Phản ứng phúc mạc là gì

Phản ứng thành bụng Cảm ứng phúc mạc

Administrator
4 năm trước
X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo
Phản ứng thành bụng Cảm ứng phúc mạc

1. Phân khu ổ bụng
Ổ bụng phía trước được chia thành 9 vùng bởi 2 đường ngang và 2 đường dọc
+ 2 đường ngang: đường trên nối 2 vị trí thấp nhất của cung sườn 2 bên, đường dưới qua 2 gai chậu trước trên
+ 2 đường dọc: qua điểm giữ của xương đòn và cung đùi mỗi bên

Đối chiếu các cơ quan trong ổ bụng: [ hình ảnh]
+ Vùng thượng vị: gan trái, dạ dày tá tràng , mạc nối gan dạ dày. tụy, đám rối thái dương, động tĩnh mạch chủ bụng, ĐM thân tạng, hệ thống bạch huyết.
+ Vùng hạ sườn phải: gan [P], túi mật, đại tràng góc gan , cực trên thận P và tuyến thượng thận P
+ Vùng mạn sườn P: đại tràng lên, thận P, ruột non
+ Vùng hố chậu P: manh tràng, ruột non, ruột thừa, buồng trứng P, Động tĩnh mạch chậu gốc P, hệ thống hạch bạch huyết, 1 phần cơ đáy chậu
+ Vùng hạ vị : ruột non, trực tràng, đại tràng sigma, bàng quang, đoạn cuối niệu quản, ở phụ nữ có thêm tử cung, vòi trứng, dây chằng rộng , d/c tròn, Động tĩnh mạch tử cung.
+ Vùng hố chậu T: đại tràng sigma, ruột non [ đoạn có túi thừa Meckel], buồng trứng T, Động tĩnh mạch chậu gốc T, hệ thống hạch bạch huyết, 1 phần cơ đáy chậu
+ Vùng mạn sườn T: đại tràng xuống, thận T, ruột non
+ Vùng hạ sườn T: lách, 1 phần dạ dày, đại tràng góc lách, đuôi tụy, tuyến thượng thận T, cực trên thận T
Ngoài cách phân chia ổ bụng trên còn có thể chia ổ bụng thành 4 khu, nhưng thường ít áp dụng trên lâm sàng

2. Phản ứng thành bụng
Phản ứng thành bụng là tình trạng cơ thành bụng co lại chống lại lực khám của thầy thuốc. [ta ấn nhẹ bàn tay vào bụng bệnh nhân từ nông xuống sâu.]
Để tránh tình trạng phản ứng thành bụng giả tạo do người khám bệnh gây nên, bàn tay người khám bệnh phải được làm ấm trước khi khám, áp sát toàn bộ bàn tay lên bụng, từ vùng bụng không đau đến vùng bụng bị đau, so sánh tình trạng thành bụng bên đau với bên đối diện.
Phản ứng thành bụng có thể biểu hiện bằng thớ cơ thành bụng căng lại gần như lên gân bụng, nét mặt đau đớn và thể hiện động tác đối kháng như giữ tay người khám lại, gạt tay người khám ra Nguyên nhân phản ứng thành bụng là một phản xạ của thành bụng nhằm bảo vệ các tạng bên trong khi bị tổn thương do sang chấn hay viêm nhiễm.

3. Cảm ứng phúc mạc
Cảm ứng phúc mạc là khi thầy thuốc dùng ngón tay [ hoặc cả lòng bàn tay] ấn sâu từ từ rồi bỏ tay ra đột ngột thì bệnh nhân, đau tăng, rất đau [ đau chói]
Trong những trường hợp này, bụng bệnh nhân thường trướng, vẻ mặt biểu hiện nhiễm trùng nếu trường hợp có mủ trong ổ bụng hoặc nhợt nhạt nếu có máu trong ổ bụng. Nắn bụng rất nhẹ nhàng cũng làm người bệnh không chịu nổi hoặc khi ta bỏ tay đột ngột khỏi thành bụng sau khi ấn sâu vào khiến bệnh nhân đau nảy người lên. Trong một số trường hợp thể hiện kín đáo, tìm các điểm đau xung quanh rốn để phát hiện cảm ứng phúc mạc rất có giá trị. Nếu ta thăm trực tràng, bao giờ cũng phát hiện túi cùng Douglas phồng và đau -> dấu hiệu này rất trung thành và có giá trị
-

Mời bạn ghé thăm: facebook.com/tailieuykhoayhaiduong

30/03/2017
2 ảnh Xem album
Quảng cáo

Chia sẻ:

Danh mục: Triệu Chứng Nội Khoa
Để lại nhận xét

Video liên quan

Chủ Đề