốn văn hóa, vốn hiểu biết của cá nhânnhà văn và của thời đại nhà văn sống. Ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác của NgôTất Tố đa dạng, phong phú, có sự kết hợp hài hòa truyền thống và hiện đại. Ngôn ngữtruyền thống thể hiện cách dùng ngôn ngữ uyên bác của nhà Nho, sử dụng vốn vănhọc dân gian... Ngôn ngữ hiện đại thể hiện ở ngôn ngữ miêu tả mang tính thời sự,giàu sức tố cáo, trong cách sử dụng ngôn ngữ của quần chúng nhân dân.3.2.1 Ngôn ngữ uyên bác của nhà NhoTính truyền thống vẫn in đậm trong sáng tác của nhà văn. Đó là việc vận dụnglinh hoạt lối viết của văn chương truyền thống thông qua tổ chức sự kiện trong ngônngữ trần thuật theo trình tự thời gian; cấu trúc câu văn nhịp nhàng đăng đối theo lốivăn biền ngẫu ; sử dụng từ ngữ thiên nhiên làm thước đo thời gian; sử dụng vốn từngữ Hán Việt phong phú…Lối viết ảnh hưởng của văn học trung đại cùng với vốnHán học uyên bác tạo nên trang viết sắc sảo mà thâm thúy. Nội dung tư tưởng hiệnđại, vấn đề phản ánh là vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội đương thời nhưng đượcdiễn tả bằng hình thức nghệ thuật truyền thống tạo nên nét riêng của Ngô Tất Tố sovới các nhà văn cùng thời. Về mặt ngôn ngữ ông đã có những đóng góp nhất địnhmang đến sự phong phú, đa dạng, phản ánh sự giao thời của văn xuôi hiện đại ViệtNam 1930 – 1945. Tuy nhiên cũng cần khẳng định ở một khía nào đó đây chính lànhững hạn chế trong các sáng tác của Ngô Tất Tố. Ông là một nhà Nho vừa mới bướcsang địa hạt tiểu thuyết nên văn của ông còn mang di tích của Hán học. Đó là sángtác của ông còn ảnh hưởng lối văn biền ngẫu khuôn mẫu, lối kể chuyện theo trình tựthời gian có vẻ khô cứng, không tự nhiên, làm giảm bớt sức tưởng tượng của ngườiđọc...3.2.2 Ngôn ngữ của quần chúng nhân dân được “nâng lên mức nhuần nhị”Trong các sáng tác của mình ông thường khéo léo vận dụng thành ngữ quenthuộc với người nông dân, dùng nhiều từ ngữ gắn với cuộc sống, sinh hoạt làng quêvà công việc nhà nông. Ngô Tất Tố đúng là nhà văn của nông thôn Việt Nam, củanông dân Việt Nam. Sự am hiểu cặn kẽ về cuộc sống, sự rành rọt từng lời ăn tiếng nói16của nhân dân lao động đã thấm vào ông và kết tinh những giá trị văn học. Một trongnhững giá trị đó là việc vận dụng “ đến mức nhuần nhị” ngôn ngữ giản dị của quầnchúng nhân dân lao động, tạo nên những nét đặc sắc riêng cho sáng tác của nhà văn.Vốn ngôn ngữ phong phú của đời sống qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ trởnên đẹp đẽ, sang trọng hơn. Ông góp phần làm giàu thêm vốn ngôn ngữ dân tộc.3.2.3 Ngôn ngữ mang tính thời sự và giàu sức tố cáoNgô Tất Tố vốn là một nhà báo nên ông nắm bắt rất nhanh và chính xáccác vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội. Các tác phẩm của ông đi sâu phản ánh cácsự kiện đáng chú ý của xã hội Việt Nam bấy giờ. Đó là các hủ tục lạc hậu vùng nôngthôn, phong trào phục cổ, chính sách thuế khóa, nạn cho vay nặng lãi... Ngôn ngữ sửdụng để lột tả các vấn đề thời sự trên sắc sảo, mạnh mẽ, giàu tính thời sự và có giá trịtố cáo.Đặt trong bối cảnh xã hội, tình hình văn học những năm đầu thế kỉ XX ta càngtrân trọng những đóng góp, sự cố gắng thay đổi của nhà văn xuất thân từ Nho họcnhư Ngô Tất Tố. Hai yếu tố truyền thống và hiện đại hòa quyện vào nhau trong mỗisáng tác của nhà văn tạo nên dấu ấn riêng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ củavăn chương Ngô Tất Tố nói riêng và văn xuôi hiện đại nói chung.3.3 Một số phƣơng tiện nghệ thuật tiêu biểu trong sáng tác của Ngô Tất Tố3.3.1 Từ láy, từ tượng thanhTrong các sáng tác của mình Ngô Tất Tố thường sử dụng từ láy, từ tượng thanhở mức độ tương đối cao. Việc sử dụng các từ láy, từ tượng thanh một cách chính xác,linh hoạt trong các đoạn miêu tả khiến cho các cảnh được miêu tả trở nên cụ thể, tinhtế, sống động. Những âm thanh ông đưa vào trong tác phẩm của mình là âm thanhsống động, chân thực của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Những âm thanh đógiúp người đọc nhiều thế hệ qua, dù không sống vào thời đó cũng cảm nhận được,nghe thấy rõ mồn một hơi thở của cuộc sống bấy giờ. Đó là một cuộc sống ngột ngạtvới nạn sưu thuế, hủ tục lạc hậu đè nặng.3.3.2 So sánh, nhân hóaNgô Tất Tố luôn ý thức sử dụng phương thức biểu đạt so sánh, nhân hóa nàytrong các sáng tác của mình. Về so sánh, ông thường chọn hình ảnh được đem so17sánh là những sự vật rất đỗi quen thuộc, phổ biến ở các vùng quê Việt Nam. Về nhânhóa, nhà văn thường sử dụng biện pháp nhân hóa, pha thêm chút trào lộng, mỉa maikhiến cho đoạn miêu tả trong sáng tác của nhà văn mang đầy ẩn ý sâu sa. Việc sửdụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong khi miêu tả góp phần làm cho hiện thực đượcphản ánh trở nên chân thực hơn, sống động hơn. Mặt khác nó cũng làm cho ngôn ngữtrần thuật trong các tác phẩm của ông trở nên gần gũi, mới mẻ, mang đậm phong cáchnhà văn.3.3.3 Bút pháp tả cảnh đặc sắcNgô Tất Tố có lối viết văn tả cảnh vui và sinh động, hóm hỉnh. Nhà văn thành côngtrong việc miêu tả cảnh sinh hoạt. Không chỉ vậy, nhà văn khá sắc sảo khi miêu tả cảnhtĩnh. Cảnh trong văn của Ngô Tất Tố gắn với tâm trạng nhân vật. Cảnh trong các sángtác của nhà văn gắn với vẻ đẹp vùng thôn quê, với tâm trạng nhân vật. Cảnh góp phầntạo nên bức tranh sống động của vùng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.Với bút pháp tả cảnh độc đáo, với việc sử dụng biện pháp tu từ chính xác, giàusức biểu cảm, với vốn sống thực tế, óc quan sát tinh tế những đoạn văn tả cảnh trongcác sáng tác của nhà văn góp phần tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn cho tác phẩm.Tiểu kết1. Ngôn ngữ trần thuật trong các sáng tác của nhà văn mang đặc điểm riêng:ngôn ngữ uyên bác của nhà Nho và ngôn ngữ của quần chúng nhân dân được nânglên mức nhuần nhị…thể hiện vốn sống phong phú, óc quan sát tỉ mỉ, tinh tế của NgôTất Tố. Đây cũng là những nét riêng về ngôn ngữ, ít nhà văn cùng thời khác có được.Mặt khác, ta cũng thấy những điểm mới mẻ, tiến bộ, thích ứng nhanh nhà văn mà vốnNho học ăn sâu trong tiềm thức. Yếu tố truyền thống và hiện đại được đan xen, hòaquyện trong các sáng tác của Ngô Tất Tố đem đến những đóng góp nhất định cho giaiđoạn văn học những năm 1930 – 1945, đánh dấu giai đoạn chuyển giao giữa cái mới,cái cũ, giữa văn học phương Đông, văn học phương Tây.2. Ngô Tất Tố dùng hai giọng điệu cơ bản trong khi trần thuật: giọng điệu xótxa, thương cảm và giọng điệu châm biếm, mỉa mai. Giọng điệu trần thuật thể hiệncách nhìn, cách cảm, quan điểm của nhà văn về đối tượng phản ánh. Đó là nỗi thươngxót, đồng cảm với người nông dân, quần chúng lao động và thái độ căm phẫn, phê18phán với thế lực thống trị. Chính điều này khiến cho các tác phẩm của ông có sức tốcáo mạnh mẽ nhưng trên lập trường nhân đạo thiết tha.3. Một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật sử dụng từ ngữ, biệnpháp tu từ… được nhà văn sử dụng chính xác, giàu sức gợi hình, gợi cảm tạo nên giátrị nghệ thuật đặc sắc cho mỗi tác phẩm. Ngôn ngữ trong các sáng tác của nhà văn trởnên đẹp đẽ, phong phú, mang tính biểu cảm cao và gây sức hút với bạn đọc.CHƢƠNG IVNGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ4.1 Ngôn ngữ đối thoạiTrong các sáng tác của mình Ngô Tất Tố sử dụng nhiều ngôn ngữ đối thoại, nólà công cụ giao tiếp giữa các nhân vật, phản ánh tính cách, tư tưởng, suy nghĩ củanhân vật và của nhà văn.4.1.1 Ngôn ngữ đối thoại vừa mang bản chất xã hội, vừa được cá thể hóaCó thể khẳng định Ngô Tất Tố nhìn nhận con người trên bình diện giai cấp vàtrên bình diện xã hội. Trong tác phẩm của mình ông đã thể hiện nhất quán, sắc sảoquan điểm này trong cách dựng hình tượng nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm củanhà văn dù là chính hay phụ cũng đều tiêu biểu cho một loại người, một hạng ngườitrong xã hội đương thời. Tuy nhiên ngoài mang những đặc điểm chung, ngôn ngữ đốithoại của các nhân vật trong sáng tác của nhà văn còn mang tính cá thể hóa cao độ,nhân vật nào ngôn ngữ ấy. Ngôn ngữ đối thoại góp phần bộc lộ cá tính nhân vật.4.1.2 Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính, góp phần làm nổi bật mâu thuẫn,xung độtTrong các sáng tác của nhà văn, tiểu thuyết Tắt đèn xuất hiện nhiều đoạn, nhiềucâu đối thoại hơn cả, hầu như chương nào cũng có đối thoại. Đối thoại trong Tắt đènluôn căng thẳng, đầy kịch tính. Còn trong Lều chõng và một số tác phẩm khác đốithoại chỉ là lời đối đáp bình thường về các vấn đề sinh hoạt, cuộc sống, ít nảy sinhmâu thuẫn gay gắt.Mỗi đoạn đối thoại kịch tính cần đến sự sắp xếp tổ chức ngôn ngữ, xây dựngtình huống có vấn đề, tổ chức lời thoại khéo léo, miêu tả hành động, nét mặt... củanhân vật phù hợp. Qua các đoạn đối thoại giàu kịch tính trên, Ngô Tất Tố lần nữa19khẳng định ngòi bút viết tiểu thuyết già dặn và tài quan sát tuyệt vời. Ngôn ngữ đốithoại góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của nhà văn, đó là phản ánh sâu sắc cácmâu thuẫn của đời sống hiện thực.4.1.3 Ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ đời thườngTrong ngôn ngữ đối thoại các nhân vật của ông hay dùng phương ngữ Bắc Bộ.Chẳng hạn, đối thoại giữa các thành viên trong gia đình chị Dậu rất hay dùng từ “thày” “ u”, có tới 115 lượt sử dụng từ “ u” và 42 lượt sử dụng từ “ thày”. Việc sửdụng ngôn ngữ đời thường và phương ngữ trong các tác phẩm, Ngô Tất Tố đã khắchọa chân thực, sống động vẻ đẹp riêng của từng nhân vật, đồng thời đưa ngôn ngữcủa nhà văn gần gũi với lời ăn tiếng nói của người Bắc Bộ, góp phần quan trọng vàothành công cho những áng văn “ hoàn toàn phụng sự dân quê” của tác giả.4.1.4 Phương thức tổ chức ngôn ngữ đối thoạiNghiên cứu các đoạn đối thoại chúng tôi cũng nhận thấy những thủ pháp riêngcủa nhà văn thể hiện qua tình huống thoại, lời dẫn thoại. Tình huống thoại góp phầntô đậm số phận, tính cách nhân vật, hoàn cảnh khách quan. Ngô Tất Tố đặc biệt xuấtsắc khi tạo dựng những tình huống truyện gây ấn tượng mạnh với bạn đọc. Lời dẫnthoại trong sáng tác của nhà văn để miêu tả tính cách, thái độ của nhân vật và phùhợp với lời thoại sau đó.4.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâmĐộc thoại nội tâm không phải là thế mạnh, sở trường của Ngô Tất Tố. Trong cácsáng tác của Ngô Tất Tố, đặc biệt là hai tiểu thuyết Tắt đèn và Lều chõng số lần xuấthiện độc thoại nội tâm của nhân vật không nhiều. Tiểu thuyết Tắt đèn : 4 lần, tiểuthuyết Lều chõng : 31 lần. Dù vậy những đoạn độc thoại nội tâm trong các tác phẩmtrên cũng mang những nét riêng độc đáo, khẳng định thêm về cây bút tiểu thuyết sắcsảo Ngô Tất Tố.4.2.1 Độc thoại nội tâm theo dòng suy nghĩ đồng nhấtNgô Tất Tố xây dựng nhân vật theo phương thức đồng nhất một chiều. Chính vìvậy nhân vật của ông luôn thống nhất trong tình cảm, suy nghĩ... trong nội tâm vớihành động, cử chỉ, lời nói... bên ngoài. Không chỉ thế, nhân vật của ông thường nhấtquán trong suy nghĩ, nhân vật thường chỉ tập trung nghĩ về một điều gì đó, một mong20muốn gì đó...Độc thoại nội tâm của chị Dậu luôn là những ý nghĩ về chồng và con.Diễn biến tâm lý nhân vật Ngọc trong Lều chõng nhất quán không thay đổi về mộtmong ước duy nhất: lấy chồng đỗ đạt để trở thành bà đề, bà thám.4.2.2 Phương thức tổ chức ngôn ngữ độc thoạiNgôn ngữ độc thoại nội tâm trong các sáng tác của Ngô Tất Tố thường tổ chứcdưới các hình thức như: là lời trực tiếp của nhân vật có thêm từ ngữ “ mách bảo”hoặc gạch đầu dòng; dạng thư từ, đối thoại tưởng tượng; dạng lời đối thoại ngầm;dạng lời nói nửa trực tiếp; sử dụng câu hỏi tu từ...Tiểu kết1. Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Ngô Tất Tố là ngôn ngữ đời sống, nó gắnbó máu thịt với cuộc sống của nhân dân lao động. Nó được khai thác từ chất liệu cuộcsống thực nên nó thật tự nhiên, sinh động, Nó là thứ ngôn ngữ giàu chất khẩu ngữ,phương ngữ của vùng nông thôn Bắc Bộ, là tiếng nói hàng ngày của con người thôn quê.Vì vậy qua ngôn ngữ nhân vật cũng có thể khắc họa phần nào cuộc sống, phong tục, bứctranh làng quê Việt Nam trước đây.2. Ngô Tất Tố nhìn con người trên bình diện xã hội, bình diện giai cấp. Do vậy khidựng hình tượng nhân vật ông nhất quán theo quan điểm này. Nhân vật của ông mangbản chất xã hội, bản chất giai cấp, xấu tốt rõ ràng. Thông qua ngôn ngữ nhân vật nhà vănmuốn chuyển tải quan điểm, cách nhìn của mình về con người trong xã hội.3. Ngôn ngữ nhân vật của Ngô Tất Tố mang tính cá thể hóa cao độ, nhân vật nàongôn ngữ ấy. Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ nhân vật một cách hiệu quả trong việc khắchọa tâm lý, tính cách nhân vật.21KẾT LUẬN1. Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học hiệnthực phê phán và là một tác giả tiểu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nửađầu thế kỉ XX. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật góp phần tìm hiểu phong cáchnghệ thuật của nhà văn và đánh giá những đóng góp của ông cho ngôn ngữ vănxuôi hiện đại Việt Nam đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế về mặt ngôn ngữnghệ thuật của nhà văn.2. Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân, nông thôn Việt Nam. Sáng tác của ôngtràn đầy hơi thở cuộc sống vùng nông thôn Bắc Bộ những năm đầu của thế kỉ trước.Văn của ông giàu tính hiện thực, mang tính tố cáo sâu sắc nhưng thấm đẫm tinh thầnnhân văn. Sáng tác của Ngô Tất Tố mô tả chi tiết tường tận hiện thực phản ánh, phêphán sâu sắc xã hội đương thời và những cái lỗi thời cổ hủ trên lập trường dân chủvà nhân đạo, biểu hiện thái độ phân minh, rạch ròi, với lòng yêu thương tha thiếtnhững người dân nghèo khổ và nỗi căm giận khôn cùng bọn thống trị bóc lột chứngtỏ thái độ dứt khoát của nhà văn trước hiện thực cuộc sống.3. Ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác của Ngô Tất Tố có sự kết hợp hài hòa giữatruyền thống và hiện đại. Yếu tố truyền thống và hiện đại được đan xen, hòa quyện trongcác sáng tác của Ngô Tất Tố đem đến những đóng góp nhất định cho giai đoạn văn họcnhững năm 1930 – 1945, đánh dấu giai đoạn chuyển giao giữa cái mới, cái cũ, giữa vănhọc phương Đông, văn học phương Tây.4. Ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt ngôn ngữ đối thoại là thành tựu nổi bật trongsáng tác của nhà văn. Ngô Tất Tố nhìn con người trên bình diện giai cấp, với thái độyêu ghét rạch ròi nên nhân vật trong các sáng tác nhà văn thể hiện rõ quan điểm này.Ngôn ngữ nhân vật của nhà văn mang tính điển hình hóa cao, vừa mang bản chất giaicấp đồng thời cũng có những nét riêng độc đáo. Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính,góp phần làm nổi bật mâu thuẫn xung đột hiện thực đời sống.5. Mặt khác, việc sử dụng chính xác, phù hợp một số biện pháp nghệ thuật đặcsắc như nghệ thuật sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ… của nhà văn làm tăng sức gợihình, gợi cảm tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc cho mỗi tác phẩm. Ngôn ngữ trong22các sáng tác của nhà văn trở nên đẹp đẽ, phong phú, mang tính biểu cảm cao và gâysức hút với bạn đọc.6. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng Ngô Tất Tố là một nhà Nho, mới tiếp thu vàảnh hưởng của văn học phương Tây, khi chuyển sang sáng tác theo lối hiện đại vẫncòn bỡ ngỡ, loay hoay giữa cũ và mới. Về nội dung, lựa chọn vấn đề phản ánh chúngta thấy sáng tác của ông hoàn toàn hiện đại, mới mẻ, mang tính thời sự cao. Nhưng vềhình thức nghệ thuật đây đó còn chưa “ theo kịp” hoặc chưa chuyển tải hết những vấnđề vận mệnh to lớn mà nội dung đề cập đến. Đó là việc sử dụng lối văn biền ngẫu, từHán cổ khiến câu văn tối nghĩa, khó hiểu. Đó là việc tổ chức sự kiện theo trình tự thờigian gây đơn điệu, nhàm chán. Đó là bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật đôi khi cònđơn giản…

Video liên quan

Chủ Đề